--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
08:06 | 10/05/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Vua Hàm Nghi và "Nghệ thuật lưu đày" được giới thiệu ở Nice

Những ngày này, người dân địa phương và du khách khi đến Nice không chỉ được tận hưởng trời xanh, biển biếc, nắng vàng, mà còn được chiêm ngưỡng tranh, tượng và một số kỷ vật của vua Hàm Nghi, khi bị thực dân Pháp bắt đưa đi lưu đày ở Algérie.
Giao lưu hữu nghị cụm dân cư 2 bên biên giới ấp Vườn Bưởi (Bình Phước) và phum Cooc Tho Mo (Campuchia) Giao lưu hữu nghị cụm dân cư 2 bên biên giới ấp Vườn Bưởi (Bình Phước) và phum Cooc Tho Mo (Campuchia)
Triển lãm nghệ thuật tương tác YOUtopia nâng cao nhận thức cộng đồng về giới Triển lãm nghệ thuật tương tác YOUtopia nâng cao nhận thức cộng đồng về giới
Chú thích ảnh
Một góc triển lãm “Nghệ thuật lưu đày - Hàm Nghi, ông hoàng An Nam (1871-1944)”, tại Nice.

Với chủ đề “Nghệ thuật lưu đày - Hàm Nghi, ông hoàng An Nam (1871-1944)”, cuộc triển lãm nhằm giới thiệu tới công chúng những trang lịch sử nói chung và lịch sử nghệ thuật nói riêng của một vị vua nước Việt ít được biết đến ở trời Tây.

Những bản vẽ, tranh sơn dầu hay màu nước ông sáng tác theo trường phái Ấn tượng, những bức tượng điêu khắc bằng chất liệu đồng, gỗ, thạch cao, những kỷ vật, hình ảnh gắn bó với cuộc đời lưu đày của ông, chiếc áo ông từng mặc và cả tấm hộ chiếu, giấy chứng nhận kết hôn, cũng như các bức thư do các cựu hoàng Khải Định và Bảo Đại gửi cùng nhiều tài liệu khác mà vua Hàm Nghi luôn lưu giữ bên mình lúc sinh thời.… khoảng 150 tranh, ảnh, hiện vật của vua Hàm Nghi đang được trưng bày trong triển lãm “Nghệ thuật lưu đày - Hàm Nghi, ông hoàng An Nam (1871-1944)” diễn ra tại Bảo tàng nghệ thuật châu Á ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp.

Triển lãm là thành quả gần 10 năm sưu tầm, nghiên cứu và tìm kiếm của cô Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi. Nhận thấy các tư liệu, tác phẩm và di sản mang tính lịch sử của cụ cố 5 đời để lại không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn mang ý nghĩa nghệ thuật, cô đã làm luận văn tiến sĩ chuyên ngành lịch sử nghệ thuật về vua Hàm Nghi. Cô cũng chính là tác giả của cuốn sách “Ham Nghi - Empereur en exil, artiste à Alger” (Hàm Nghi - vị Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger ), xuất bản năm 2019 tại Pháp.

Chú thích ảnh
Cô Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, người tổ chức triển lãm.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Pháp về ý nghĩa của cuộc triển lãm, cô Amandine Dabat cho biết, đây là triển lãm đầu tiên về vua Hàm Nghi kể từ khi ông mất. Triển lãm cuối cùng do chính ông tổ chức lúc còn sống diễn ra vào năm 1926, tức là cách đây gần một thế kỷ". Triển lãm “Nghệ thuật lưu đày” được tổ chức với sự phối hợp của Bảo tàng nghệ thuật châu Á ở Nice. Để có được cuộc triển lãm này, cô đã phải liên hệ để mượn các bộ sưu tập và di vật được lưu giữ ở các bảo tàng Guimet, Cernuschi và Rodin tại Paris, cũng như là trong gia đình các hậu duệ của vua Hàm Nghi và bạn bè của ông.

"Chúng tôi muốn giới thiệu tới công chúng, kể cả người Pháp và Việt Nam, một cái nhìn khá trọn vẹn về cuộc đời vua Hàm Nghi, một vị vua yêu nước bị lưu đày, nhưng mang tâm hồn của một nghệ sĩ, một nhà điêu khắc, học trò của những nghệ sĩ nổi tiếng của Pháp như Auguste Rodin", cô chia sẻ.

Chú thích ảnh
Một góc triển lãm “Nghệ thuật lưu đày - Hàm Nghi, ông hoàng An Nam (1871-1944)”, tại Nice.

Ấn tượng với đề tài tiến sĩ của cô Amandine Dabat về vua Hàm Nghi và cũng thấy đề tài này thích hợp để tổ chức triển lãm ở Nice, ông Adrien Bossard, phụ trách Bảo tàng nghệ thuật châu Á tại Nice, đã đề nghị phối hợp để tổ chức sự kiện. "Triển lãm là một sự kiện độc đáo bởi vì vua Hàm Nghi tuy là người châu Á, nhưng lại theo trường phái nghệ thuật ấn tượng châu Âu và phát triển sự nghiệp của mình ở châu Phi", ông nhấn mạnh. Theo ông, triển lãm không chỉ mang đến cho công chúng một cái nhìn mới mẻ và thú vị về châu Á, mà còn mang ý nghĩa lịch sử vì các tư liệu trưng bày nói về một nhân vật dòng dõi vương triều ở Việt Nam, có liên quan đến cuộc chiến tranh Đông Dương và thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp vốn vẫn tồn tại trong ký ức của nhiều người dân.

“Có thể nói đây là một triển lãm khá thành công. Từ khi mở cửa đến nay, trong vòng một tháng rưỡi, chúng tôi đã đón 8.000 khách tham quan và đến khi kết thúc triển lãm vào cuối tháng 6/2022, chúng tôi dự kiến sẽ đón khoảng 25.000 khách”, ông cho biết.

Bà Francoise Cole, một khách tham quan, lần đầu tiên đến bảo tàng này, đã bày tỏ “ấn tượng về triển lãm và những hiện vật có giá trị của một vua Việt Nam cũng như những tác phẩm hội họa và điêu khắc rất độc đáo của vua Hàm Nghi”. Còn bà Véronique thì chia sẻ: “Triển lãm cho tôi có một cái nhìn đa chiều về nhận vật, không chỉ là các kỷ vật của ông, mà cả những bức tranh cũng cho thấy ông là người yêu thiên nhiên, một người thân thiện, chứ không phải là một người xa lạ, lạnh nhạt. Đó là cảm nhận của tôi khi xem triển lãm này”.

Tìm tự do trong nghệ thuật

Chú thích ảnh
Một số hình ảnh của vua Hàm Nghi trong thời gian sống tại Alger (Algerie).

Hàm Nghi (1871 - 1944) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ 8 của triều Nguyễn nhưng chỉ trị vì được 1 năm (1884 – 1885). Sau khi phất cờ khởi nghĩa Cần Vương chống lại việc thành lập chính quyền bảo hộ của Pháp ở Đông Dương, ông đã bị bắt và bị thực dân Pháp đày sang thủ đô Alger của Algéri năm 1888. Khi đó ông mới 18 tuổi. Trong thời gian sống lưu đày, vua Hàm Nghi đã tìm sự khuây khỏa và tự do cho riêng mình trong văn chương, nhiếp ảnh và đặc biệt là trong hội họa, điêu khắc với những họa sĩ, nghệ sĩ điêu khắc bậc thầy của Pháp như Marius Reynaud và Auguste Rodin. Chịu ảnh hưởng của trường phái Ấn tượng và hậu Ấn tượng của châu Âu, các bức tranh của ông chủ yếu vẽ bằng màu nước và sơn dầu, mô tả thiên nhiên, cảnh vật, còn các tác phẩm điêu khắc thường là chân dung các nhân vật, được làm bằng các chất liệu đồng, gỗ và thạch cao.

Chú thích ảnh
Một góc triển lãm “Nghệ thuật lưu đày - Hàm Nghi, ông hoàng An Nam (1871-1944)”, tại Nice.

Năm 1904, vua Hàm Nghi kết hôn với Marcelle Laloe (1884 - 1974), con gái của Chánh án tòa Thượng phẩm tại Alger. Hai người có với nhau 3 người con: Công chúa Như Mai (1905 - 1999), công chúa Như Lý (1908 -2005) và hoàng tử Minh Đức (1910 - 1990).

Cô Amandine Dabat, chắt gái của công chúa Như Lý và là hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, là tiến sĩ Lịch sử Nghệ thuật (Đại học Sorbonne), thạc sĩ Việt Nam học (Đại học Paris-Diderot). Cô cũng là thành viên của Trung tâm Đông Nam Á tại EHESS. Năm 2015, Amandine Dabat bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia (Paris) cũng với đề tài liên quan đến vua Hàm Nghi có tên : Hàm Nghi (1871-1944), Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger. Mới đây quyển sách cô viết về vua Hàm Nghi đã nhận được Giải thưởng Hỗ trợ Sáng tác Văn học của Quỹ Del Duca.

Việt Nam và thành phố Nice (Pháp) tăng cường hợp tác về y tế, giáo dục Việt Nam và thành phố Nice (Pháp) tăng cường hợp tác về y tế, giáo dục
Đẩy mạnh dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ vùng biên giới Đẩy mạnh dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ vùng biên giới
Theo Nguyễn Thu Hà (TTXVN)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Quảng bá ẩm thực cung đình Huế và du lịch Việt Nam tại Pháp

Quảng bá ẩm thực cung đình Huế và du lịch Việt Nam tại Pháp

Ngày 12/5, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Paris, đã diễn ra chương trình quảng bá du lịch Việt Nam với điểm nhấn là trải nghiệm ẩm thực cung đình Huế, nhằm giới thiệu sản phẩm du lịch đặc sắc đến người dân Pháp và cộng đồng quốc tế.
Ý kiến tâm huyết của chuyên gia Việt kiều về điện hạt nhân Việt Nam

Ý kiến tâm huyết của chuyên gia Việt kiều về điện hạt nhân Việt Nam

Chuyên gia khuyến nghị Việt Nam nên xây dựng tường chắn sóng cao tối thiểu 12m, đặt nền móng nhà máy điện hạt nhân cao hơn 20m so với mực nước biển và kết cấu chịu được động đất cường độ cao.
Cầu thủ Việt kiều Cao Pendant Quang Vinh nhập quốc tịch Việt Nam

Cầu thủ Việt kiều Cao Pendant Quang Vinh nhập quốc tịch Việt Nam

Sáng 28/3, tại trụ sở Sở Tư pháp Hà Nội đã diễn ra lễ trao quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với cầu thủ Cao Pendant Quang Vinh.

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Phát huy vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển

Phát huy vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Senegal El Malick Ndiaye, Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Morocco Rachid Talbi Alami, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Senegal và Morocco, tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6, tiến hành các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22-30/7/2025.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới