
WHO hỗ trợ 6 lọ thuốc điều trị ngộ độc botulinum cho Việt Nam
![]() |
Nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy chăm sóc, tích cực cho bệnh nhân ngộ độc Botulinum (Ảnh: TTXVN). |
Được biết, chiều 23/5, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc trực tiếp với văn phòng WHO tại Hà Nội và đề nghị phía WHO hết sức hỗ trợ thuốc điều trị ngộ độc botulinum cho Việt Nam.
Ngay sau đó, WHO đã quyết định viện trợ khẩn cấp thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent cho các bệnh nhân bị ngộ độc botulinum đang được điều trị tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Với sự nỗ lực của Cục Quản lý dược, các cơ quan chức năng của Việt Nam và sự hỗ trợ rất kịp thời của WHO, 6 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sỹ đã về đến Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 24/5.
Về giải pháp căn cơ, Bộ Y tế cho biết, để chủ động hơn với các thuốc chống ngộ độc nói riêng, các thuốc hạn chế về nguồn cung nói chung, Bộ Y tế đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ; Thủ tướng đã đồng ý và chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.
Trong các giải pháp thực hiện, một giải pháp quan trọng là thành lập các trung tâm tồn trữ thuốc hiếm nguồn cung tại các vùng kinh tế - xã hội và đặc biệt là cơ chế để có thể thanh toán các thuốc hiếm về nguồn cung đã tồn trữ nhưng hết hạn do không phải dùng đến vì không có bệnh nhân.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần hết sức lưu ý, không bảo quản, sử dụng thức ăn đã được chế biến từ lâu, đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ ngộ độc nói chung, ngộ độc độc tố botulinum nói riêng.
Ngộ độc botulinum là ngộ độc do nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum. Ngộ độc này rất hiếm xảy ra, ở Việt Nam và trên thế giới. Nguyên nhân chính là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng, ăn phải các loại thức ăn bảo quản không tốt. Từ năm 2020 đến nay rải rác có một vài ca bệnh/năm, gần đây có 3 ca tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do bệnh này rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm. Vì vậy, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung. Bên cạnh đó giá của thuốc này cũng rất cao. BAT hiện chưa nằm trong danh mục các thuốc được bảo hiểm chi trả.
Tin bài liên quan

WHO: Việt Nam tiến bộ ấn tượng trong bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh

WHO ra mắt nền tảng mới cung cấp thuốc điều trị ung thư miễn phí cho hàng nghìn trẻ em

WHO đặt mục tiêu hoàn tất đàm phán về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch vào năm 2025
Đọc nhiều

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy Liên hiệp hữu nghị Cần Thơ theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Hỗ trợ tổ chức phi chính phủ nước ngoài thích ứng với sắp xếp đơn vị hành chính tại Việt Nam

Khai mạc Trại hè Việt Nam năm 2025: Viết tiếp câu chuyện hòa bình

Hiệp hội Du lịch Việt Nam mở Văn phòng Đại diện tại Seoul: Góp "nhịp cầu" thúc đẩy giao lưu nhân dân
Multimedia
Xem trên
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5%

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm
