--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Bình luận
19:03 | 29/09/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng để chuyển mình phát triển nhanh và bền vững

Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Diễn đàn thường niên về cải cách và phát triển (VRDF) diễn ra sáng nay (29/9).
Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cần để quốc tế thấy Việt Nam hội nhập thực sự Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cần để quốc tế thấy Việt Nam hội nhập thực sự
Sri Lanka và Việt Nam hướng tới mối quan hệ song phương bền chặt trong tương lai Sri Lanka và Việt Nam hướng tới mối quan hệ song phương bền chặt trong tương lai
5639 1png
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Diễn đàn thường niên về cải cách và phát triển (VRDF) diễn ra sáng nay (29/9) - Ảnh MPI

Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, VRDF lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Thứ nhất, Việt Nam đang chuẩn bị tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XIII với niềm tin mãnh liệt và hy vọng lớn của người dân cả nước vào một giai đoạn phát triển mới, nhưng cũng đặt ra những trọng trách to lớn đối với các nhà hoạch định chính sách.

Thứ hai, đại dịch Covid-19 đã và đang tác động nghiêm trọng, nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội toàn cầu, đặt ra cho Việt Nam những thách thức lớn nhưng đồng thời cũng đem lại những cơ hội mới cho phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, trước thềm Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc, đạt được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện. Từ một quốc gia kém phát triển, bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, tỷ lệ đói nghèo cao, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành nước thu nhập trung bình vào năm 2010. Quy mô nền kinh tế hiện nay đã tăng hơn 40 lần so với năm 1990. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ khoảng 100 USD trước năm 1990 lên gần 2.800 USD. Chất lượng cuộc sống của Nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, những thành tựu trên đang bị đe dọa bởi thách thức lớn đến từ đại dịch Covid-19. Với tốc độ lây lan nhanh, diễn biến khó lường, đại dịch đã tác động mạnh tới phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Covid-19 đã ảnh hưởng tới tất cả các ngành lĩnh vực, đặc biệt tới ngành dịch vụ, vận tải, du lịch, ăn uống, lưu trú... Nhiều doanh nghiệp đã buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động; hàng loạt lao động bị mất, thiếu việc làm, thu nhập bị giảm sâu, gây khó khăn cho việc bảo đảm an sinh, ổn định xã hội.

2336 thucdaythuongmai
Việt Nam có độ mở lớn về kinh tế và giao lưu thương mại, do đó đang chịu những thiệt hại lớn từ đại dịch. (Ảnh minh hoạ)

Việt Nam có độ mở lớn về kinh tế và giao lưu thương mại, do đó đang chịu những thiệt hại lớn từ đại dịch. Nhưng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và phát huy ý chí, tinh thần dân tộc, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đã chung sức, đồng lòng, sáng tạo, nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt “chống dịch như chống giặc”, vừa quyết tâm duy trì, phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống Nhân dân để “không một ai bị bỏ lại phía sau”.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến nay Việt Nam vẫn kiềm chế, kiểm soát được dịch Covid-19 và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao với mô hình chống dịch hợp lý, hiệu quả, chi phí thấp, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Mặc dù bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch nhưng kinh tế Việt Nam vẫn ổn định, GDP 6 tháng đầu năm 2020 vẫn đạt mức tăng trưởng dương, đạt gần 2%. Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 11,9 tỷ USD.

Theo xếp hạng sức khỏe tài chínhcủa tạp chí The Economist tháng 5/2020, Việt Nam đứng thứ 12/66 nền kinh tế mới nổi, thuộc nhóm An toàntrong bối cảnh đại dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng tự hào, dự báo Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ trong thời gian tới. Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, tạo ra sự bất ổn lớn cả về kinh tế, chính trị và xã hội trên toàn cầu.

Dự báo triển vọng phục hồi kinh tế thế giới sẽ diễn ra chậm, trong khi căng thẳng thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, biến động chính trị tiếp tục gia tăng tác động trực tiếp tới nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những hạn chế, yếu kém nội tại của một nền kinh tế đang phát triển với mức thu nhập trung bình thấp, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn, lao động giá rẻ và khu vực đầu tư nước ngoài.

Do đó, trong ngắn hạn, vấn đề đặt ra là: cần nhanh chóng phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển xuất hiện từ khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để ứng phó với những khó khăn, thách thức trên, Việt Nam cần tận dụng tối đa những lợi thế, nhận diện rõ ràng các cơ hội đang có. Từ góc độ của Việt Nam cũng như đánh giá của giới phân tích quốc tế, chúng tôi nhận thấy, Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng để chuyển mình phát triển nhanh và bền vững.

Với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA và CPTPP, Việt Nam đang có cơ hội lớn để hội nhập, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất thế giới, lựa chọn các dự án FDI có chất lượng để tiến lên các nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi số cũng đang rộng mở, đặc biệt khi kinh tế không tiếp xúc, thương mại điện tử của Việt Nam đã tạo được những bước phát triển nhanh trong đại dịch. Các lĩnh vực đổi mới, sáng tạo cũng có bước tiến mạnh mẽ, vững chắc.

VRDF 2020 diễn ra 2 phiên

Phiên 1 với chủ đề “Covid-19 và hành động của Việt Nam nhằm nắm bắt cơ hội, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu”, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về tổng quan các xu hướng lớn toàn cầu trong thương mại và mạng sản xuất toàn cầu; Tái cơ cấu và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh mới; Nắm bắt cơ hội từ dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu: Hành động của Việt Nam nhằm tăng trưởng bao trùm, thu hút FDI có chất lượng vào Việt Nam và phát triển khu vực kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân.......

Phiên 2 với chủ đề “Chuyển đổi số và chuyển dịch cơ cấu theo hướng bao trùm và bền vững” các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về các nội dung liên quan đến chuyển đổi số mang tính bao trùm: Cơ hội và thách thức; Hành động của Việt Nam nhằm thúc đẩy chuyển đổi số với vai trò động lực cho phát triển bao trùm và bền vững; Hành động của khu vực doanh nghiệp: Mang số hóa đến cho tất cả mọi người; Bảo đảm tính bao trùm của chuyển đổi số.

Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cần để quốc tế thấy Việt Nam hội nhập thực sự Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cần để quốc tế thấy Việt Nam hội nhập thực sự

Sáng ngày 23/9, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam tổ chức chương trình Trao đổi thông tin về chủ đề "Tầm nhìn về ...

Cà Mau: Phát triển nghề cá  bền vững, có trách nhiệm Cà Mau: Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm

Sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền về chống khai ...

Tận dụng tốt cơ chế đặc thù để Hà Nội phát triển nhanh hơn Tận dụng tốt cơ chế đặc thù để Hà Nội phát triển nhanh hơn

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặc biệt lưu ý Hà Nội cần tận dụng tốt những cơ chế, chính sách tài chính - ...

Bình An
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025

Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 235/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 17 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp để thúc đẩy kinh tế tư nhân "bứt tốc"

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp để thúc đẩy kinh tế tư nhân "bứt tốc"

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Thống nhất đầu tư hoàn chỉnh 6 hầm đường bộ trên cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

Thống nhất đầu tư hoàn chỉnh 6 hầm đường bộ trên cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

6 công trình hầm đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 được Bộ Xây dựng đồng ý chủ trương đầu tư hoàn chỉnh cả hai ống hầm để tăng năng lực khai thác, hạn chế nguy cơ ùn tắc trong các dịp cao điểm.

Bình luận

Đọc nhiều

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Ngày 19/5, tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), Lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trang trọng tại Khu tưởng niệm Bác Hồ ở làng Nachok (Bản Mạy), nơi Người từng sống và hoạt động cách mạng từ năm 1928 đến 1930.
32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 18/5, tại sân vận động Redsland TP Saitama, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá của cộng đồng người Việt đang học tập, làm việc và sinh sống tại đây. Giải đấu do Tổ chức giao quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (thuộc ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam).
Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn

Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn

Sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là một bước tiến quan trọng của lịch sử trong công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của MTTQ Việt Nam. Đây không chỉ là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng mà còn là một bước chuyển mình của tất yếu khách quan và phù hợp với thực tiễn cách mạng hiện nay, qua đó góp phần củng cố hơn nữa vị thế của MTTQ Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Bắc Giang, Đồng Nai, TP.HCM: Sôi động các hoạt động đối ngoại nhân dân

Bắc Giang, Đồng Nai, TP.HCM: Sôi động các hoạt động đối ngoại nhân dân

Ngày 18/5, nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân đã diễn ra sôi nổi trên cả nước. Tại Bắc Giang, Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga kỷ niệm 26 năm thành lập, khẳng định mối quan hệ hữu nghị bền chặt giữa hai quốc gia. Trong khi đó, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Đồng Nai và TP.HCM đã tổ chức chuyến thăm Di tích Đoàn 125, tiếp tục thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai nước.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới