--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
19:31 | 26/07/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

WSJ: TQ đã chuẩn bị chiếm bãi thử hạt nhân và đóng quân trên một dải lãnh thổ Triều Tiên

Theo Wall Street Journal, Trung Quốc đang củng cố tuyến phòng thủ trên hơn 1.400km biên giới với Triều Tiên và tái bố trí lực lượng nhằm ứng phó với một cuộc khủng hoảng tiềm tàng.

WSJ cho hay, nguy cơ khủng hoảng mà Bắc Kinh lo ngại bao gồm khả năng Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên bằng quân sự, sau khi báo cáo của Lầu Năm Góc cho thấy Bình Nhưỡng có thể sắp tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thứ hai.

Tờ này dẫn nhận định của các chuyên gia Mỹ và Trung Quốc, cho rằng mặc dù có quan hệ đồng minh với Bình Nhưỡng trong quá khứ, và nay là quan hệ hữu nghị mật thiết, Bắc Kinh không nhất thiết ủng hộ Triều Tiên chống lại mọi hành động đối địch, nhưng sẽ gìn giữ lợi ích của mình bằng cách ngăn chặn làn sóng tị nạn từ Triều Tiên tràn vào vùng Đông Bắc Trung Quốc nhằm bảo vệ người dân Trung Quốc ở đây.

Cũng theo các chuyên gia, Bắc Kinh đang tăng cường khả năng nhằm giành quyền khống chế các bãi thử hạt nhân của Triều Tiên, và chiếm đóng một dải lãnh thổ phía Bắc nước này, trong trường hợp lực lượng Mỹ hoặc Hàn Quốc bắt đầu áp sát.

Mark Cozad, cựu quan chức tình báo quốc phòng cấp cao của Mỹ về vấn đề Đông Á, nói với WSJ rằng công tác chuẩn bị của Trung Quốc "vượt xa mức độ chỉ kiểm soát một vùng đệm ở Triều Tiên và an ninh biên giới".

"Một khi đề cập nỗ lực từ các thế lực bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và Hàn Quốc nhằm ổn định Triều Tiên, kiểm soát kho vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loại (WMD), thì tôi nghĩ mọi người cần bắt đầu nhìn vào một phản ứng quyết liệt hơn rất nhiều từ người Trung Quốc," ông nói.

Ông Cozad tin rằng nếu xung đột Mỹ-Trung nổ ra thì địa điểm đầu tiên không phải là ở Đài Loan hay biển Hoa Đông, mà là bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc từ lâu đã lo ngại nền kinh tế Triều Tiên bị sụp đổ dưới sức ép cấm vận sẽ khiến quân đội Mỹ có cơ hội tiến lên. Mối quan ngại ở Bắc Kinh về việc Mỹ tấn công Triều Tiên thực sự dấy lên từ ngày 4/7 vừa qua, khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công ICBM có thể phóng tới Alaska.

"Thời gian không còn nhiều," Thiếu tướng Trung Quốc về hưu Wang Haiyun, cựu Tùy viên quân sự tại Moskva, đánh giá. "Chúng ta không thể để ngọn lửa chiến tranh cháy đến Trung Quốc."

Hồi tháng 5, tướng Wang kêu gọi Bắc Kinh "vạch ranh giới đỏ" với Mỹ: Nếu Washington tấn công Triều Tiên khi Trung Quốc chưa đồng ý, Bắc Kinh cũng sẽ can thiệp bằng quân sự.

"Nếu chiến sự nổ ra, Trung Quốc đừng nên ngần ngại chiếm đóng một phần ở phía Bắc của Triều Tiên, kiểm soát các cơ sở hạt nhân của họ và lập vùng an toàn để ngăn làn sóng người tị nạn cùng binh sĩ tan rã tràn sang Trung Quốc," ông Wang nói.

wsj tq da chuan bi chiem bai thu hat nhan va dong quan tren mot dai lanh tho trieu tien

Lính Trung Quốc đi tuần trên đường phố Đan Đông, gần biên giới với Triều Tiên (Ảnh: JIWEI HAN/ZUMA PRESS)

Trung Quốc cải tổ quân đội để bảo vệ lợi ích ở Triều Tiên

Trung Quốc, cũng như Mỹ, đều bị bất ngờ bởi tốc độ phát triển của chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên. Bắc Kinh còn lo ngại hành động của Bình Nhưỡng tác động tiêu cực đến lợi ích an ninh của họ, đặc biệt sau khi Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ Hàn Quốc từ tháng 4.

Bà Oriana Skylar Mastro, trợ lý giáo sư ở Đại học Georgetown, Mỹ, nhận định các lợi ích của Trung Quốc "lúc này đã vượt xa vấn đề người tị nạn", mà còn cả an toàn hạt nhân và tương lai lâu dài của bán đảo.

"Ban lãnh đạo Trung Quốc muốn bảo đảm rằng dù bất kỳ điều gì xảy đến với [Triều Tiên], thì kết quả vẫn có lợi cho mục tiêu của Trung Quốc về vị thế ở khu vực, và không giúp Mỹ mở rộng/nối dài ảnh hưởng," bà Mastro nói với WSJ.

Quân giải phóng nhân dân (PLA) mới đây đã có động thái sáp nhập, di chuyển và hiện đại hóa các đơn vị ở vùng biên giới với Triều Tiên, đồng thời thông báo một số cuộc tập trận của lực lượng đặc biệt, lính dù, cũng như việc cấm lưu thông ở một khu vực trên Hoàng Hải để tổ chức tập trận.

Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc, ông Ngô Khiêm hôm 25/7 không phản hồi trực tiếp về việc các động thái gần đây có liên quan đến tình hình Triều Tiên, mà chỉ cho biết PLA "duy trì tình trạng huấn luyện và sẵn sàng tác chiến bình thường" ở biên giới. Lầu Bát Nhất cũng phủ nhận thông tin triển khai bổ sung hàng ngàn quân đến biên giới Trung-Triều.

Theo WSJ, những thay đổi gần đây của PLA về cơ cấu, trang thiết bị và huấn luyện đều nằm trong khuôn khổ cuộc cải tổ quân đội quy mô lớn do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động, với mục tiêu "đại tu" cơ cấu chỉ huy theo kiểu Liên Xô cũ, và sẵn sàng cho quân đội tác chiến bên ngoài lãnh thổ.

Hải Võ

Nguồn:

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại khu vực biên giới; Tấn công khủng bố tại Iran khiến ít nhất 5 người thiệt mạng; Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng diện rộng; Trung Quốc ban hành cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 27/7.
Tin quốc tế ngày 28/7: Thái Lan - Campuchia đàm phán tại Malaysia; Mỹ - EU đạt thỏa thuận áp thuế 15%

Tin quốc tế ngày 28/7: Thái Lan - Campuchia đàm phán tại Malaysia; Mỹ - EU đạt thỏa thuận áp thuế 15%

Thái Lan - Campuchia đàm phán tại Malaysia về xung đột biên giới; Mỹ và EU đạt thỏa thuận áp thuế 15%... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 28/7.
Chủ tịch nước gửi lời thăm hỏi vụ tai nạn máy bay của Nga

Chủ tịch nước gửi lời thăm hỏi vụ tai nạn máy bay của Nga

Chủ tịch nước Lương Cường vừa gửi đi công điện thăm hỏi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi nghe tin về vụ tai nạn máy bay của Hãng hàng không Angara Airlines tại vùng Amur, Viễn Đông, Liên bang Nga khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Việt Nam - Morocco thúc đẩy ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai hội hữu nghị

Việt Nam - Morocco thúc đẩy ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai hội hữu nghị

Sáng 26/7 theo giờ địa phương, tại thủ đô Rabat, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Morocco - Việt Nam Mustapha El Ktiri trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Morocco. Tại đây, hai bên trao đổi về việc thúc đẩy ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai hội hữu nghị, tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân và đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư.
Chăm lo cho người có công với đất nước là mệnh lệnh từ trái tim

Chăm lo cho người có công với đất nước là mệnh lệnh từ trái tim

"Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn nhất quán quan điểm về người có công với cách mạng là tài sản quý báu của cả dân tộc, là biểu tượng thiêng liêng của lòng yêu nước và đạo lý Việt Nam".
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới