--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Chuyên đề
12:06 | 17/04/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Việt Nam lồng ghép giáo dục về quyền con người trong sách giáo khoa

Giáo dục về quyền con người và Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (CRC) đã được Việt Nam lồng ghép trong sách giáo khoa giáo dục tiểu học, đồng thời môn Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cũng đã lồng ghép các nội dung, chủ đề về quyền con người và quyền trẻ em trong giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và pháp luật.
Việt Nam tích cực bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương Việt Nam tích cực bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương
Việt Nam đã thực hiện 82,6% khuyến nghị tại UPR chu kỳ III Việt Nam đã thực hiện 82,6% khuyến nghị tại UPR chu kỳ III

Liên quan đến nội dung thực hiện nghĩa vụ theo các công ước và triển khai các cam kết, hợp tác quốc tế khác liên quan đến quyền con người, theo Báo cáo giữa kỳ tự nguyện của Việt Nam thực hiện các khuyến nghị chấp thuận tại cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III, cho đến nay Việt Nam đã tham gia 7/9 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Việc triển khai các công ước đã đạt được những kết quả toàn diện, được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ bằng hành lang pháp lý và hệ thống chính sách đồng bộ.

 Việt Nam được đánh giá cao khi đưa quyền con người vào giáo dục. Ảnh minh họa: Internet
Việt Nam được đánh giá cao khi đưa quyền con người vào giáo dục. Ảnh minh họa: Internet

Với việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về việc áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể (năm 2019) và Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức (năm 2020), tính đến nay Việt Nam đã tham gia 25 công ước quốc tế về quyền lao động của ILO, trong đó có 7/8 công ước cơ bản. Năm 2019, Việt Nam cũng đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi với nhiều quy định mới bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động, tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, bao gồm các công ước của ILO và Liên hợp quốc về quyền con người mà Việt Nam là thành viên cũng như các Hiệp định CPTPP và EVFTA. Việc nghiên cứu gia nhập Công ước số 87 của ILO về Tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức theo lộ trình đề ra tại Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện CPTPP, với mục tiêu trình gia nhập vào năm 2023.

Việt Nam đang nghiên cứu, xem xét khả năng gia nhập một số công ước quốc tế về quyền con người như Công ước về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di cư và các thành viên gia đình họ (CRMW), Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị mất tích cưỡng bức (CPED), Nghị định thư Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Công ước số 97 của ILO về Di cư vì việc làm và Công ước số 143 về Lao động di cư trong giai đoạn 2026-2030, Công ước 1954 về quy chế người không quốc tịch, Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia…

Việt Nam đã nộp Báo cáo quốc gia lần thứ năm về việc thực thi Công ước CERD (tháng 01/2021); đã nộp Báo cáo giữa kỳ về việc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban CAT vào tháng 10/2020 và Ủy ban Nhân quyền vào tháng 3/2021; hiện đang xây dựng Báo cáo thực hiện Công ước CEDAW lần thứ 9.

Việt Nam luôn chủ trương coi trọng việc đối thoại, hợp tác với các nước, đối tác trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Tại các diễn đàn đa phương như Đại hội đồng Liên hợp quốc, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp vào quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, đề xuất các sáng kiến, hợp tác trao đổi với các nước, các cơ chế liên quan, được các nước ghi nhận, đánh giá cao. Ở cấp độ song phương, Việt Nam tiếp tục tiến hành các cuộc ddối thoại nhân quyền và trao đổi định kỳ về vấn đề nhân quyền với các đối tác quan tâm.

Việt Nam tiếp tục tăng cường trao đổi, hợp tác với Liên hợp quốc và các thủ tục đặc biệt trong các khóa họp thường kỳ của Hội đồng Nhân quyền cũng như thường xuyên có trả lời đối với các đề nghị cung cấp thông tin của các thủ tục đặc biệt. Việt Nam đã mời Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển vào thăm Việt Nam từ năm 2019, tuy nhiên chuyến thăm chưa thực hiện được do điều kiện dịch bệnh.

Năm 2020, với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, Việt Nam đã đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) với ưu tiên thúc đẩy quyền của nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch. Cùng các nước ASEAN, Việt Nam đã dẫn dắt, triển khai Quỹ ASEAN để ứng phó dịch Covid-19; xây dựng Quy chế hoạt động của Kho dự trữ vật tư y tế khu vực; hình thành Khung chiến lược ASEAN trong tình huống khẩn cấp y tế công cộng… để bảo đảm quyền, sức khỏe cho hơn 650 triệu người dân trong khu vực.

Việt Nam đã ban hành các biện pháp triển khai Luật Đặc xá năm 2018, có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 trong đó có các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng, thực hiện quyền và lợi ích chính đáng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Dự kiến năm 2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị cán bộ quản lý trại giam khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 43, trong đó sẽ triển khai hoạt động chia sẻ kinh nghiệm về Luật Đặc xá và tái hòa nhập cộng đồng.

Các dự án, chương trình hợp tác nâng cao năng lực kỹ thuật trong lĩnh vực quyền con người tiếp tục được Việt Nam và một số nước, đối tác phát triển trao đổi, xây dựng và triển khai; trong quá trình đó, sự tham gia của các cơ quan, địa phương và các bên liên quan luôn được bảo đảm.

Lồng ghép giáo dục về quyền con người trong sách giáo khoa tiểu học

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường giáo dục về quyền con người, trong đó tích cực triển khai Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, xác định mục tiêu đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục, đào tạo các cấp tổ chức giáo dục quyền con người cho người học; triển khai các hoạt động nghiên cứu về quyền con người; xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quyền con người tại các trung tâm nghiên cứu và cơ sở đào tạo chuyên sâu.

Giáo dục về quyền con người và Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (CRC) đã được lồng ghép trong sách giáo khoa giáo dục tiểu học; đồng thời, môn Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cũng đã lồng ghép các nội dung, chủ đề về quyền con người và quyền trẻ em trong giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và pháp luật. Các kiến thức về quyền con người được gắn liền với bối cảnh sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với nhận thức xã hội của học sinh qua từng độ tuổi.

Đối với cấp đại học và sau đại học, đặc biệt tại các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành Luật như Viện Nghiên cứu quyền con người (thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Luật Hà Nội (với tổng số gần 25.000 sinh viên), một số khóa đào tạo và các môn học cụ thể đã tích hợp, lồng ghép vấn đề quyền con người; khuyến khích học viên nghiên cứu, tìm hiểu và đào tạo chuyên sâu về vấn đề quyền con người. Hiện Việt Nam cũng đang xây dựng tài liệu giáo dục quyền con người cho sinh viên các cơ sở giáo dục đại học.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang tiếp tục đẩy mạnh đào tạo kiến thức về quyền con người cho các cán bộ công chức, viên chức Nhà nước và địa phương nhằm tăng cường nhận thức, năng lực và hiệu quả ở cơ sở thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

LHQ đánh giá cao Việt Nam trong việc chủ động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người LHQ đánh giá cao Việt Nam trong việc chủ động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Triển khai quyết liệt bằng nhiều giải pháp nhằm phòng, chống mua bán người ở Việt Nam Triển khai quyết liệt bằng nhiều giải pháp nhằm phòng, chống mua bán người ở Việt Nam

Minh Thái
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Ngày 18/7 tại Hà Nội, chương trình “Tiếng hát hữu nghị Việt – Trung 2025” mang đến nhiều tiết mục âm nhạc do nghệ sĩ hai nước cùng thể hiện. Bằng giai điệu và lời ca, chương trình góp phần vun đắp tình hữu nghị và tăng cường gắn kết giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc.
Hành trình hợp tác giữa hai ông lớn Việt – Hàn tạo nên chuẩn mực mới trong nhà bếp Việt

Hành trình hợp tác giữa hai ông lớn Việt – Hàn tạo nên chuẩn mực mới trong nhà bếp Việt

Sự hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Tân Á Đại Thành và thương hiệu Wonang đến từ Hàn Quốc đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chuẩn sống hiện đại cho người Việt - bắt đầu từ chính những chi tiết tưởng chừng nhỏ bé nhất trong gian bếp: chậu rửa.
Việt Nam là điểm du lịch hàng đầu của người Australia

Việt Nam là điểm du lịch hàng đầu của người Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trang tin Sky News (Australia) mới đây đã đăng tải bài viết cho biết Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của du khách Australia.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Sáng ngày 22/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì lễ đón ông Chan Chun Sing, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore sang thăm Việt Nam.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.