--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
15:25 | 05/07/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Xuôi ngược biển khơi

Xuôi ngược trên biển luôn tạo ra nhiều cảm xúc. Lúc bình minh lên rải ánh nắng vàng trên nòng súng; con tàu đẹp như tranh vẽ khi đi gần một hòn đảo xanh rì; cảm nhận được tính khí của biển - có lúc êm đềm, có khi vòi rồng hút nước từ mặt biển, tạo thành đám mây vắt ngang bầu trời với vẻ huyền bí.
Các tỉnh ven biển Bắc Bộ thực hiện lệnh cấm biển Quỹ vì chủ quyền biển đảo của người Việt tại Hàn Quốc rất hiệu quả Hải trình 8 ngày vượt trùng khơi nối đất liền với biển đảo Trường Sa
xuoi nguoc bien khoi
Cán bộ, chiến sĩ Biên đội 34, Hải đoàn 48 BĐBP trên tàu lúc bình minh. Ảnh: Văn Chương
“Món” không đụng hàng

Biển đêm đen ngòm. Con tàu BP 48-98-01 vẫn rẽ sóng băng băng và nhìn ra phía trước nhờ hệ thống ra-đa. Ánh trăng lưỡi liềm thấp thoáng trên bầu trời mang lại cảm giác cô đơn khó tả. Trong ca-bin, nhân viên trực máy thông tin cập nhật tình hình khu vực tàu đi qua.

Con tàu này nhổ neo vào lúc 3 giờ sáng ngày 1-6, tại cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sĩ quan Biên phòng không cần đánh thức nhà báo, chỉ cần những bước chân rầm rập bước trên boong sắt thì xem như kẻng báo thức đã gióng lên. Tàu rời cảng và hải trình cách bờ khoảng 20 hải lý theo hướng Nam - Bắc. Hải trình của tàu có những bí mật không được tiết lộ.

“Món” không đụng hàng mà tôi đề cập khi đi tác nghiệp trên biển, đó là hình ảnh, cảm giác nghề nghiệp và món ăn trên tàu. Nếu phóng viên tác nghiệp trên biển cả bị say sóng mệt nhoài, cảm giác đó sẽ trôi đi nhanh chóng khi được thưởng thức món mực mì tôm. Món ăn đó nghe qua cũng có vẻ bình thường. Tuy nhiên ở trên biển, mực bọt được xúc vào lưới và tươi nguyên mang trút vào nồi, đổ vài gói mì tôm vào nấu thì sẽ có hương vị không gì sánh bằng. Mực tươi nên có vị thơm, dẻo quánh, ngọt lịm. Hương vị của mực kết hợp với mì tôm sẽ khiến tô nước mực bốc khói tỏa hương thơm đến mức chưa ăn đã thấy khoái khẩu.

“Món” thứ 2 không đụng hàng, đó là hình ảnh bình minh đang ló rạng. Lúc 5 giờ kém 5 phút, mặt trời bắt đầu nhô dần lên trên mặt biển. Cả con tàu là khối thép xám đã chuyển sang thành con tàu được dát một thứ ánh sáng vàng và trong như sợi mạch nha ngọt lịm. Nếu từ trong ca-bin nhìn xuyên qua cửa kính, mặt trời lấp lóa soi xuống mặt biển màu vàng rộm như dát bạc. Hình ảnh mặt trời qua khe súng máy và xạ thụ đẹp, lãng mạn và tạo ra cảm giác về sự bình yên mang đến cho những người dân chài.

Đến lúc mặt trời đứng bóng, con tàu lao đi trên biển, tôi cảm giác như lao cùng mũi tàu đang xé sóng, lắc lư, chao đảo. Còn lúc bình minh vừa ló rạng, con tàu giống như đang lướt đi trên một dải lụa mềm. Đồng hành cùng những người lính biển tôi hiểu rằng, bình minh trên biển là dấu hiệu của một ngày bình yên. Còn những ngày không có bình minh và mặt trời nhô lên rồi chui vào đám mây vần vũ soi xuống mặt biển xám xịt thì báo hiệu một ngày mưa gió, giông tố, sóng gió ầm ĩ. Bữa cơm diễn ra trong cảnh 2 chân choãi hình chữ V, lưng dựa chặt vào thành tàu, bát, đũa chạy tứ tung theo nhịp lắc.

“Yêu quái” trên bầu trời

“Vòi rồng, chạy tàu nhanh lên, nó đang tới kìa...!”. Tôi từng nghe tiếng la thất thanh của một ngư dân ngoài boong tàu khi nhìn thấy vòi rồng đang cuồn cuộn từ mặt biển và di chuyển chậm về hướng của con tàu. Tàu cá vỏ gỗ nếu đi gần vòi rồng có thể bị hút lên vài mét. Ngư dân Nguyễn Thanh Tâm, quê ở xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi là người từng bị vòi rồng hút tàu lên cao 4 mét rồi quăng trở lại xuống nước. Ông Tâm kể: “Nó giống như nước trên trời trút xuống, nước xuống như thác, tàu mình đang kéo lưới giã mà nó kéo lên cao rồi thả xuống, chìm luôn tàu, về phải vay nợ mua con tàu cũ cũ này để đi”.

Còn trong cuộc hành trình cùng Biên đội 34, Hải đoàn 48 BĐBP đi tuần tra, tôi chỉ nghe tiếng Trung tá Bùi Đình Quang thốt lên: “Sắp có giông rồi!”. Đó cũng là lúc biển xuất hiện đám mây giống như vòi rồng. Đám mây kỳ dị giống như một con cáo đang vắt ngang trên bầu trời. Đuôi của nó nhúng nước ở phía đằng Đông và đầu đang lao về phía Tây. Đám mây xám xịt đó trôi đi rất nhanh và khiến mặt biển tối sầm, nước biển bị phản chiếu ánh sáng, biển xanh trở thành màu tím sẫm. Chỉ trong giây lát, gió thổi rít lên và mặt biển gợn sóng. Nhưng cơn giông này chỉ thoáng qua và tôi thở phào khi thấy đuôi con cáo dứt hẳn lên khỏi mặt biển.

Nhiều chuyến đi biển, tôi được ngư dân chỉ cách chạy né vòi rồng và những dấu hiệu cho thấy cơn giông sẽ dứt. Đó là nhìn từ xa, đám mây vòi rồng đang vút lên trời như một chiếc sao chổi. Tuy nhiên, khi đuôi của chiếc sao chổi trên bị bứt hẳn khỏi mặt biển thì sao chổi sẽ chết hẳn và không còn lo ngại gì. Còn nếu phần đuôi đó cứ dính chặt xuống mặt nước và ngày càng phình to ra thì phải chuẩn bị dù neo, dây để chống chọi với một cơn giông lốc ập đến.

xuoi nguoc bien khoi
Tác giả đồng hành với chiến sĩ trên tàu. Ảnh: CTV
Xuôi ngược trên biển cả, qua các vùng biển Quảng Nam, Đà Nẵng, khi đêm xuống, những con tàu của Biên đội 34 có lúc chỉ “ngủ ké” đâu đó ngoài gành đá, mỏm núi, anh em trên tàu xem cảnh pháo hoa, lễ hội đường phố Đà Nẵng qua internet. Hải đoàn 48 BĐBP là đơn vị đóng tại Bình Định, nhưng địa bàn quản lý là vùng biển kéo dài dọc các tỉnh miền Trung. Những người lính trên tàu có người quen thân nhiều nhất lại là dân chài trên biển, cư dân ở các đảo ven bờ. Sau bữa cơm trưa, lính tráng trên tàu kể chuyện ra đảo Cồn Cỏ giúp bà con sửa chữa nhà cửa, tặng quà cho các em học sinh.

Vượt chặng đường hàng trăm hải lý, 2 con tàu phải dừng lại để chờ “chị nuôi đi chợ”. Đó là con tàu hậu cần được thiết kế mũi tà, bụng to, dưới khoang chứa nước ngọt và 50 khối dầu. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Tráng, thuyền trưởng tàu hậu cần kể về những thao tác vất vả của loại tàu tiếp tế. Lính tráng trên tàu này nói vui là “có cơ hội luyện cơ bắp”, vì dây neo vẫn phải kéo bằng tay, hệ thống lái chuyền dây xích nên đi qua vùng sóng lớn, thuyền trưởng phải gò lưng quay tua cật lực.

Tàu vừa cập mạn, một chàng lính trẻ trên tàu chị nuôi đã tất bật đan chiếc nơm để thả xuống biển bắt cá, bắt mực. Thiếu tá Nguyễn Văn Đệ, máy trưởng của tàu BP 48-98-01 lúc lắc chai đựng thứ bột nhão màu trắng, nhưng nhìn kỹ thì là vô số những sinh vật li ti đang loi nhoi. Anh cho biết, dân quê gọi thứ này là con mẻ. Thiếu tá Đệ nói: “Chiều nay chiêu đãi nhà báo món cá nấu mẻ rất ngon, bảo đảm không đụng hàng”.

Xem thêm:

xuoi nguoc bien khoi Phú Quốc đề xuất thành thành phố biển đảo, cùng ngắm 10 thành phố biển đảo nổi tiếng thế giới

Đặc điểm của những thành phố đảo bao quanh là hồ và biển khác hoàn toàn so với thành phố đất liền.

xuoi nguoc bien khoi Triển lãm ảnh nghệ thuật “Biển, đảo quê hương” tại Cố đô Huế

Triển lãm nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về vị trí, vai trò và tiềm năng vẻ đẹp của biển, đảo Việt Nam tới ...

xuoi nguoc bien khoi Triển lãm hơn 200 bức ảnh nghệ thuật về “Biển đảo, quê hương”

Những tác phẩm xuất sắc được tuyển chọn từ Cuộc thi ảnh nghệ thuật về đề tài “Biển đảo, quê hương” năm 2018 sẽ được trưng ...

Theo Lê Văn Chương/ Báo Biên Phòng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 đã gây lũ lụt nghiêm trọng, cô lập nhiều xã vùng cao ở Nghệ An. Trước tình thế khẩn cấp, trực thăng quân đội được điều động mang nhu yếu phẩm tiếp tế cho người dân vùng lũ.
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Giáo sư Hal Hill cho rằng Việt Nam đang là hình mẫu trong cách cân bằng giữa hai cường quốc lớn trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - điều mà nhiều nước Đông Nam Á đang tìm cách học hỏi.
Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Ngày 23/7/2025, trường THCS Phạm Văn Hinh (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) đã đón nhận 60 bộ bàn ghế học sinh được tái chế từ rác nhựa thu gom trong khuôn khổ dự án “A New Life for Waste – Một vòng đời mới cho rác”. Sản phẩm do GNI hợp tác với công ty PLASTICPeople để thu gom, xử lý và tái chế rác nhựa thu được.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.