--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:52 | 25/11/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Xây dựng ngành dược phát triển bền vững, hiện đại

Xây dựng ngành dược phát triển bền vững, hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, bảo đảm người dân được tiếp cận kịp thời với thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý trên cơ sở nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý Nhà nước về dược.
Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển là một nhiệm vụ chính trị hàng đầu, thường xuyên Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển là một nhiệm vụ chính trị hàng đầu, thường xuyên
Thúc đẩy phát triển GTVT vì một ASEAN bền vững sau đại dịch COVID-19 Thúc đẩy phát triển GTVT vì một ASEAN bền vững sau đại dịch COVID-19
Xây dựng ngành dược phát triển bền vững, hiện đại
Đến năm 2030 phấn đấu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 80% số lượng sử dụng trong bảo hiểm y tế

Đó là mục tiêu chung Bộ Y tế đặt ra trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Dự thảo nêu rõ, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 phấn đấu 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh và yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc; đồng thời cung cấp các dịch vụ chăm sóc dược có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 80% số lượng sử dụng trong bảo hiểm y tế. Phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực với giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD. Chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc phát minh còn bản quyền, vaccine, sinh phẩm và thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được. Vaccine sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.

Xây dựng được 8 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên và 2-5 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn. 100% nguyên liệu dược liệu được tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu) phục vụ cho các nhà máy sản xuất thuốc trong nước.

Đồng thời, dự thảo cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt chứng nhận của WHO về năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước đối với thuốc hóa dược, tiếp tục duy trì chứng nhận của WHO về năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước đối với vaccine; 100% cơ sở kiểm nghiệm thuốc, kiểm định vaccine và sinh phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GLP).

Hoàn thành chuyển đổi số ngành dược; số hóa 100% thông tin, dữ liệu thuốc được cấp phép lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam, cập nhật vào Ngân hàng dữ liệu ngành dược; 100% cơ sở sản xuất, bán buôn, xuất nhập khẩu và bán lẻ thuốc trên toàn quốc được kết nối liên thông; bảo đảm duy trì hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực dược được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bên cạnh đó, dự thảo đặt mục tiêu định hướng đến năm 2045 thuốc sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và nâng cao giá trị xuất khẩu, hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; chủ động sản xuất được các thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc phát minh, vaccine, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc; có thuốc phát minh từ nguồn dược liệu đặc hữu được nghiên cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền.

Để đạt được các mục tiêu trên, dự thảo đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc phát minh, thuốc chuyên khoa đặc trị; quy hoạch và dành quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất các thuốc phát minh còn bản quyền, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vaccine, sinh phẩm, thuốc từ dược liệu đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; ưu tiên đầu tư phát triển các dự án sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm chuyển giao công nghệ…

Bộ Y tế đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo này trên Cổng TTĐT của Bộ.

Lập BCĐ Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 Lập BCĐ Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1945/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh là Trưởng ban.
Ngành giáo dục kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng Ngành giáo dục kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng
Toàn ngành giáo dục đã và đang ra sức cố gắng để hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.
Năm mục tiêu của Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 Năm mục tiêu của Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một Chương trình truyên thông riêng về bình đẳng giới với tầm nhìn đến năm 2030.
Theo Báo Chính phủ/VGP
Nguồn: baochinhphu.vn

Tin bài liên quan

Tăng cường các hoạt động hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Áo

Tăng cường các hoạt động hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Áo

Tiếp Đại sứ Áo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao; tăng cường các hoạt động hợp tác, nâng cao trao đổi thương mại và đầu tư.
Thủ tướng: Không có giới hạn trong cắt giảm thủ tục hành chính

Thủ tướng: Không có giới hạn trong cắt giảm thủ tục hành chính

Kết luận phiên họp của Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh số hóa quốc gia, phát triển công dân số toàn diện, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn, làm càng nhiều càng tốt; cương quyết chuyển đổi trạng thái từ bị động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính sang trạng thái chủ động, tích cực phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng: tập trung hoàn thành sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính

Thủ tướng: tập trung hoàn thành sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính

Thủ tướng nêu rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo hướng sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện, mở rộng quy mô của cấp xã.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc; Mỹ và Ukraine ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản; Nhật Bản thặng dư thương mại 63 tỷ USD với Mỹ giữa lúc căng thẳng thuế quan… là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 18/4.
Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 18/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp Đoàn Ủy ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đại Liên (Trung Quốc), do ông Hồ Phàm - Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học, đổi mới sáng tạo...
Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Tính đến cuối tháng 3/2025, tổng lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt 2,412 tỷ USD, bằng 25,3% so với cả năm 2024 và tăng 19,6% so với quý liền kề trước đó.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới