--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
00:00 | 25/11/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Vùng đặc biệt "5 không" ở Lào Cai thoát nghèo trở thành điểm sáng biên giới

Lào Cai có 3 huyện nghèo nhất cả nước theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Những năm qua, các cấp chính quyền địa phương tỉnh Lào Cai đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Phát triển nông nghiệp để giảm nghèo bền vững Phát triển nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Xác định nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện ...

Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững ở huyện vùng biên Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững ở huyện vùng biên

Xác định chương trình xây dựng nông thôn mới và gắn với giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, tạo động lực phát ...

Từ thôn nghèo nhất huyện Bảo Thắng...

Thôn Nậm Sò, xã Bản Phiệt được thành lập năm 2003 theo chương trình dãn dân ra khu vực biên giới. Ai đã từng tới thôn Nậm Sò vào trước năm 2010 đều chung nhận xét, đây là thôn nghèo nhất huyện Bảo Thắng với 5 không (không đường giao thông, không trạm y tế, không trường học, không có điện, không có nước sạch), đời sống người dân vô cùng khó khăn.

Toàn thôn có 73 hộ, 100% là dân tộc thiểu số (dân tộc Dao và Mông), thì có tới 52 hộ nghèo với thu nhập bình quân đầu người 9 triệu đồng/năm. Kết cấu hạ tầng của thôn còn thiếu. Đơn cử, đường vào thôn là đường mòn dốc núi và không có công trình nhà ở dân cư kiên cố.

ky 2 chia khoa de giam ngheo ben vung
Nậm Sò từng là "vùng lõm" của xã Bản Phiệt, với 5 không: "Không đường giao thông, không trạm y tế, không trường học, không có điện và không có nước sạch", đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

Trưởng thôn Đặng Thị Dẩn nhớ rất rõ vào năm 2003, gia đình bà cùng 27 hộ ở 2 thôn Nậm Sưu, Thủy Điện của xã Bản Phiệt tự nguyện đăng ký chuyển tới Nậm Sò lập nghiệp. Khi đó, các hộ được Nhà nước hỗ trợ dựng nhà mới, san tạo mặt bằng và được bố trí đất sản xuất.

Tiếng là được giao đất nhưng vì là thôn giáp biên nên không ai dám đặt chân tới các khu đồi rậm rạp lau lách quanh thôn vì sợ còn bom, mìn sót lại sau cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Vài năm sau, khi bộ đội công binh làm sạch đất, giải phóng nguy hiểm thì người dân thôn Nậm Sò mới dám khai khẩn đất hoang, ngoài cấy lúa, bà con còn trồng sắn, ngô trên đồi. Đất đai phì nhiêu nên năm sau có thêm mấy chục hộ đăng ký chuyển tới Nậm Sò xây dựng cuộc sống mới.

... đến điểm sáng vùng biên giới

Để tạo vốn ban đầu giúp bà con, khi ấy Nhà nước và chính quyền địa phương đã quyết định hỗ trợ 18 triệu đồng/hộ theo chương trình sắp xếp dân cư biên giới…

Khoảng năm 2010, bà con thôn Nậm Sò bắt đầu chuyển diện tích đất trồng sắn sang trồng dứa để bán cho bạn hàng bên Trung Quốc.

Anh Thào Seo Sai, một hộ dân từ thôn Nàng Cảng, xã Si Ma Cai,, huyện Si Ma Cai về Nậm Sò lập nghiệp cho biết trên báo Lào Cai, trước đây nhà anh thuộc diện hộ nghèo, học theo những hộ dân khác trong thôn trồng dứa, gia đình anh đã có thu nhập tương đối. Cả vụ dứa năm 2018, nhà anh Sai trồng gần 10 vạn gốc dứa, thu nhập lên tới cả trăm triệu đồng. Năm 2019, những đồi dứa mới trồng vẫn đang được gia đình anh chăm sóc, chuẩn bị cho một vụ thu hoạch mới.

"Ngày mới chuyển từ Si Ma Cai về Nậm Sò, gia đình tôi trồng lúa với ngô, nhưng năng suất không cao, cuộc sống rất khó khăn, không đủ ăn; từ đó, gia đình đã tính toàn chuyển sang trồng dứa, nếu trồng nhiều sẽ cho thu nhập cao, năm trước gia đình đã thu được gần 130 triệu đồng tiền bán dứa; có nhiều hộ còn thu tới vài trăm triệu đồng" - Anh Sai chia sẻ.

ky 2 chia khoa de giam ngheo ben vung
Nậm Sò hôm nay đã đổi thay, trong thôn có những biệt thự khang trang của những tỷ phú dứa, tỷ phú chuối.

Đến nay, nhờ làm tốt công tác chuyển đổi giống cây trồng theo hướng hàng hóa mà giờ đây Nậm Sò đã có nhiều mô hình trồng dứa, chuối cho thu nhập hàng chục triệu đồng trên năm, có gia đình trở thành tỷ phú.

Trong thôn có những biệt thự khang trang của những tỷ phú dứa, tỷ phú chuối. Từ con số ban đầu trên 80% hộ nghèo, đến nay cả thôn chỉ còn 3 hộ trong diện cận nghèo và có 26 hộ thuộc diện giàu. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 33,9 triệu đồng/năm, tăng hơn 2 lần so với năm 2011.

Ngoài cây dứa, khoảng 2 – 3 năm nay, để sử dụng hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp tại địa phương, người dân Nậm Sò bắt đầu chuyển sang trồng rừng sản xuất và rừng kinh tế, trong đó, lấy cây quế là cây lâm nghiệp chủ đạo. Đến năm 2018, thôn có 74 hộ nhưng trồng tới 80 ha dứa, sang năm 2019 chỉ còn 60 ha do một số hộ chuyển sang trồng quế.

Cùng với đó, sau hơn 8 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất và đời sống của người dân thôn Nậm Sò đã có sự đổi thay.

Đầu đường dẫn vào thôn có tấm biển mới dựng lên đề dòng chữ: “Điểm sáng biên giới”, cạnh đó là ngôi nhà 2 tầng bề thế, nền rộng hơn 130 m2 của vợ chồng trẻ anh Tẩn Văn Hạnh và Tẩn Thị Thương. Nhiều năm trở lại đây, hai vợ chồng anh chị duy trì sản xuất 14 - 15 vạn gốc dứa, năm nào lãi ít cũng được 250 triệu đồng, cao thì được 350 triệu đồng. Vừa rồi, giá quả dứa thất thường nên anh Hạnh chuyển dần sang đào ao nuôi cá, trồng quế.

Bà Dẩn cho biết, triển khai xây dựng nông thôn mới, được Nhà nước hỗ trợ vật liệu, người dân góp công nên hầu hết các tuyến đường giao thông liên thôn, liên gia ở thôn đã được cứng hóa, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, phát triển kinh tế.

Mô hình hỗ trợ sinh kế giúp Tuần Giáo giảm nghèo bền vững Mô hình hỗ trợ sinh kế giúp Tuần Giáo giảm nghèo bền vững

Phát huy và nhân rộng mô hình sinh kế để giảm nghèo bền vững, đó là cách làm mà Đảng bộ, chính quyền huyện Tuần ...

Điện Biên nỗ lực giảm nghèo Điện Biên nỗ lực giảm nghèo

Là tình miền núi, biên giới, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều với mặt bằng cả nước, do vậy, công tác xóa đói, giảm ...

Khang Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.