--> -->
Trang chủ Gia đình Việt
07:40 | 31/07/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Yến tiệc triều đình Việt Nam đãi sứ thần có những món gì?

Trong các cuộc bang giao với nước ngoài, ta thường đọc thấy các vị vua Việt đãi yến các sứ đoàn, mà không biết các sứ đoàn được đãi những món gì.
100 đặc sản Việt Nam: Ghé Hải Dương, Hải Phòng thưởng thứ 4 món ăn nổi tiếng được ghi danh 5 món ăn dân dã thời bao cấp trở thành đặc sản thời hiện đại Thăm nhà hàng "Ăn là ghiền" của trí thức Việt trẻ xứ Kim Chi

Trong sách Việt Hoa thông sứ sử lược của Sông Bằng và Vân Hạc (xuất bản lần đầu năm 1943, NXB Hồng Đức tái bản 2014), khi viết về sự kiện năm Minh Mạng thứ hai (1821), nhà Thanh cử Phan Cung Thì, án sát sứ Quảng Tây làm chánh sứ sang phong vương cho vua Minh Mạng tại Thăng Long, có miêu tả chi tiết bàn yến nhà vua đãi sứ.

Theo đó, trong buổi tiễn sứ thần về nước sau khi tuyên phong, triều đình nhà Nguyễn đã thiết đại tiệc. Bữa tiệc có một bàn có 50 đĩa đồ ăn thượng hạng, 7 bàn có 40 đĩa đồ ăn trung hạng và 25 bàn có 30 đĩa đồ ăn hạ hạng.

Tiệc ở bàn thượng hạng thường có các món ăn gồm: 2 bát yến, 1 bát vây (có lẽ là vây cá mập), 1 bát long tu, 1 bát hải sâm, 1 bát cá mực, 1 bát gà quay, 1 bát gà giò chần, 1 bát vịt hầm, 1 bát tôm he, 1 bát thịt dê, 1 bát cua, 1 bát chân giò nhồi thịt, 1 bát gà mái quay, 1 bát chim bồ câu, 1 bát nhung (không rõ có phải là nhung hươu hay không).

Ngoài ra, sách Việt Hoa thông sứ sử lược còn cho biết trên bàn tiếp sứ có cả những món mà chúng ta ngày nay coi là đồ ăn bình dân, như 1 bát thịt lợn luộc, 1 bát thịt lợn quay, 1 bát thịt kho tàu, 1 bát thịt ba chỉ thái nhỏ, 1 bát chân giò ninh, 1 bát vịt quay, 1 bát vịt luộc và 1 bát lòng lợn.

Về đồ tráng miệng, sách liệt kê gồm các loại bánh sau, mỗi loại một đĩa: bánh nhân vừng, bánh rán, bánh cao, bánh ngọt nhuộm phẩm ngũ sắc, bánh ngọt không nhuộm, bánh trứng gà, bánh bột sắn (có lẽ màu đục), bánh bột sắn trắng, bánh phu thê, bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh gừng, ngoài ra có thêm 1 đĩa xôi nhuộm xanh và 1 đĩa xôi nhuộm đỏ và 2 bát chè đậu xanh.

yen tiec trieu dinh viet nam dai su than co nhung mon gi
Các loại mứt trong cung đình nhà Nguyễn rất tinh tế. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Về các loại hoa quả, có các đĩa đựng quýt, cam, chuối, nho, táo, xoan trà, cùng các đĩa bánh ngọt tạc theo hình bát bảo, bánh ngọt tạc theo hình tứ linh (long, ly, quy, phượng), bánh ngọt xếp hoa, bánh ngọt xếp theo hình ốc hến, bánh ngọt cắt hình tròn mà dẹt. Đồ ăn vặt kèm theo còn có các đĩa mứt bí, lạc, hạt dưa, mứt gừng…

Còn trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (NXB Trẻ, 2014), phần Bang giao chí, chỉ viết về việc tiếp sứ cuối thời Lê trung hưng: “Lệ thết yến khâm sứ là hai ngày đặt một buổi, mỗi buổi 30 mâm. Còn các thức ăn quý hàng ngày ban cho”.

Sách này cũng ghi sự kiện sứ nhà Minh sang sắc phong cho vua Lê Thánh Tông năm Quang Thuận thứ 3 (1462) là Tiên Phổ, khi ra về được nhà vua đưa tặng lễ vật, đã viết thư cảm ơn và từ chối nhận lễ vật rằng: “Từ khi chúng tôi ở sứ quán, được vương tiếp đãi rượu thịt và đồ ăn đầy đủ”.

Tuy không nói rõ về các món ăn dành cho các vị sứ thần, nhưng sách của Phan Huy Chú cũng cho đời sau biết danh mục những thực phẩm cung đốn cho chánh sứ, ví dụ tại trạm Gia Quất (Gia Lâm), bao gồm: Gạo trắng 20 bát, lợn 1 con, dê 1 con, cá tươi 5 con, trứng 30 quả, cá khô 10 con, gà 3 con, vịt 3 con.

Ngoài các lương thực, danh mục vật dụng cung đốn còn có thêm thóc 5 bát, đậu xanh 4 bát, vừng 1 bát, rượu 1 vò, cùng các loại gia vị như muối 1 sọt, nước mắm 1 chĩnh, dấm 1 chĩnh, hồ tiêu 2 lạng, cùng 1 sọt rau, gừng, hành, tỏi. Tuy chúng ta không rõ các vị sứ thần có ăn trầu như phong tục người Việt không, nhưng ở trạm khách phải cung cấp trầu không 1 sọt, cùng cau tươi và 1 bình vôi.

Với những người tùy tùng của sứ đoàn, trạm Gia Quất cung đốn ngoài gạo thì có gà 20 con, vịt 20 con, lợn 2 con, rượu 4 vò, trứng 200 quả, rau 2 sọt, cùng các thức gia vị như muối, nước mắm, dấm và củi gỗ.

Riêng ở trạm Thọ Xương, có lẽ do là trạm gần kinh thành nhất, nên đồ tiếp tế ngoài lợn và dê, còn có thêm trâu 2 con, bò 2 con. Số lượng gà, vịt, ngỗng, cá và trứng cũng đều tăng hơn hẳn ở trạm trước, ngoài ra có thêm các loại hoa quả như cam 500 quả, dừa 200 quả, chuối tiêu tới 1.000 quả.

Bang giao chí còn ghi chép chi tiết các loại vật dụng cung cấp cho các sứ đoàn nhà Thanh ở mỗi trạm, từ nhà trạm, các bộ bàn, giường, chiếu, màn, đèn, dầu, rồi mâm, bát, đĩa, chén, đũa, thìa, bình uống rượu cho đến những loại vật dụng nhà bếp như xanh, chảo, nồi, vò, chậu, gáo, cho đến rổ, rá, dao, búa, thớt…

Lê Tiên Long
Nguồn: news.zing.vn

Tin bài liên quan

Chùm ảnh: Cận cảnh súng thần công 200 tuổi vừa được tìm thấy

Chùm ảnh: Cận cảnh súng thần công 200 tuổi vừa được tìm thấy

Cận cảnh chi tiết các góc cạnh của khẩu súng thần công 200 năm tuổi thời nhà Nguyễn vừa được tìm thấy ở Đà Nẵng.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Sáng ngày 22/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì lễ đón ông Chan Chun Sing, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore sang thăm Việt Nam.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.