--> -->
Trang chủ Kinh tế
17:06 | 07/05/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Xuất khẩu thủy sản giảm sâu: Giải pháp nào giúp qua khó khăn để tăng trưởng xuất khẩu?

Giá xuất khẩu thủy sản giảm mạnh, thị trường tiêu thụ lao dốc khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 4/2023 chỉ đạt 810 triệu USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022. Tính từ đầu năm đến hết tháng 4, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt trên 2,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu thủy sản đạt năm 2022 đạt mức kỷ lục khoảng 11 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản đạt năm 2022 đạt mức kỷ lục khoảng 11 tỷ USD
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022 đạt 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 22,2% so kế hoạch, cao nhất từ trước đến nay.
Xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh nhiều doanh nghiệp chưa có đơn hàng cho tháng Tư Xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh nhiều doanh nghiệp chưa có đơn hàng cho tháng Tư
Đã gần cuối tháng Ba nhưng đến nay hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn chưa nhận được đơn hàng cho tháng Tư.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm tiếp tục sụt giảm mạnh tại các thị trường chính, trong đó Hoa Kỳ giảm đến 57% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức giảm chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu thủy sản sang thị trường này, kế đến là thị trường Trung Quốc với mức giảm 37%.

Bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông VASEP cho biết, trước đây Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu số 1 của thủy sản Việt Nam, tuy nhiên, trong tháng 4/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này tiếp tục duy trì mức giảm sâu 51%, khiến Hoa Kỳ rớt xuống vị trí thứ 3 trong các thị trường nhập khẩu lớn thủy sản, đứng sau cả Nhật Bản và Trung Quốc. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ ước đạt 418 triệu USD, giảm trên 57% so với cùng kỳ.

Vì sao xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc chưa bứt phá?

Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 của thị trường Việt Nam (sau Nhật Bản), 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu thủy sản sang này dù có tín hiệu tốt hơn nhưng vẫn chưa ghi nhận tăng trưởng dương. Tính đến hết tháng 4/2023, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc ước đạt 435 triệu USD, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2022, do xuất khẩu cá tra sang thị trường này chưa hồi phục vì giá trung bình xuất khẩu giảm. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường này hồi phục chậm hơn so với dự đoán của ngành.

Theo Giám đốc Truyền thông VASEP nguyên nhân xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc chưa bứt phá là do mở cửa sau COVID-19, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn trầm lắng và lợi nhuận công nghiệp sụt giảm sâu, khiến nền kinh tế của nước này phải đối mặt với những cơn gió ngược liên tục, nên khả năng phục hồi chậm và không có dấu hiệu bền vững. Chính sản xuất nội địa của Trung Quốc cũng đang khó khăn vì chi tiêu của khách hàng yếu hơn dự kiến.

Dẫn thống kê của Hải quan Trung Quốc bà Lê Hằng chỉ ra, rõ ràng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau mở cửa từ đầu năm 2023. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này vẫn chưa hồi phục nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc trong quý 1/2023 chỉ đạt gần 240 triệu USD, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù 04 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản tiếp tục giảm đến 2 con số nhưng doanh nghiệp vẫn kỳ vọng thị trường sẽ dần hồi phục, và nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở thị trường Trung Quốc sẽ bùng nổ trở lại, do người dân sớm quay trở lại chi tiêu cho việc ăn uống bên ngoài. Mặt khác, từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp đã tích cực tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế tại Mỹ, EU, Nhật Bản cũng như các chương trình giao thương trong nước, với hy vọng sẽ tăng thêm các kết nối và thu hút được nhiều nhà mua hơn trong thời gian tới và từ đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ hồi phục.

Tập trung mọi nguồn lực để sớm vãn hồi tình hình, nhưng phải coi trọng phát triển lâu dài trên nền tảng bền vững

Để ngành thủy sản có thể lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu, TS. Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN, Nguyên Chủ tịch VASEP cho rằng, giải pháp vượt qua trở ngại trước mắt là tập trung mọi nguồn lực để sớm vãn hồi tình hình giúp tăng trưởng xuất khẩu, nhưng phải coi trọng phát triển lâu dài trên nền tảng bền vững, vì ngày nay xu thế của người tiêu dùng thế giới ngoài việc đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải bảo đảm phúc lợi động vật như là một tất yếu phải thực thi, họ còn đòi hỏi các sản phẩm thủy sản phải bảo đảm các yếu tố phát triển bền vững, như kiểm soát và xử lý tốt các chất thải rắn, lỏng để không tác động xấu tới môi trường và nhất là cư dân xung quanh cơ sở nuôi, chế biến.

Xuất khẩu thủy sản giảm sâu: Giải pháp nào giúp qua khó khăn để tăng trưởng xuất khẩu?
TS. Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN, Nguyên Chủ tịch VASEP

Do vậy, doanh nghiệp phải có động thái bù đắp phát thải trong quá trình nuôi, chế biến. Phải sử dụng các vật dụng thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng các vật liệu khó phân huỷ như bọc nylon… Trên thế giới việc này không mới mẻ nhưng khá lạ lẫm với không ít cơ sở nuôi, chế biến thủy sản Việt Nam, do chưa có điều kiện tiếp cận và nhất là những việc này làm phát sinh chi phí không nhỏ.

“Bây giờ, một số hệ thống phân phối lớn các thị trường lớn, nhất là EU và Anh đã đặt vấn đề này và yêu cầu thực thi. Tuy nhiên, có những hệ thống hiểu rõ hoàn cảnh chúng ta và chỉ yêu cầu thực hiện từng bước từ năm sau. Vấn đề này là thách thức hay cơ hội là tuỳ thuộc suy nghĩ riêng từng nhà điều hành, từng doanh nghiệp nhưng nếu không hoà mình vào dòng chảy này thì thủy sản Việt Nam sẽ thua các đối thủ nước ngoài đang nỗ lực tăng tốc”, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN nói.

Dẫn chứng từ Ecuador, ông Lực cho biết, trong vòng 5 năm sau khi hồi phục (2018-2022) Ecuador đã xây dựng rất tốt hình ảnh tôm của họ. Nói tới tôm Ecuador là nói tới tôm nuôi đạt chuẩn ASC, và ở góc nhìn khác là ‘tôm bền vững’, vì họ có 20% diện tích nuôi tôm đạt chuẩn này, trong khi tôm nuôi Việt Nam đạt tỉ lệ quá thấp.

Ngoài yếu tố giá rẻ, tôm nuôi đạt chuẩn ASC của Ecuador đã có sức thu hút lớn đối với các nhà nhập khẩu. Trong khi đó, tôm Việt Nam có lợi thế gì để tăng sức cạnh tranh, ngoài trình độ chế biến sâu nhưng liền đó là giá chào bán quá cao, khó tăng thị phần.

Nếu các doanh nghiệp nghĩ những khó khăn hiện tại sẽ là cơ hội nâng tầm sản phẩm, đáp ứng xu thế mới của người tiêu dùng thì sẽ là một lợi thế lớn, nâng cao sức cạnh tranh rất rõ nét. Bởi xu hướng của người tiêu dùng tại các thị trường lớn là coi trọng sản phẩm đáp ứng mong đợi của họ hơn là quan tâm đến giá tiền ghi trên sản phẩm.

“Trong bối cảnh hiện nay, giải pháp vượt qua trở ngại trước mắt là tập trung mọi nguồn lực để sớm vãn hồi tình hình giúp tăng trưởng xuất khẩu, nhưng phải coi trọng phát triển lâu dài trên nền tảng bền vững. Và là cơ hội để các doanh nhân ngành thủy sản chứng minh bản lĩnh, tất nhiên việc này đòi hỏi sự thống nhất, đồng lòng của chuỗi giá trị từ người nông dân đến nhà chế biến, xuất khẩu”, ông Lực nhấn mạnh.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng mạnh Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng mạnh
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc tới hết tháng 5/2022 đạt 771 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Hai sản phẩm chiếm tỷ trọng chi phối là cá tra chiếm 48% và tôm chiếm 35% XK thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu thủy sản tăng 38% trong 9 tháng năm 2022 Xuất khẩu thủy sản tăng 38% trong 9 tháng năm 2022
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 9/2022, xuất khẩu thuỷ sản ước đạt trên 850 triệu USD. Dù vẫn cao hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây là lần đầu sau 7 tháng, xuất khẩu thuỷ sản rơi xuống mức dưới 900 triệu USD. Tính chung 9 tháng năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chạm mốc 8,5 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguyễn Huyền
Nguồn:

Tin bài liên quan

Ngành sắn bắt đầu vụ mới, thị trường nhập khẩu chưa sẵn sàng

Ngành sắn bắt đầu vụ mới, thị trường nhập khẩu chưa sẵn sàng

Bối cảnh nhu cầu tiêu thụ và giá bán chưa có tín hiệu tích cực đã gây bất lợi cho các nhà máy sắn khi mùa vụ 2024 – 2025 đang đến gần.
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Sau hơn 74 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc duy trì xu thế phát triển ổn định và đạt nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, trong hai chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử của hai Tổng Bí thư hai Đảng năm 2022 và 2023, hai bên nhất trí làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Xuất khẩu tôm sẽ phục hồi khi các nhà nhập khẩu tăng mua phục vụ lễ hội cuối năm

Xuất khẩu tôm sẽ phục hồi khi các nhà nhập khẩu tăng mua phục vụ lễ hội cuối năm

Ngành tôm vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, lạm phát vẫn cao nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm trong 5 tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ là tín hiệu tích cực, nhất là nhu cầu từ các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có dấu hiệu tăng trở lại.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/5: Nga bác bỏ tin đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican, Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Tin quốc tế ngày 23/5: Nga bác bỏ tin đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican, Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard

Nga phủ nhận khả năng đàm phán hòa bình với Ukraine tại Vatican; chính quyền Mỹ đình chỉ quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard; nhiều nước lên án vụ Israel nổ súng gần đoàn ngoại giao quốc tế... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 23/5.
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga

Ngày 23/5 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt - Nga tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Hội hữu nghị Việt - Xô/Ngày truyền thống Hội hữu nghị Việt - Nga (23/5/1950 - 23/5/2025). Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo.
40 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Đức: Cầu nối vững chắc cho quan hệ nhân dân hai nước

40 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Đức: Cầu nối vững chắc cho quan hệ nhân dân hai nước

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Đức (23/5/1985 - 23/5/2025) diễn ra ngày 23/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội khẳng định: Hội đã và đang là cầu nối vững chắc trong việc tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” theo Quy định chống phá rừng của EU

Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp” theo Quy định chống phá rừng của EU

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 22/5, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố hệ thống phân loại quốc gia theo mức độ rủi ro trong khuôn khổ Quy định chống phá rừng (EUDR) của Liên minh châu Âu (EU). Trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “rủi ro thấp”.
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa: Chiến lược nâng tầm vị thế Việt Nam

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa: Chiến lược nâng tầm vị thế Việt Nam

Ngày 22/5 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo toàn quốc bàn giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa. Tại đây, nhiều ý kiến khẳng định: hội nhập quốc tế về văn hóa đang trở thành một hướng đi chiến lược trong phát triển bền vững, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ văn hóa toàn cầu.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (24/5): Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (24/5), khối không khí lạnh đã tiến gần đến vùng biên giới phía Bắc nước ta. Ngày 24/5, không khí lạnh ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ; từ ngày 25/5 mở rộng đến Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (18/5), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, riêng khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024