--> -->
Trang chủ Kinh tế Sản phẩm dịch vụ
16:51 | 21/07/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

VEPR: Khả năng xấu nhất năm 2020 chỉ tăng trưởng 2,2%

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa đưa ra báo cáo kinh tế vĩ mô quý II và sáu tháng đầu năm 2020. Cũng trong báo cáo, VEPR đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam trong năm 2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Muốn nghe hiến kế để có chính sách đặc biệt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Muốn nghe hiến kế để có chính sách đặc biệt
Chính phủ dự kiến 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Chính phủ dự kiến 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế
vepr kha nang xau nhat nam 2020 chi tang truong 22
VEPR: Khả năng xấu nhất năm 2020 chỉ tăng trưởng 2,2%

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia của VEPR đánh giá, nếu bệnh dịch không tái phát trong nước trong thời gian còn lại của năm và hoạt động kinh tế nội địa dần trở lại bình thường nhưng kinh tế thế giới vẫn suy thoái do Covid-19 thì sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.

Mức độ tác động của COVID–19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ nghiêm trọng hơn.

Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 3,8%. Các ngành bị ảnh hưởng nặng nhất bao gồm dịch vụ lưu trú & ăn uống, ngành khai khoáng và ngành kinh doanh bất động sản.

VEPR cũng đưa ra thêm kịch bản bất lợi hơn cho triển vọng phát triển kinh tế. Ở kịch bản này, bệnh dịch trong nước dù vẫn được khống chế hoàn toàn trong thời gian còn lại của năm nhưng bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới tái bùng phát mạnh, các nước phải kéo dài thời gian phong tỏa sang quý 4 năm 2020 dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng và không có khả năng hồi phục trong năm 2020. Với kịch bản này tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 2,2%.

vepr tang truong kinh te ca nam se o muc 22 38
Triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới - Nguồn IMF, WB

Bảo đảm An sinh xã hội và thúc đẩy Đầu tư công

Cũng trong báo cáo của mình, VEPR cũng đưa ra một số khuyến nghị về chính sách để đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế nêu trên.

Theo VEPR, trong trường hợp của Việt Nam việc chủ động cắt giảm các chi phí bắt buộc như phí và hoãn/giảm thuế đối với doanh nghiệp có giá trị kích thích và hỗ trợ kinh tế hiệu quả hơn so với cứu trợ hoặc tài trợ trực tiếp.

Các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất kế sinh nhai do tác động của giãn cách xã hội nên được ưu tiên hàng đầu và cần phải được tiếp tục triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng, trước khi người dân rơi vào những bi kịch không đáng có.

Đặc biệt, lao động trong khu vực phi chính thức cần được quan tâm hơn khi chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất, và có thể nằm ngoài phạm vi được thụ hưởng của các chính sách hiện tại.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần có sự phân loại và tập trung hơn. Việc khoanh/ngưng hoặc miễn giảm các chi phí tài chính như lãi vay và tiền thuê đất nên được áp dụng đối với nhóm doanh nghiệp phải dừng hoạt động; các chính sách hoãn đóng BHXH, giảm tiền thuê đất, giảm lãi vay và khoanh nợ, giãn thu thuế VAT nên được thực hiện với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực nhưng còn hoạt động, nhưng phải có các tiêu chí rõ ràng về các mức độ hỗ trợ để tránh dàn trải.

Còn lại, đối với nhóm các doanh nghiệp ít hoặc không bị ảnh hưởng, hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả, thì nên khuyến khích tín dụng, hết sức tạo điều kiện về môi trường thể chế và chính sách ngành bởi họ là nhóm gánh đỡ cho nền kinh tế trong thời điểm này.

5852 they anh
PGS.TS. Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách trình bày báo cáo tại buổi toạ đàm

PGS.TS. Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho biết "Thúc đẩy đầu tư công trong nửa cuối năm là việc nên làm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đây không nên là việc tăng chi tiêu công một cách dàn trải, vội vàng, thiếu kiểm soát. Việt Nam chỉ nên đẩy nhanh những dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, đã được phê duyệt và đã được bố trí sẵn vốn thực hiện".

VEPR cho rằng Chính phủ không nên biến nguy thành cơ, bằng cách tranh thủ sự đồng thuận của người dân và các ngành-địa phương thúc đẩy các chính sách có tầm nhìn dài hạn nhằm cải thiện nền tảng vĩ mô, môi trường kinh doanh, cơ sở cho niềm tin xã hội để chuẩn bị cho những bất trắc lớn hơn trong tương lai.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Muốn nghe hiến kế để có chính sách đặc biệt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Muốn nghe hiến kế để có chính sách đặc biệt

Sáng nay (2/7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương, đây là sự ...

Ảnh hưởng COVID-19, GDP nửa đầu 2020 thấp kỷ lục Ảnh hưởng COVID-19, GDP nửa đầu 2020 thấp kỷ lục

Theo Tổng cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm chỉ đạt mức tăng trưởng 1,81%, thấp nhất 10 năm qua. ...

Chính phủ đề nghị hoãn tăng lương, điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng Chính phủ đề nghị hoãn tăng lương, điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng

Do tác động của dịch Covid-19, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, thông qua một số chính sách ...

Bình An
Nguồn:

Tin bài liên quan

Mục tiêu tăng trưởng 8% đặt ra thách thức cho ngành điện

Mục tiêu tăng trưởng 8% đặt ra thách thức cho ngành điện

Chính phủ xác định mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo, đặt ra những thách thức nhất định đối với ngành điện lực.
Chuyển đổi số là phương thức thay đổi “luật chơi” khi vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số là phương thức thay đổi “luật chơi” khi vào kỷ nguyên mới

Năm 2025 được dự đoán là năm nhiều biến động và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chuyển đổi số có thể là phương thức giúp thay đổi “luật chơi” để Việt Nam đón kỷ nguyên mới.
Chậm giải ngân đầu tư công: Điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế

Chậm giải ngân đầu tư công: Điểm nghẽn tăng trưởng kinh tế

Đầu tư công đóng một vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, trì trệ trong giải ngân vốn đầu tư công đang là căn bệnh trầm kha kéo dài nhiều năm nay, ảnh hưởng đáng kể tới đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Trump họp với các tập đoàn bán lẻ lớn về chính sách thuế quan; Đại học Harvard kiện chính quyền Trump; Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 22/4.
50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh đến khi là Thượng nghị sỹ danh dự, bà Hélène Luc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.
Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Ngày 21/4, Trung tâm Việt Nam học tại Đại học Ratjabath Udon Thani (tỉnh Udon Thani, Thái Lan) đã tổ chức Lễ Khai giảng chương trình tập huấn tiếng Việt cơ bản dành cho mọi đối tượng năm 2025.
Giao lưu "Việt - Lào chung đỉnh Trường Sơn": Nối dài mạch nguồn đoàn kết

Giao lưu "Việt - Lào chung đỉnh Trường Sơn": Nối dài mạch nguồn đoàn kết

Ngày 20/4, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) tổ chức Chương trình giao lưu "Việt - Lào chung đỉnh Trường Sơn" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục, giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Lào.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao