--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:36 | 27/08/2018 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Vành đai và Con đường: Lỡ giao đất nhưng bị "bùng" tiền đền bù, đổ máu và xáo trộn xã hội

Bị tác động bởi dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, người dân Kenya than thở "đến khi nào mới có ngày bình yên".

Từ bờ biển thanh bình đến thảo nguyên bao la, từ phố thị ồn ào đến những khu ổ chuột xơ xác, Kenya khoác lên mình cả sự quyến rũ lẫn mâu thuẫn của tạo hóa.

Để tăng cường sức mạnh kinh tế, Kenya trở thành một trong những nước tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và hiện đang nhận khoản vay trị giá hàng tỷ USD từ Bắc Kinh, phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nhất từ trước tới nay của đất nước Đông Phi: Hệ thống đường sắt tiêu chuẩn SGR.

Ngày 31/5/2017, giai đoạn đầu của dự án SGR - tuyến đường sắt từ Mombasa tới thủ đô Nairobi đã được thông xe. Tuy nhiên, dự án quy mô lớn này vừa mang đến sự thuận tiện trong giao thông nhưng đồng thời cũng gây ra sự hỗn loạn xã hội ở đây.

Theo VOA (Mỹ), không phải tất cả người dân Kenya đều tỏ ra lạc quan trước sự xuất hiện của con đường này.

Người dân Kenya phản ánh tác động của tuyến đường sắt thuộc sáng kiến Vành đai và con đường

Xáo trộn xã hội

Mariakani là thị trấn nhỏ gần cảng Mombasa, phía Đông Kenya, cũng là một trong những địa phương thi công đầu tiên tuyến đường sắt Mombasa-Nairobi.

Một trường học tại đây đã bị phá dỡ khi dự án được tiến hành cùng cam kết một trường học mới, khang trang hơn sẽ được dựng lên từ doanh nghiệp đường sắt nhà nước Kenya nhưng đến hiện nay, công trình vẫn bị trì hoãn.

Sau bốn năm, học sinh vẫn phải học ở trong những lớp học được dựng tạm.

Công ty đường sắt Kenya cam kết sẽ trả tiền bồi thường cho các hộ gia đình có tài sản đất đai mà tuyến đường sắt chạy qua. Một người bản địa thường được gọi là KTU cho biết, tuyến đường sắt cắt ngang nghĩa trang gia đình ông.

"Gia đình tôi sở hữu mảnh đất này, tôi được tiếp quản nó sau khi cha tôi qua đời", KTU nói.

Ông này cho biết, khi nghe tin tuyến đường sắt mới chạy qua Mariakani, chúng tôi đã rất vui mừng. "Họ nói do đường sắt sẽ chạy qua khu nghĩa trang gia đình tôi nên chúng tôi sẽ được đền bù 500 USD/phần mộ. Họ cũng cho chúng tôi thời gian để di dời phần mộ tới địa điểm mới".

Tuy nhiên, KTU cho hay, các khoản bồi thường không được trao trả đúng thời hạn, hơn nữa công trình thi công gây nhiều tiếng ồn ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của người dân bản địa.

Người dân Kenya phản ánh tác động của tuyến đường sắt thuộc sáng kiến Vành đai và con đường

Grace Kimani - người dân khác chia sẻ: "Bây giờ là 7 giờ tối Chủ nhật nhưng các công nhân vẫn chưa nghỉ tay. Tôi rất muốn hỏi rằng, người dân chúng tôi đến khi nào mới có thể hưởng thụ một ngày yên bình. Tất cả những công việc này khi nào mới kết thúc?".

Grace Kimani sống ở một thị trấn nhỏ mang tên Oloosirkon, phía tây nam của Vườn Quốc gia Nairobi. Đây là nơi đang thi công giai đoạn hai của dự án đường sắt Nairobi-Malaba. Nhà thầu thường xuyên dùng thuốc nổ để phục vụ công tác thi công và điều này đã gây ra những trận động đất cho khu vực.

Cũng theo đó, do ảnh hưởng của các vụ động đất, tường nhà Kimani đã xuất hiện những vết nứt dẫn đến sự lo lắng cho gia đình cô.

"Nhà chúng tôi gần như sắp sập vậy. Vết nứt kia là kết quả của một vụ nổ lớn vào thứ 6 tuần trước. Còn vết này đã tách đôi tường nhà, từ bên ngoài nhìn vào có thể nhìn thấy nhà bếp... Cánh công nhân dự án nói với tôi rằng, các vụ nổ là cần thiết và họ không có cách nào khác", Kimani nói.

David Kadengge mua một mảnh đất dựng nhà cách đây 18 năm về trước, ỏ Oloosirkon có thể phóng tầm mắt ra xa, thấp thoáng là công viên quốc gia Nairobi và thành phố lân cận nhưng do dự án đường sắt, toàn bộ cảnh quan khu vực đã thay đổi.

Anh này nói: "Oloosirkon là một trong những nơi thuận lợi nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Nairobi nhưng khung cảnh này giờ không còn nữa.

Trước đây, chúng tôi có thể nhìn thấy đường chân trời phía thành phố nhưng hiện nay một gò đất cao đã chặn đứng tầm nhìn. Tôi nghe nói, tuyến đường sắt mới cao khoảng 30-40m nên cảnh quan xưa kia có thể sẽ biến thành một bức tường xi măng".

  • vanh dai va con duong lo giao dat nhung bi bung tien den bu do mau va xao tron xa hoi

    Trung Quốc hoan hỉ rót tiền nhưng người châu Phi lại rưng rức: Bao giờ cho đến ngày xưa?

  • vanh dai va con duong lo giao dat nhung bi bung tien den bu do mau va xao tron xa hoi

    Vành đai và Con đường: Miếng bánh của Trung Quốc dẫu có ngon thì Kenya vẫn đang mắc nghẹn

Ngong - thị trấn nhỏ cách thủ đô Nairobo 30km về phía Tây Nam từng là nơi sinh sống của tộc người du mục Maasai. Người Maasai có lịch sử lâu dài gắn liền với vùng đất này.

Tuyến đường sắt Nairobi-Malaba kéo dài tới tận biên giới Uganda đã cắt ngang vùng đất của người Maasai khiến bộ tộc dấy lên sự bất mãn đối với dự án.

Ông Baba - một cao niên tộc Maasai chia sẻ, lịch sử của bộ tộc của ông dài hơn rất nhiều so với sự xuất hiện của tuyến đường sắt và tuy diện tích đất đai không quá lớn nhưng họ đã mất 4ha đất để phục vụ tuyến đường sắt.

Ông này cho hay, họ không được bồi thường, không được ký hợp đồng: "Họ nói chúng tôi phải đợi chính phủ, chúng tôi đã đợi chính phủ suốt từ đó đến nay, đã 1 năm 4 tháng trôi qua nhưng chưa nhận được đồng nào.

Chúng tôi cũng không biết số tiền bồi thường là bao nhiêu. Hàng đêm chúng tôi đều bị đánh thức bởi những tiếng nổ lớn".

Người Maasai cho biết, nhà thầu Trung Quốc cam kết họ sẽ tạo cơ hội việc làm cho người bản địa nhưng sau đó, công nhân tham gia dự án phần lớn lại là người Trung Quốc và người Kenya từ địa phương khác.

Đặc biệt, theo người dân bản địa, họ sở dĩ đồng ý bàn giao đất vì công ty Trung Quốc hứa hẹn sẽ xây dựng những tuyến đường bộ, bệnh viện và hệ thống nước sạch mới cũng như tuyển dụng công nhân là người dân Kenya.

Để đấu tranh cho công ăn việc làm, người địa phương đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, thậm chí có những cuộc xung đột dẫn tới đổ máu. Nổi bật nhất là cuộc đối đầu giữa 200 thanh niên địa phương và các công nhân Trung Quốc.

Theo VOA, tuyến đường sắt tiêu chuẩn SGR mang lại sự thuận tiện và tương lai phát triển cho Kenya nhưng cũng chính nó đã mang lại sự xáo trộn trong cuộc sống người dân bản địa.

Thủy Thu

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Ngày 24/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Cuba Gerardo Peñalver Portal đã dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài Anh hùng dân tộc José Martí trong vườn hoa Tao Đàn (Hà Nội).
Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Phát biểu tại các phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong các ngày 22, 24/7, Đại sứ Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hành động tập thể do Liên hợp quốc dẫn dắt, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp, trong đó có Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình.
Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Tổng Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc (AVCK) và Quỹ Thế giới Yongbong đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) vào ngày 23/7/2025, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Thỏa thuận góp phần tăng cường nguồn lực phục vụ cộng đồng, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt – Hàn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).
Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Dấu ấn 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN dưới góc nhìn quốc tế: Chủ động, trách nhiệm và định hình tương lai khu vực

Tròn 30 năm kể từ khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995, Việt Nam đã, đang khẳng định vị thế là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong cộng đồng khu vực. Những đánh giá tích cực từ các học giả, nhà ngoại giao và đại diện tổ chức quốc tế đã cho thấy vai trò ngày càng nổi bật của Việt Nam trong việc định hình tương lai ASEAN.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới