
WIPO hỗ trợ Việt Nam thiết lập hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ
![]() |
![]() |
![]() |
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry. |
Vừa qua, tại trụ sở WIPO ở Geneve, Thụy Sỹ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneve, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai, đã có buổi chào xã giao Tổng Giám đốc WIPO, Francis Gurry.
Trong cuộc trao đổi, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định trong 2 nhiệm kỳ công tác Tổng giám đốc Francis Gurry đã có nhiều đóng góp tích cực cho công tác của WIPO. WIPO nói chung và cá nhân Tổng Giám đốc nói riêng đã giúp Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ (IP), đào tạo nhân lực, các dự án hỗ trợ kỹ thuật về phát triển môi trường sở hữu trí tuệ và cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo, nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ.
Đại sứ Tuyết Mai cũng nhấn mạnh cá nhân Tổng giám đốc WIPO, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Đại hội đồng WIPO 2018-2019. Bà Tuyết Mai khẳng định Phái đoàn Việt Nam tại Geneve sẽ tiếp tục tích cực hợp tác chặt chẽ với WIPO, thúc đẩy sự tham gia của Việt Nam trong công tác của WIPO, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội.
Tổng giám đốc Francis Gurry đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa WIPO và Việt Nam thời gian qua. Ông khẳng định Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất địnề IP và thông báo kết quả bước đầu của các dự án hỗ trợ kỹ thuật của WIPO dành cho Việt Nam. Ông cho rằng trong bối cảnh khoa học công nghệ cũng như IP đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, IP đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước. Các hoạt động đổi mới sáng tạo và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng, có nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức lớn lao. Tổng giám đốc hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực cho WIPO.
WIPO được thành lập năm 1967, là một tổ chức quốc tế chuyên môn của Liên hợp quốc (từ 1974), hiện nay có 192 quốc gia thành viên. WIPO hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế cân bằng và hiệu quả, tạo điều kiện cho đổi mới và sáng tạo vì lợi ích của mọi thành viên. WIPO hỗ trợ các chính phủ các nước thành viên, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội hiện thực hóa các lợi ích của sở hữu trí tuệ. Việt Nam gia nhập WIPO từ năm 1976. |
![]() Ngày 30/1, tại Nhà Việt Nam ở thủ đô Washington D.C, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc và Trợ lý Ngoại ... |
![]() Ngày 11/1, tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra lễ trồng hoa sen Oga- loài hoa cao quý của người dân ... |
![]() Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành nêu rõ, đào tạo nhân lực là điểm sáng của quan hệ hợp tác giữa Bộ Công ... |
Tin bài liên quan

Việt Nam thúc đẩy hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam gia nhập Hiệp ước WIPO về buổi biểu diễn và bản ghi âm

3 học sinh Việt Nam trở thành Đại sứ trẻ về Sở hữu trí tuệ của WIPO
Đọc nhiều

Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Đà Nẵng hỗ trợ 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu nâng cấp hạ tầng và an sinh xã hội

Quảng bá ẩm thực cung đình Huế và du lịch Việt Nam tại Pháp

Thuế quan Mỹ - Trung hạ nhiệt: Thị trường phản ứng tích cực, giới chuyên gia vẫn thận trọng
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
