--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
21:09 | 13/10/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Việt Nam sẽ chủ động được vaccine, thuốc, sinh phẩm để chuyển sang trạng thái bình thường mới

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ KH&CN, chiều 13/10.
Việt Nam sẽ chủ động được vaccine, thuốc, sinh phẩm để chuyển sang trạng thái bình thường mới
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Sẵn sàng, chủ động vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm để trở lại trạng thái bình thường mới. Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19", trong đó xác định phải thực hiện đồng bộ các giải pháp y tế, hành chính, kinh tế - xã hội. Trong các giải pháp về y tế phải thực hiện đồng bộ cách ly, xét nghiệm, điều trị, vaccine phòng COVID-19.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư thiết bị phòng chống dịch bệnh chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tăng cường năng lực công nghiệp dược, trang thiết bị y tế.

Ngay từ đầu năm 2020, nhiều nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu đã được Bộ KH&CN, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp xác định, tham gia, thực hiện. Tới nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất được nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác chống dịch. Nghiên cứu sản xuất vaccine đã có những bước đi ban đầu rất nhanh, đạt kết quả tốt. Từ giữa năm 2021 chủ yếu tập trung các khâu thử nghiệm lâm sàng, xem xét cấp phép thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Từ giữa năm 2021, các doanh nghiệp tham gia tích cực vào nhận chuyển giao sản xuất sinh phẩm, vaccine, thuốc điều trị COVID-19 và Bộ Y tế đã cấp phép được sử dụng nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm, thuốc. Tới nay, theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam hoàn toàn chủ động được đối với sinh phẩm xét nghiệm theo công nghệ RT-PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên và dự kiến đầu năm 2022 sẽ chủ động được đối với vaccine.

Qua rà soát, các ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất cho rằng đến cuối năm 2021 Việt Nam sẽ chủ động được cơ bản nguồn vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm để đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Việt Nam sẽ chủ động được vaccine, thuốc, sinh phẩm để chuyển sang trạng thái bình thường mới
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ đang xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để phục vụ việc cấp phép cho vaccine phòng COVID-19. Ảnh: VGP

Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã báo cáo về tình hình nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất, cấp phép các loại vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm xét nghiệm.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, vừa qua lãnh đạo Bộ đã họp với Hội đồng Đạo đức nghiên cứu y sinh học quốc gia, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc và các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine…để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, sớm có vaccine sản xuất trong nước.

Hiện Bộ Y tế đang xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để phục vụ việc cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 sản xuất trong nước, có tham khảo chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới.

Về thuốc điều trị, cùng với quá trình thử nghiệm lâm sàng, đánh giá hiệu quả, Bộ cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp dược trong nước làm việc với các đối tác để sớm có bản quyền, nhập khẩu nguyên liệu chuẩn bị sản xuất sau khi các loại thuốc được cấp phép chính thức.

Một số doanh nghiệp đã tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên và sau khoảng một tháng nữa sẽ đi vào hoạt động với giá thành dự kiến rất rẻ.

Việt Nam sẽ chủ động được vaccine, thuốc, sinh phẩm để chuyển sang trạng thái bình thường mới
Các ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất cho rằng đến cuối năm 2021 Việt Nam sẽ chủ động được cơ bản nguồn vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm để đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới. Ảnh: VGP

Thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ KH&CN tiếp tục khẩn trương triển khai chương trình nghiên cứu vaccine cho người đến năm 2030 và các chương trình, nhiệm vụ khoa học phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Cập nhật các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong phòng chống dịch COVID-19, chủ động triển khai các nhiệm vụ KH&CN theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Y tế khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý để thúc đẩy hiệu quả, thiết thực các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu, nhận chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, cấp phép… đặc biệt trong khâu thử nghiệm lâm sàng, cấp phép nhằm sớm chủ động được vaccine, thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị… phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan có dự báo tình hình diễn biến dịch bệnh, nhu cầu các loại vaccine, thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác chống dịch; căn cứ tình hình sản xuất trong nước để có phương án nhập khẩu, mua trong nước cụ thể (trên quy mô cả nước) bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả đồng thời khuyến khích phát triển công nghiệp y dược trong nước.

Đối với vaccine, Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, ban hành, cập nhật hướng dẫn về tiêm vaccine đủ liều cho các lứa tuổi; tiêm tăng cường; tiêm kết hợp các loại vaccine… bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Xây dựng phương án cụ thể về nhập khẩu, mua trong nước đối với từng loại vaccine.

Để tăng độ bao phủ vaccine sớm đưa cuộc sống của nhân dân trở lại trạng thái bình thường mới, Bộ Y tế cần tăng cường chỉ đạo công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 (bao gồm kiểm định, phân bổ, tổ chức tiêm…) bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, công khai minh bạch.

Khẩn trương hướng dẫn tiêm vaccine cho người dưới 18 tuổi và tiêm tăng cường; đánh giá tổng thể nhu cầu vaccine (kể cả cho trẻ em); số lượng, tiến độ giao hàng vaccine đã ký kết nhập khẩu hoặc tiếp nhận viện trợ; tiến độ và công suất sản xuất vaccine trong nước… trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, mua trong nước bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

Về thuốc điều trị, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế khẩn trương cập nhật các phác đồ điều trị từ sớm, điều trị tại nhà trong đó lưu ý kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, thúc đẩy thử nghiệm, cấp phép các loại thuốc điều trị, thuốc bổ trợ đặc biệt là thuốc điều trị từ sớm, điều trị tại nhà. Xây dựng phương án cụ thể nhập khẩu, mua trong nước đối với từng loại thuốc.

Liên quan đến bảo đảm nguồn sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, Bộ Y tế khẩn trương cập nhật, hướng dẫn, cấp phép sử dụng các công nghệ xét nghiệm mới tiện dụng, hiệu quả hơn trên thế giới. Xây dựng phương án cụ thể nhập khẩu, mua đối với từng loại sinh phẩm, thiết bị. Xây dựng phương án người dân tự xét nghiệm. Cập nhật hướng dẫn người dân tự xét nghiệm mẫu đơn, mẫu gộp để định hướng các doanh nghiệp sản xuất các bộ kit xét nghiệm thuận tiện, tiết kiệm nhất.

Ngoài ra, Bộ Y tế khẩn trương bổ sung, cập nhật hướng dẫn sử dụng các loại vật tư, trang thiết bị phù hợp với điều kiện của hệ thống y tế các cấp. Xây dựng phương án cụ thể nhập khẩu, mua trong nước, mua dự phòng các loại vật tư, trang thiết bị cùng với phương án phân bổ trang thiết bị sau dịch bảo đảm chủ động, tiết kiệm nguồn lực. Đồng thời, khẩn trương cập nhật, hướng dẫn sử dụng các công nghệ, sinh phẩm khử khuẩn hiệu quả, ít ô nhiễm môi trường.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ KH&CN theo đúng chức năng, nhiệm vụ, chủ động giải quyết các đề xuất kiến nghị của các địa phương, các cơ sở y tế, các doanh nghiệp về cơ chế mua sắm, ưu đãi, thanh toán… Trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Khẩn trương trình phương án cắt giảm đơn giản hóa quy định kinh doanh Khẩn trương trình phương án cắt giảm đơn giản hóa quy định kinh doanh
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Văn phòng Chính phủ đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý.
Thủ tướng: Chính phủ sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ để đội ngũ doanh nhân vượt qua khó khăn Thủ tướng: Chính phủ sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ để đội ngũ doanh nhân vượt qua khó khăn
Nhân 'Ngày Doanh nhân Việt Nam', hôm nay (13/10), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư gửi đội ngũ doanh nhân trên cả nước. Tạp chí Thời Đại trân trọng giới thiệu toàn văn thư của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ Việt Nam nỗ lực tăng tốc lộ trình chuyển đổi số quốc gia Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ Việt Nam nỗ lực tăng tốc lộ trình chuyển đổi số quốc gia
Tối ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị và Triển lãm thế giới số 2021 (ITU Digital World 2021) với chủ đề “Chung tay xây dựng thế giới số”. Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) tổ chức theo hình thức trực tuyến trên nền tảng số do Việt Nam xây dựng.
Theo Báo Chính phủ/VGP
Nguồn:

Tin bài liên quan

Ấn Độ tìm kiếm cơ hội hợp tác công nghệ số, trí tuệ nhân tạo tại Cần Thơ

Ấn Độ tìm kiếm cơ hội hợp tác công nghệ số, trí tuệ nhân tạo tại Cần Thơ

Ngày 17/6, phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo TP. Cần Thơ, Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya cho biết các doanh nghiệp và trường đại học Ấn Độ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, năng lượng tái tạo và cảng biển.
Khẩn trương tháo gỡ rào cản, phát huy động lực kinh tế tư nhân

Khẩn trương tháo gỡ rào cản, phát huy động lực kinh tế tư nhân

Sáng 26/5, hội thảo khoa học “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế”, do Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam tổ chức, đã thu hút nhiều chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp tham gia. Các tham luận tại hội thảo tập trung làm rõ cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn.
HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược của giai đoạn 2025-2030, HDBank triển khai gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực then chốt này.

Bình luận

Đọc nhiều

Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

Ngày 04/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Đại sứ Chile tại Việt Nam Sergio Narea Guzman nhằm ghi nhận đóng góp tích cực của ông trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giao lưu nhân dân và hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam và Chile.
Phát huy tinh thần “chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả” trong đối ngoại nhân dân Thủ đô

Phát huy tinh thần “chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả” trong đối ngoại nhân dân Thủ đô

Ngày 04/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội (Liên hiệp Hà Nội) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đối ngoại nhân dân 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị xác định công tác đối ngoại nhân dân thời gian tới cần tiếp tục phát huy tinh thần “chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả”, đóng góp tích cực vào công tác đối ngoại toàn diện của Thủ đô và cả nước.
Đà Nẵng: 300 hộ dân vùng lũ nhận quà cứu trợ từ tổ chức Samaritan’s Purse (Hoa Kỳ)

Đà Nẵng: 300 hộ dân vùng lũ nhận quà cứu trợ từ tổ chức Samaritan’s Purse (Hoa Kỳ)

Ngày 04/7, tại xã Thượng Đức (thành phố Đà Nẵng), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức phi chính phủ Samaritan’s Purse (Hoa Kỳ) trao quà cứu trợ cho 300 hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 1 vừa qua.
GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

GNI gieo mầm sống xanh cho 18 ha rừng ngập mặn tại Cà Mau

Từ cuối tháng 6 đến hết tháng 7/2025, hơn 80.000 cây đưng sẽ được gieo trồng trên diện tích hơn 18 ha tại xã Vĩnh Hậu, tỉnh Cà Mau (trước đây là xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nhân rộng giải pháp dựa vào thiên nhiên thông qua phục hồi rừng ngập mặn để cải thiện môi trường tại tỉnh Bạc Liêu” (IONIQ), do tổ chức Good Neighbors International (GNI) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) triển khai.
Tin quốc tế ngày 05/7: Ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 70% với một số quốc gia từ ngày 01/8

Tin quốc tế ngày 05/7: Ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 70% với một số quốc gia từ ngày 01/8

Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 70% với một số quốc gia từ ngày 01/8; Hamas phản hồi tích cực trước đề xuất ngừng bắn 60 ngày... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 05/7.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới