--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại
15:40 | 24/09/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

UNFPA khởi động dự án giảm tình trạng tử vong mẹ tại các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Ngày 24/9, tại Tòa nhà Xanh Liên Hiệp Quốc, Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Merck Sharp & Dohme (MSD) tại Việt nam, MSD for Mothers (MSD vì các bà mẹ) và Bộ Y tế Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết và khởi động Dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau: các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tình trạng tử vong mẹ vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam”.
Mường Chà (Điện Biên) chú trọng phát triển cán bộ nữ đồng bào dân tộc thiểu số Mường Chà (Điện Biên) chú trọng phát triển cán bộ nữ đồng bào dân tộc thiểu số
Là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Điện Biên, Mường Chà có trên 94% dân số là dân tộc thiểu số. Do vậy, công tác đào tạo, quy hoạch và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số là nữ luôn được huyện Mường Chà quan tâm thực hiện và đạt những kết quả tích cực.
Australia tài trợ cho bốn dự án chuyển đổi số tại Việt Nam Australia tài trợ cho bốn dự án chuyển đổi số tại Việt Nam
Mới đây, Chính phủ Australia công bố tài trợ gần 1,4 triệu AUD (đô la Úc) cho 4 dự án ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chuyển đổi số của Việt Nam. Đây là vòng tài trợ thứ ba của Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Australia (Aus4Innovation) hợp tác với Bộ KH&CN.

Tham dự lễ ký kết có bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam; bà Jennifer Cox, Tổng Giám đốc của Merck Sharp & Dohme – MSD HH tại Việt Nam - công ty dược phẩm sinh học hàng đầu thế giới và TS. Mary-Ann Etiebet, đại diện cho quỹ MSD cho các bà mẹ (MSD for Mothers).

UNFPA khởi động dự án giảm tình trạng tử vong mẹ tại các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Các đại diện các tổ chức tại buổi lễ.

Những phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai ở 60 xã dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa của sáu tỉnh khó khăn nhất bao gồm Bắc Cạn, Lai Châu, Sơn La, Đắc Nông, Kon Tum và Gia Lai, sẽ được hưởng lợi từ các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm ngăn chặn tình trạng tử vong mẹ khi có thể phòng ngừa được. Đây là mục tiêu quan trọng của dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tình trạng tử vong mẹ tại các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam” của UNFPA.

Dự án do MSD for Mothers và MSD Việt Nam tài trợ với số tiền 1,2 triệu USD là một trong những sáng kiến ​​quan trọng nhất nhằm giảm tình trạng tử vong mẹ vùng dân tộc thiểu số tại sáu tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên thông qua các can thiệp đổi mới sáng tạo, chú trọng vào những nhu cầu đặc biệt của phụ nữ dân tộc thiểu số, đây là những đối tượng có nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.

UNFPA sẽ phối hợp thực hiện dự án với Bộ Y tế, Sở Y tế sáu tỉnh dự án và các tổ chức xã hội dân sự trong nước trong giai đoạn từ 1/9/2021 đến 30/9/2024. Ngoài đóng góp tài chính từ MSD for Mothers và MSD Việt Nam, UNFPA cam kết tài trợ riêng cho dự án với số tiền 810.000 USD, nâng tổng số tiền tài trợ lên 2.010.000 USD.

Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của người dân trong vòng 20 năm qua, và là một trong sáu quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5 (MDG5) về giảm tình trạng tử vong mẹ vào năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự chênh lệch và bất bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục giữa các dân tộc và vùng miền. Các bằng chứng hiện tại cho thấy mặc dù tỷ lệ tử vong mẹ ở cấp quốc gia đã giảm xuống còn 46 ca tử vong trên 100.000 trẻ đẻ sống, nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao với 100-150 ca tử vong trên 100.000 trẻ đẻ sống ở các vùng miền núi và vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên.

Trong số các ca tử vong mẹ tại khu vực Trung Du và Miền núi phía Bắc, phụ nữ thuộc nhóm dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương chiếm tỷ lệ rất cao, ví dụ như phụ nữ dân tộc Hmông chiếm 60% và phụ nữ dân tộc Thái chiếm 17%. Tại khu vực này, tỷ số tử vong mẹ ở các bà mẹ là người dân tộc Hmông cao gấp 7 lần so với phụ nữ dân tộc Kinh. Hơn một nửa số ca tử vong mẹ xảy ra tại các bệnh viện tuyến huyện và tỉnh do năng lực quản lý các biến chứng thai sản của các cơ sở y tế vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, vị trí địa lý xa xôi, khó tiếp cận, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, rào cản văn hóa và hiểu biết hạn chế về các biến chứng thai sản cũng là những nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong mẹ gia tăng.

Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục toàn diện, có chất lượng và tự nguyện cho đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao năng lực quản lý cấp cứu sản khoa ở các khu vực miền núi; và xây dựng mạng lưới cô đỡ thôn bản ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Dự án cũng sẽ lồng ghép biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 vào chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục hiện có. Trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số, các can thiệp đổi mới sáng tạo cũng bao gồm các can thiệp chăm sóc sức khỏe từ xa, trong đó có các ứng dụng điện thoại thông minh sử dụng internet để cải thiện việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục ở các vùng dân tộc thiểu số. Dự án cũng sẽ thực hiện giáo dục sức khỏe theo hướng đổi mới sáng tạo và huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm thúc đẩy việc sinh con an toàn trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Phát biểu tại sự kiện, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh rằng việc ký kết khởi động Dự án do MSD for Mothers và MSD Việt Nam tài trợ là một bước tiến đánh dấu công tác hỗ trợ của UNFPA cho phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là những đối tượng ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tại Việt Nam.

UNFPA khởi động dự án giảm tình trạng tử vong mẹ tại các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Bà Naomi chia sẻ: “Việc ký kết khởi động Dự án ngày hôm nay thể hiện cam kết của UNFPA trong việc tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đảm bảo quyền và sự lựa chọn cho tất cả mọi người, đồng thời đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục có chất lượng để ngăn chặn tình trạng tử vong mẹ, góp phần vào nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào năm 2030”.

Trong khi đó, bà Jennifer Cox, Tổng Giám đốc của MSD HH tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi tự hào được hợp tác với Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA- một đối tác lâu năm- để khởi động chương trình MSD cho các bà mẹ “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, đầu tư vào các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tử vong mẹ ở các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam, hướng tới đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Chúng tôi tin rằng dự án này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho phụ nữ Việt Nam và tạo nền tảng để phát triển cộng đồng và xã hội cho các thế hệ mai sau.”

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế khẳng định sự ủng hộ của Bộ Y tế đối với dự án. Ông cũng cho biết: “Cải thiện tình trạng sức khỏe của những đối tượng bị bỏ lại phía sau, bao gồm cả người dân tộc thiểu số, là trọng tâm trong chương trình nghị sự về phát triển của Chính phủ. Những bài học kinh nghiệm và thực hành tốt nhất rút ra từ sáng kiến này sẽ giúp Bộ Y tế triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia về sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2021-2025 với tầm nhìn đến năm 2030, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về chăm sóc sức khỏe”.

UNFPA, với tư cách là cơ quan hàng đầu của Liên Hợp Quốc về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, đang nỗ lực hướng tới mục tiêu giúp Việt Nam trở thành quốc gia không có ca tử vong mẹ khi có thể phòng ngừa được, không có nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình nào không được đáp ứng, và không còn bạo lực trên cơ sở giới và không có bất cứ thực hành nào có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Việt Nam nỗ lực thực thi Công ước CERD, đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số Việt Nam nỗ lực thực thi Công ước CERD, đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số
Gia nhập Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) vào năm 1982, Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc, quy định chính của Công ước, nội luật hóa và hiện thực hóa các nguyên tắc và tiêu chuẩn về quyền phổ biến và đặc thù của dân tộc thiểu số trong quản lý nhà nước và trong các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Nhiều chương trình dạy nghề, khởi nghiệp giúp phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang thoát nghèo Nhiều chương trình dạy nghề, khởi nghiệp giúp phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang thoát nghèo
Những năm qua, để đồng hành với phụ nữ dân tộc thiểu số trong công tác giảm nghèo, tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ dạy nghề, khởi nghiệp, tạo điều kiện cho chị em học tập, lao động và vươn lên trong cuộc sống.
Thu Hoài
Nguồn:

Tin bài liên quan

UNFPA tiếp tục hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Thanh Hóa

UNFPA tiếp tục hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 138/QĐ-UBND phê duyệt Văn kiện dự án Duy trì vận hành Mô hình Dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực (Ngôi nhà Ánh Dương) sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA).
WVI hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nâng cao chuỗi giá trị

WVI hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nâng cao chuỗi giá trị

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 10/1/2025 phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ thực hiện dự án “Nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nuôi ong bền vững để tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân” do Tổ chức World Vision International (WVI) Hoa Kỳ - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ.
Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Là một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình nhưng trường TH&THCS Phú Cường lại được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal, diễn ra chiều 22/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Senegal. Cùng dự cuộc gặp có Phó Chủ tịch Quốc hội Senegal Samba Dang.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Ngày 24/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Cuba Gerardo Peñalver Portal đã dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài Anh hùng dân tộc José Martí trong vườn hoa Tao Đàn (Hà Nội).
Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Quảng Ngãi tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025

Ngày 22/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và truyền thông chính sách năm 2025.
Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Tròn 30 năm kể từ khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995, Việt Nam đã, đang khẳng định vị thế là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong cộng đồng khu vực. Những đánh giá tích cực từ các học giả, nhà ngoại giao và đại diện tổ chức quốc tế đã cho thấy vai trò ngày càng nổi bật của Việt Nam trong việc định hình tương lai ASEAN.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.