--> -->
Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
18:24 | 16/04/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế được xem là bước đi chiến lược để Việt Nam thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng tầm vị thế tài chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đang đối mặt không ít rào cản về khung pháp lý, năng lực hạ tầng và áp lực cạnh tranh, đòi hỏi một lộ trình bài bản, thận trọng và đột phá chính sách.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN
Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Ông Nguyễn Đức Long – Cục trưởng Cục An toàn các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (Ảnh: Thời báo Ngân hàng)

Phát biểu tại sự kiện "Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính" do Thời báo Ngân hàng tổ chức, ông Nguyễn Đức Long – Cục trưởng Cục An toàn các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – nhấn mạnh rằng, chủ trương thành lập trung tâm tài chính quốc tế (IFC) là một chủ trương lớn, mang tầm chiến lược, song cũng là vấn đề phức tạp, đòi hỏi cách tiếp cận thận trọng và bài bản.

“Có thể nhận diện nhiều cách thức, điều kiện khác nhau để thành lập trung tâm tài chính quốc tế ở các quốc gia nhưng đối với chúng ta, việc thành lập IFC còn khó và khác biệt hơn với các nước không chỉ ở quy mô dân số, địa lý… mà còn khác biệt về khung pháp lý”, ông Long nói.

Theo Cục trưởng Cục An toàn các tổ chức tín dụng, các trung tâm tài chính quốc tế vận hành lâu đời ở các quốc gia phát triển có hành lang pháp lý thông thoáng, đối với các nước có xuất phát điểm thấp hơn cũng có khung pháp lý thông thoáng hơn.

Trong khi đó, Việt Nam áp dụng khung pháp lý chặt chẽ để bảo vệ an toàn kinh tế vĩ mô. Đơn cử như quy định về giao dịch vốn, tự do hóa dòng vốn – yếu tố cốt lõi để hình thành IFC – vẫn còn nhiều ràng buộc. Thêm vào đó, các cam kết quốc tế của Việt Nam cũng đòi hỏi duy trì những rào chắn nhất định nhằm bảo vệ thị trường trong nước.

“Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc mở thêm định chế tài chính, ngân hàng thương mại rất chặt chẽ. Nếu như đối chiếu theo những yêu cầu như vậy, nếu chúng ta có ưu đãi hơn nữa về điều kiện mở định chế tài chính thì cũng là một bài toán. Làm sao để tạo ra một khung pháp lý đảm bảo trung tâm tài chính hoạt động hiệu quả nhưng vẫn phảm đảm bảo an toàn kinh tế vĩ mô”, ông Long nêu ý kiến.

Ở góc độ ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Mạnh Khôi – Trưởng phòng Kinh doanh vốn, Khối Kinh doanh vốn và thị trường VietinBank – cho biết, thị trường tài chính Việt Nam vẫn chủ yếu xoay quanh các sản phẩm cơ bản, trong khi các công cụ phái sinh, sản phẩm tài chính cấu trúc phát triển còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư.

Theo ông Khôi, cần khuyến khích phát triển mạnh các sản phẩm tài chính sáng tạo, đặc biệt là công cụ phái sinh, để tăng chiều sâu và sự linh hoạt cho thị trường.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh các điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán, đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào vận hành những thị trường mới như hàng hóa, ngoại tệ, tài sản số… tiệm cận mô hình hoạt động của các trung tâm tài chính quốc tế.

Bà Trương Thị Thu Ba, Phó Giám đốc Ban Định chế tài chính, BIDV cho rằng, việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội lớn, vừa đặt ra áp lực cạnh tranh không nhỏ với hệ thống ngân hàng trong nước.

Muốn hiện thực hóa IFC, theo bà Ba, Việt Nam cần xây dựng một môi trường thể chế ổn định, minh bạch, tương thích với quốc tế; đồng thời phát triển hạ tầng vật lý – công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, và hệ sinh thái dịch vụ tài chính tích hợp.

“Đây sẽ là cơ hội để ngân hàng Việt Nam tiếp cận dòng vốn quốc tế và nguồn vốn chi phí thấp, đồng thời, mở rộng thị trường, nâng cấp dịch vụ tài chính và chuyển đổi số theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị tốt, chúng ta có thể thua ngay trên sân nhà”, bà Ba cảnh báo.

Đại diện BIDV cũng lưu ý đến những thách thức như áp lực cạnh tranh đa tầng với các định chế tài chính quốc tế; khoảng trống về hạ tầng dữ liệu, công nghệ và tích hợp số và đặc biệt là rủi ro “quốc tế hóa áp lực nhưng chưa đủ quốc tế hóa năng lực”.

Từ thực tế đó, BIDV kiến nghị Quốc hội và Chính phủ cần sớm ban hành Nghị quyết chuyên đề về trung tâm tài chính quốc tế, với định hướng dài hạn và thể chế đặc thù phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đồng thời, nên tổ chức các đoàn công tác khảo sát kinh nghiệm quốc tế, và trong quá trình xây dựng chính sách cần có sự tham vấn đa chiều từ doanh nghiệp và ngân hàng.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, cần xây dựng cơ chế thí điểm linh hoạt, tổ chức đối thoại chính sách định kỳ, và phát triển các khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (sandbox) cho các mô hình như ngân hàng số, tài sản số, tài chính xanh, thanh toán quốc tế…

Bên cạnh đó, Hiệp hội Ngân hàng cần chủ động lấy ý kiến từ các ngân hàng thành viên, tổ chức phổ biến thông lệ quốc tế, cập nhật xu hướng công nghệ mới, và hỗ trợ đào tạo nhằm nâng cao năng lực hội nhập cho toàn ngành.

Ông Tô Huy Vũ làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank
Tạo điều kiện, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người nghèo
Trần Thúy
Nguồn:

Tin bài liên quan

Quy định mới về phí bảo lãnh ngân hàng 2025

Quy định mới về phí bảo lãnh ngân hàng 2025

Từ tháng 4/2025, Thông tư 61/2024/TT-NHNN chính thức có hiệu lực, quy định thêm về phí bảo lãnh ngân hàng.
TPBank lên kế hoạch lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng 18,4%

TPBank lên kế hoạch lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng 18,4%

Năm 2025 Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 9.000 tỷ đồng, tăng 18,4% so với kết quả đạt được năm 2024.
PYN Elite Fund bất ngờ thoái vốn khỏi TPBank

PYN Elite Fund bất ngờ thoái vốn khỏi TPBank

Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank vừa cập nhật thông tin thay đổi về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng.
Tỷ giá USD/VND có thể tăng 4% trong năm nay

Tỷ giá USD/VND có thể tăng 4% trong năm nay

Chuyên gia nhận định diễn biến tỷ giá trong thời gian tới sẽ tiếp tục phụ thuộc vào hai yếu tố chính bao gồm cung – cầu ngoại tệ, đặc biệt là các dòng vốn FDI, cán cân thương mại và kiều hối và xu hướng vận động của đồng USD trên thị trường quốc tế, thể hiện qua chỉ số DXY.
Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Ngày 18/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3332/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Trump họp với các tập đoàn bán lẻ lớn về chính sách thuế quan; Đại học Harvard kiện chính quyền Trump; Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 22/4.
50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh đến khi là Thượng nghị sỹ danh dự, bà Hélène Luc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2025.
Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Ngày 21/4, Trung tâm Việt Nam học tại Đại học Ratjabath Udon Thani (tỉnh Udon Thani, Thái Lan) đã tổ chức Lễ Khai giảng chương trình tập huấn tiếng Việt cơ bản dành cho mọi đối tượng năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao