--> -->
Trang chủ Kinh tế Công nghệ
21:11 | 08/10/2021 GMT+7
PV

PV

Theo dõi thoidai.com.vn trên

Xác định mục tiêu để khoa học công nghệ thành trụ cột phát triển KTXH

Sáng 8/10, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 (Chiến lược).
Để duy trì tổ chức Khoa học – Công nghệ gắn với tự chủ Để duy trì tổ chức Khoa học – Công nghệ gắn với tự chủ
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho rằng việc giải thể hay giữ lại tổ chức KH&CN công lập, phải dựa trên định hướng phát triển ngành, lĩnh vực. Các tổ chức KH&CN công lập tồn tại phải đáp ứng được yêu cầu của ngành, tổ chức của mình, giữ vai trò không thể thay thế trong phát triển.
Tích cực xây dựng Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2030 Tích cực xây dựng Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2030
Chú trọng đổi mới tư duy và hành động, chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với quá trình hội nhập quốc tế, nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để phát triển kinh tế số, xã hội số là những điểm quan trọng trong dự thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2030.
Xác định mục tiêu để khoa học công nghệ thành trụ cột phát triển KTXH
Các chuyên gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Dự thảo Chiến lược do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo. Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng là Phó trưởng ban soạn thảo Tổ trưởng Tổ biên tập cho biết, Chiến lược được xây dựng trên tinh thần đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Kết quả nghiên cứu phải đưa vào doanh nghiệp, đem lại giá trị. Muốn làm thế, phải tạo cơ chế để doanh nghiệp có động lực đổi mới công nghệ. Ngoài ra, một trong những mục tiêu của Chiến lược lần này là đưa trường đại học thực sự trở thành chủ thể nghiên cứu mạnh.

Theo ông Duy, Chiến lược xây dựng sát với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó có đổi mới mô hình tăng trưởng. Thay vì tăng trưởng bằng lao động giá rẻ, phải chuyển sang tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. Nội dung chiến lược cũng xây dựng từ việc xác định những xu thế chính của thế giới gồm xu thế toàn cầu hoá, xu thế chuyển đổi số và xu thế về biến đổi khí hậu, các thách thức an ninh phi truyền thống.

Hiện trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong nước chưa bắt kịp với doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp phần đông vẫn đang dừng ở công nghệ 2.0, tự động hoá thấp. Chỉ có một số rất ít doanh nghiệp lĩnh vực tài chính ngân hàng, thông tin truyền thông... có thể ứng dụng robot hay AI. Do vậy, chúng ta phải chọn một số lĩnh vực để làm chủ chứ không đủ năng lực để đi đầu trong 10 năm tới ở tất cả các lĩnh vực công nghệ.

Đưa ra quan điểm xây dựng Chiến lược, GS Chu Đình Thuý, Hội Vật lý Việt Nam cho rằng một số mục tiêu đặt ra đang ở mức cao. Cụ thể, Chiến lược xác định đến năm 2030 có 60 tổ chức KHCN được xếp hàng khu vực và thế giới là quá mức so với thực tế. "Con số này chỉ nên là 30", GS Thúy đóng góp.

Về mục tiêu tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước, ông Thúy cũng cho rằng khó khả thi. "Đặt mục tiêu tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8-10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ cao hơn hẳn mức trung bình của thế giới là 5%", ông Thúy nhấn mạnh.

Xác định mục tiêu để khoa học công nghệ thành trụ cột phát triển KTXH
Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng là Phó trưởng ban soạn thảo Tổ trưởng Tổ biên tập

Đồng tình với điều này, TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam góp ý cần xây dựng mục tiêu của Chiến lược lần này với các con số có tính khả thi cao. Ngoài ra, nên có phần dự báo các kịch bản không mong muốn có thể xảy ra, tránh được hạn chế đã xảy ra ở giai đoạn trước.

TS Lê Xuân Rao, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đề xuất đưa vào Chiến lược yêu cầu thành lập hội đồng KHCN quốc gia do Thủ tướng đứng đầu, chủ tịch UBND các tỉnh, thành là thành viên. Theo ông Rao, khi đó các chính sách của địa phương sẽ dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, triển khai nhanh hơn...

Ý kiến đóng góp của các nhà khoa học sẽ được tập hợp để gửi đến Ban soạn thảo Chiến lược. Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết, Chiến lược đang ở trong giai đoạn 2 xin ý kiến các bộ ngành, trường đại học, viện nghiên cứu... Trong tuần tới dự kiến sẽ tổ chức 1-2 buổi lấy ý kiến của các nhà khoa học, doanh nghiệp. Dự kiến tháng 11, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ trình Chính phủ Chiến lược này.

Một số mục tiêu đến năm 2030:

Dự thảo Chiến lược đặt mục tiêu chung, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo được phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng.

Mục tiêu cụ thể: Duy trì và nâng cao đóng góp của KHCN, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thể hiện qua đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở mức 45-50%.

Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) không ngừng được cải thiện, thuộc nhóm 40 nước hàng đầu thế giới.

Phấn đấu tổng chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển đạt 1-2% GDP, trong đó đóng góp từ xã hội chi cho nghiên cứu phát triển chiếm từ 65-70%.

Số cán bộ nghiên cứu phát triển (quy đổi toàn thời gian) đạt 12 người/vạn dân.

Hệ thống tổ chức KHCN được cơ cấu lại theo hướng tự chủ, liên kết, tiếp cận chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả. Đến năm 2030 có 60 tổ chức KHCN được xếp hàng khu vực và thế giới, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40% trong tổng số doanh nghiệp, tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.

Số lượng công bố quốc tế tăng khoảng hai lần so với năm 2020. Số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16-18%/năm. Số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12-14%/năm. Tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8-10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ.

Đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phòng, chống dịch, phát triển KT-XH Đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phòng, chống dịch, phát triển KT-XH
Việc Ban Chấp hành Trung ương xem xét, cho ý kiến chỉ đạo, hoàn thiện các nội dung liên quan đến quan điểm, chủ trương phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phát triển kinh tế-xã hội, tài chính - ngân sách Nhà nước, thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương năm nay có ý nghĩa quan trọng đặc biệt và cũng hết sức phức tạp do bối cảnh, tình hình diễn biến phức tạp, biến động bất thường; bên cạnh thời cơ, thuận lợi, cũng đã xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức mới, gay gắt và nặng nề hơn so với dự báo.
Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành công thương Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành công thương
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1600/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành công thương đến năm 2030”.
Để duy trì tổ chức Khoa học – Công nghệ gắn với tự chủ Để duy trì tổ chức Khoa học – Công nghệ gắn với tự chủ
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho rằng việc giải thể hay giữ lại tổ chức KH&CN công lập, phải dựa trên định hướng phát triển ngành, lĩnh vực. Các tổ chức KH&CN công lập tồn tại phải đáp ứng được yêu cầu của ngành, tổ chức của mình, giữ vai trò không thể thay thế trong phát triển.
PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Ra mắt Mạng lưới chuyên gia và nhà khoa học Việt Nam tại Canada

Ra mắt Mạng lưới chuyên gia và nhà khoa học Việt Nam tại Canada

Trong khuôn khổ triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Văn phòng Khoa học và Công nghệ (Đại sứ quán Việt Nam tại Canada) vừa tổ chức Lễ ra mắt Mạng lưới chuyên gia và nhà khoa học Việt Nam tại Canada (CVSE). Đây là sáng kiến quan trọng nhằm huy động nguồn lực chất xám của cộng đồng trí thức người Việt tại Canada phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy ứng dụng AI để bứt phá

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy ứng dụng AI để bứt phá

Ngày 21/6, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Đổi mới sáng tạo (Cục Đổi mới Sáng tạo – Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp cùng Công ty TECHVIFY (TVF) tổ chức sự kiện SME DX 10K: “Công nghệ số bứt phá cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Tăng cường các hoạt động đối ngoại nhân dân trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại Việt Nam

Tăng cường các hoạt động đối ngoại nhân dân trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại Việt Nam

Sáng 09/6/2025, Phiên Khai mạc “Trường hè nâng cao về Lý thuyết Trường lượng tử và Lực hấp dẫn lượng tử 2025” đã được tổ chức, quy tụ hơn 60 nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực, nhà khoa học trẻ, và nghiên cứu sinh, đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Đồng Huy Cương tham dự và phát biểu tại Phiên Khai mạc.

Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.
Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Chặng đường 30 năm hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển từ đối đầu thành đối tác toàn diện, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược và kinh tế.
Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Ngày 10/7, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm “Định vị Việt Nam - Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Sự kiện đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một chiến lược bài bản nhằm nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan báo chí, tổ chức quốc tế, chuyên gia truyền thông và doanh nghiệp.
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh vai trò của ASEAN như

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới