
WHO: Kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục
Trong thông báo mới công bố ngày 4/10, WTO cho biết, cơ sở để các chuyên gia của tổ chức này đưa ra con số dự báo lạc quan trên là nhờ sự gia tăng trở lại của các hoạt động thương mại trên thế giới trong năm 2021 sau một năm đình trệ nghiêm trọng do đại dịch Covid-19, đặc biệt rơi xuống mức thấp tồi tệ trong quý II/2020.
Thế nhưng, cơ quan có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) này vẫn cảnh báo nguy cơ đà phục hồi của thương mại toàn cầu chững lại do chịu tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19 và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Các chuyên gia của WTO nhận định, các vấn đề từ phía cung ứng như khan hiếm chất bán dẫn và hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển có thể làm căng thẳng chuỗi cung ứng, nhưng không có khả năng tác động lớn đến đà phục hồi nói chung của kinh tế toàn cầu. Theo họ, rủi ro lớn nhất đe dọa sự phục hồi của thương mại vẫn chính là đại dịch Covid-19.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng Giám đốc WHO, cho rằng thương mại là một công cụ quan trọng trong nỗ lực chống đại dịch và sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế đã cho thấy tầm quan trọng của thương mại trong thúc đẩy khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine phòng Covid-19 đang làm trầm trọng thêm sự phân hóa kinh tế giữa các khu vực trên thế giới.
Tổng Giám đốc WTO nhấn mạnh, tình trạng bất bình đẳng này kéo dài sẽ kéo theo nguy cơ xuất hiện thêm nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn, đe dọa nỗ lực kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và gây tổn hại những tiến bộ kinh tế mà thế giới đạt được.
WTO cũng cho rằng kim ngạch thương mại thế giới trong năm 2022 sẽ đạt mức tăng trưởng 4,7%, tức tăng 0,7% so với dự báo trước đó với mọi hoạt động thương mại sẽ dần quay trở lại mức vào thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Được biết, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thương mại toàn cầu trong năm 2020 đã giảm 5,3%. Ở thời điểm hiện tại, mặc dù các hoạt động kinh tế ở nhiều nước đã được khôi phục khi các nước đã gỡ bỏ các biện pháp hạn chế để phòng dịch, tuy nhiên mức độ phục hồi chưa thể đạt được mức trước khi dịch bệnh bùng phát do gặp nhiều thách thức liên quan đến nguồn nhân lực, chuỗi cung ứng.
![]() Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã hạ mức dự đoán tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam từ 6,7% xuống còn 3,8% trong năm nay. Dù vậy, ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn. |
![]() Đây là nội dung quan trọng trong Nghị quyết số 05-NQ/TU về “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội” vừa được ban hành. |
![]() Đây là nhận đinh trong một báo cáo mới công bố của The Economist Intelligence Unit (EIU), trong bối cảnh sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia. Ngoài ra, dịch Covid-19 có thể khiến hầu hết các nước G7 mất 4 năm để khôi phục tăng trưởng kinh tế. |
Tin bài liên quan

Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới

Việt Nam là địa chỉ cung ứng hàng hóa tin cậy

Xác lập mô hình tăng trưởng mới: Động lực để Việt Nam bứt phá
Đọc nhiều

Củng cố tổ chức, mở rộng đối tác, nâng cao hiệu quả toàn hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Việt Nam tiếp nhận kỷ vật chiến tranh do Mỹ cung cấp

Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Tin quốc tế ngày 18/7: Mỹ đẩy nhanh cung cấp Patriot cho Ukraine theo kế hoạch của Tổng thống Trump

Ông Greg Norman được bổ nhiệm là Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2030
Multimedia
Xem trên
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5%

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm
