--> -->
Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
17:54 | 17/01/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

10 nước ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam

Ngày Tết Nguyên Đán (Tết âm lịch) là ngày lễ lớn nhất trong các ngày lễ hội, có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh người Việt. Tuy nhiên không riêng Việt Nam, dưới đây là 10 nước trên thế giới cũng ăn Tết theo âm lịch.
Ấm áp Chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” và “Chợ Tết Công đoàn năm 2023” tại Cần Thơ Ấm áp Chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” và “Chợ Tết Công đoàn năm 2023” tại Cần Thơ
Sáng ngày 4/1, tại Khu Công nghiệp Trà Nóc 1 (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), Liên đoàn lao động TP Cần Thơ tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” và “Chợ Tết Công đoàn” năm 2023.
Sẵn sàng đón công dân Việt Nam từ Trung Quốc về ăn Tết Sẵn sàng đón công dân Việt Nam từ Trung Quốc về ăn Tết
Trước động thái nới lỏng biện pháp phòng chống Covid của cơ quan chức năng Trung Quốc, UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã sẵn sàng phương án đón công dân về quê ăn Tết và du khách.
Hình ảnh múa sư tử trong dịp Tết cổ truyền của người Trung Quốc (Ảnh ST).
Hình ảnh múa sư tử trong dịp Tết cổ truyền của người Trung Quốc (Ảnh ST).

Trung Quốc

Các nước ăn Tết Âm Lịch giống Việt Nam nhất làm người ta nghĩ đến ngay là đất nước Trung Quốc. Đối với người Trung Quốc, Tết Âm lịch còn có tên gọi khác là Xuân Tiết (Tết Xuân) kéo dài từ ngày 8/12-15/1 âm lịch.

Trong dịp này, mọi người thường quây quần bên nhau, dọn dẹp và trang trí nhà cửa thật đẹp, cùng làm những món ăn truyền thống để cúng tổ tiên. Sủi cảo, bánh bao, bánh trôi chính là những món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm ngày Tết. Theo truyền thống Trung Hoa, đây là những món sẽ đem lại nhiều thành công và may mắn.

Đất nước Trung Quốc ăn Tết cũng có rất nhiều phong tục, hoạt động giống với nước ta như: múa lân, chúc Tết, trang trí hoa đào, hoa mai trong nhà, làm bánh, nấu nhiều món ăn đặc trưng,...

Một trong những điều ý nghĩa nhất của ngày Tết là vào thời khắc giao thừa, mọi người thân cùng nhau sum họp bên mâm cơm ấp áp của gia đình, cùng nhau đón chào thời khắc chuyển giao của thời gian. Đối với người Trung Quốc, bữa ăn này rất quan trọng bởi nó nói lên tình cảm gắn bó, gia đình sung túc và hạnh phúc.

Bên cạnh đó, một trong những phong tục mà trẻ em háo hức nhất cũng được gìn giữ và phát huy. Đó là người lớn sẽ bỏ tiền lì xì vào phong bì tặng cho những đứa trẻ con hoặc người nhỏ tuổi đến chúc Tết. Người Trung Quốc cũng rất thích đốt pháo vào đêm giao thừa. Họ tin rằng, những tiếng pháo nổ đì đùng sẽ giúp họ xua đi những vận rủi của năm cũ và đem lại may mắn cho năm mới.

Hồng Kông

Hồng Kông là khu vực từng trở thành thuộc địa của Anh, tuy nhiên từ trước nó vẫn thuộc vùng lãnh thổ của Trung Quốc. Vì vậy, người dân Hồng Kông vẫn gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa, truyền thống ăn Tết Âm Lịch theo lịch âm hằng năm.

Màn bắn pháo hoa mãn nhãn tại bến cảng Victoria được nhiều người mong chờ (Ảnh: Internet).
Màn bắn pháo hoa mãn nhãn tại bến cảng Victoria được nhiều người mong chờ (Ảnh: Internet).

Vào ngày Tết ở Hồng Kông có 3 lễ hội đặc trưng thể hiện nền văn hóa nước nhà là lễ hội pháo hoa, lễ hội chào mừng năm mới, lễ hội đua ngựa đầu xuân.

Trong đó lễ hội pháo hoa sôi động, lung linh sẽ được diễn ra ở cảng Victoria giữ khu vực Tsim Sha Tsui và Wan Chai khi đất nước nước vào thời khắc đầu năm mới.

Còn đối với lễ hội hoa, người ta lựa chọn tổ chức rơi vào thời điểm khoảng ngày 25 đến 30 Tết. Lúc này, có rất nhiều loài hoa mang những ý nghĩa khác nhau được trang trí, bày bán. Ví dụ như hoa đào biểu trưng cho sự thơ mộng, ngọt ngào, hoa thủy tiên, mẫu đơn, cây quất giúp mang lại điều may mắn, còn cây quýt trái sum sê đặc trưng của sự sung túc, phồn vinh cho gia đình.

Theo tính ngưỡng của người Hồng Kông, khi lễ hội đua ngựa đầu xuân diễn ra nếu bạn đến xem và đặt cược con ngựa mình thích, thì may mắm và hạnh phúc sẽ đến với bạn trong năm nay.

Mông Cổ

Tết Tháng Trắng hay ngày Tsagaan Sar đều là tên gọi của Tết Âm Lịch tại Mông Cổ. Đây cũng là dịp báo hiệu thời điểm kết thúc một mùa đông lạnh lẽo và khởi đầu cho mùa xuân ấm áp, thích hợp cho việc bắt đầu một mùa vụ mới. Dịp Lễ này được kéo dài từ mùng 1 đến mùng 3 âm lịch.

Đặc biệt, một nghi lễ quan trọng được diễn ra trước ngày giao thừa là tất cả nam giới phải lên núi hoặc ngọn đồi cầu nguyện. Sau khi xong, họ sẽ chọn một hướng đi mà theo tử vi hợp với họ để xuất hành. Việc này, theo quan niệm nếu đúng hướng sẽ mang lại may mắn, thành công.

Tại đây, ý nghĩa ngày Tết sum vầy cũng được thể hiện trọn vẹn qua việc mọi người trong gia đình cùng nhau ăn bữa cơm gia đình ấm áp. Trong mâm cơm của người Mông Cổ sẽ có những món ăn đặc trưng của vùng thảo nguyên bạt ngàn như cơm và nho khô, cơm và sữa đông, thịt cừu nướng,...

Một điểm nhấn nữa là người dân Mông Cổ rất chú trọng nghi thức thanh tẩy, tức là việc “rửa sạch” cả thể xác, tâm hồn, tẩy sạch những tội lỗi trong năm cũ để chào đón năm mới. Chính vì vậy, vào thời khắc trước đêm giao thừa, họ sẽ rửa sạch chén bát bằng sữa ngựa.

Campuchia

Trong danh sách các nước ăn Tết Âm Lịch điển hình không thể không kể đến đất nước Camphuchia. Người dân nơi đây tính dịp lễ này theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là lễ hội Chol Chnam Thamy.

Lễ hội Chol Chnam Thmay (Ảnh: vi.wikipedia.org).
Lễ hội Chol Chnam Thmay (Ảnh: vi.wikipedia.org).

Người dân Campuchia đón lễ Chol Chnam Thamy vô cùng hoành tráng. Bởi họ quan niệm rằng, vào đúng thời điểm giao thừa, sẽ có một vị thần mới được phái xuống nhân gian thay thế vị trí của vị thần cũ chăm lo cho đời sống người dân năm đó.

Cũng vào thời gian này các gia đình theo thông lệ sẽ thắp hương cúng trên bàn thờ thiên, mâm lễ vật được chuẩn bị kỹ lưỡng, bày biện đẹp mắt. Điều này thể hiện cho lòng thành kính của người dân, mong cầu mọi điều tốt lành trong năm mới, công việc "xuôi chèo mát mái", gia đình hạnh phúc, bình an.

Bên cạnh đó, vào dịp Tết này những ngôi chùa lớn ở thủ đô Phnom Penh và các đường đến hoàng cung được trang trí đèn hoa vô cùng lắp lánh. Tại các cổng chùa thường treo bảng chữ "Mừng năm mới", như một điểm nhấn báo hiệu mùa xuân đầy sức sống đang tràn về.

Thái Lan

Thái Lan cũng là một trong các nước ăn Tết Nguyên Đán giống như Việt Nam. Người dân ở "Xứ sở Chùa vàng" gọi dịp đặc biệt này là Songkran, diễn ra trong 3 ngày từ 13/4 đến 15/4. Đây cũng là lúc người dân Thái tỏ lòng tôn kính với Đức Phật, dọn dẹp trang hoàng nhà cửa và lễ hội té nước diễn ra sôi nổi. Trong lễ hội này, người trẻ sẽ té nước vào người người lớn để bày tỏ lòng tôn kín. Còn những người già thì lại mong người người trẻ bỏ qua những lời khó chịu, gắt gỏng trước đó. Kế đến, họ sẽ buộc sợi dây nhỏ vào cổ tay người nhỏ như một nghi lễ cầu nguyện.

Nét văn hóa té nước đặc biệt này mỗi dịp Tết Cổ Truyền thường được diễn ra vô cùng hoành tráng. Nó góp phần không nhỏ trong việc làm gia tăng danh thu các ngành dịch vụ cho quốc gia, hấp dẫn lượng lớn khách du lịch tham quan. Bởi, họ sẽ cảm thấy kích thích, thu hút khi dùng các bóng nước, súng nước, thau, chậu để té nước vào nhau. Ai được té nước nhiều nhất sẽ là người nhận được may mắn trong suốt cả năm.

Singapore

Những ngày Tết ở Singapore cũng diễn ra cùng thời điểm với tết Nguyên Đán của người Việt Nam (ngày 1 tháng 1 âm lịch). Sở dĩ cách ăn Tết Âm lịch của người Singapore khá giống với người Hoa là vì hơn một nửa dân số của quốc gia này đến từ Trung Quốc. Nên các phong tục, tập quán cũng ít nhiều bị chịu ảnh hưởng.

Văn hóa Singapore chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc nên cũng coi trọng Tết âm lịch (Ảnh: KT).
Văn hóa Singapore chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc nên cũng coi trọng Tết âm lịch (Ảnh: KT).

Người dân trang trí nhà cửa đường phố với sắc đỏ đặc trưng của ngày Tết để đón chờ năm mới. Có rất nhiều lễ hội diễn ra suốt 1 tháng tính từ mùng 1 âm lịch cho đến hết trung tuần tháng 2. Nổi bật gồm có Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay.

Ấn Độ

Các nước ăn Tết Âm lịch tiêu biểu khác còn có Ấn Độ. Được biết, Tết ở quốc gia này được diễn ra từ ngày 31/10, kéo dài trong 5 ngày và thường được gọi là lễ hội Diwali (Lễ hội ánh sáng). Đây được xem là lễ hội lớn và nổi tiếng của người Ấn Độ. Nó mang ý nghĩa đánh dấu sự chấm dứt của mùa đông lạnh giá, khắc nghiệt và đón chào một mùa xuân tươi mới, ấm áp hơn. Đặc biệt, mọi người nơi đây còn quan niệm, ánh nắng của mùa xuân sẽ xua tan giá rét của mùa đông cũng giống như cái thiện sẽ đánh bại được cái ác.

Lễ hội là sự kết hợp đan xen của các nghi lễ, tôn giáo phong phú, phức tập như Muslim, Hindu,...Vào thời điểm diễn ra lễ, khắp nơi trên toàn đất nước Ấn Độ sẽ được thắp sáng bởi những ngọn nến và đèn lồng truyền thống. Dịp này mọi người sẽ tặng quà cho nhau và cầu nguyện về những tốt lành cho năm mới.

Nếu Thái Lan nổi tiếng với lễ hội té nước Songkran thì Ấn Độ cũng không kém cạnh với lễ hội Holi mang về tuổi trẻ, sức sống tràn trề và mùa màng bội thu. Mọi người pha bột màu với nước thoa lên mặt, cầm bột màu, quả bóng chưa dung dịch màu vào người khác reo hò, hát vang vui vẻ. Sự kiện cũng thú hút rất nhiều du khách tạo sự ấn tượng và vô cùng thích thú.

Bhutan

Bhutan là một trong những nước có lịch ăn Tết và nghỉ ngơi rất giống Việt Nam. Người dân nơi đây còn gọi những ngày này là tết Losar. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất, được tính theo lịch âm. Nó bắt đầu vào ba ngày đầu tiên của năm mới và kéo dài trong vòng khoảng 15 ngày.

Đến hẹn lại lên, vào dịp này người thân trong gia đình dù có đi đâu cũng quay về cùng nhau đoàn viên, ăn bữa cơm sung túc. Bên cạnh đó, phong tục bày biện mâm cơm, trái cây cúng tổ tiên, thần linh cũng được người Bhutan thực hiện nghiêm túc, để cảm tạ ơn trên đã ban tặng cuộc sống đầy đủ, ấm no trong năm vừa qua.

Hàn Quốc

Tết Âm Lịch ở Hàn Quốc còn được gọi là Won Dan hay Seollah. Cũng theo đó, họ quan niệm rằng, sau một năm bộn bề, vất vả mưu sinh Tết là giai đoạn mà mọi người được nghỉ ngơi về nhà đoàn tụ với gia đình. Họ sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, thờ cúng tổ tiên, thưởng thức các món ăn truyền thống và cầu nguyện về một năm mới phúc lộc, an khang.

Trong đêm giao thừa, mọi người sẽ đốt các thanh tre trong nhà, vì theo tục lệ tiếng nổ của thanh tre sẽ xua đuổi được ma tà. Ngoài ra, trong đêm giao thừa người Hàn cũng thường không ngủ, họ quan niệm nếu ngủ thì khi thức dậy đầu óc sẽ mụ mị và lông mi bị bạc trắng.

Phong tục truyền thống vào dịp Tết của người Hàn Quốc (Ảnh sưu tầm).
Phong tục truyền thống vào dịp Tết của người Hàn Quốc (Ảnh sưu tầm).

Một trong những điều đặc biệt mà ngày Tết ở "xứ sở Kim chi" mang lại là vào sáng ngày mùng 1 Tết, mọi người đều mặc Hanbok tiến hành nghi lễ cúng bái tổ tiên. Nghi lễ này gọi là Chesa, do trưởng nam trong nhà đứng ra tiến hành. Trên mặt bàn giữa nhà sẽ bày ra đồ cúng, rượu gạo và bài vị của tổ tiên viết sớ giấy để đốt sau khi cúng xong.

Sau khi thực hiện xong các nghi thức, mọi người sẽ bắt đầu ăn cơm cùng nhau. Sau bữa cơm, mọi người cùng nhau đi chúc Tết, du xuân, viếng chùa hoặc thăm mộ người thân. Những đứa trẻ sẽ được chơi các trò chơi truyền thống tổ chức ở nơi đông người như thả diều, kéo co, yut-nori, bập bênh,...

Ttok-kuk được xem là món ăn truyền thống ngày Tết của người Hàn Quốc (một loại phở được chế từ bò hay gà). Ngoài ra còn có món canh bánh gạo và món cay kim chi. Mọi người quan niệm rằng, khi ăn cuối Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa.

Triều Tiên

Vào thời gian trước, người Triều Tiên đón Tết Nguyên Đán vào tháng 10 và tháng 11, nhưng gần đây đã dời sang mùng 1 tháng Giêng âm lịch trùng với một số nước Đông Nam Á. Người dân Triều Tiên ăn Tết 1 tuần với nhiều nét văn hóa đặc trưng như mời thầy Saman (phù thủy) đến xem bói, cúng tế, dán hình động vật lên của cầu may mắn, tổ chức đón trăng mọc,...

Cũng giống như các nước ăn Tết Âm Lịch khác, đêm 30 Tết, mọi người cũng cùng nhau dọn dẹp, quét dọn ngoài hiên cho đến trong nhà, trang trí tranh Tết, câu đối, may đồ Tết và nấu mâm cơm ấm áp, yêu thương.

Vào sáng ngày mùng 1 Tết, người dân nơi đây sẽ thức từ rất sớm, chuẩn bị quần áo chỉnh chu đón Tết, tập trung bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên). Sau đó họ sẽ cùng nhau ăn Ttok-kuk giống như phong tục của người Hàn Quốc.

Nhà báo Anh: Nhà báo Anh: "Đến Việt Nam để lạc lối trong thiên đường du lịch và ẩm thực"
Bộ LĐ-TB&XH thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch 2023 cho người lao động Bộ LĐ-TB&XH thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch 2023 cho người lao động
Hạnh Trần (t/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hợp tác công-tư: Động lực bền vững cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Hợp tác công-tư: Động lực bền vững cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Chia sẻ bên lề giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp về hợp tác công-tư vì tương lai xanh và bền vững, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) Hà Nội 2025 tổ chức trưa 17/4/2025, Thứ trưởng Tài chính Trần Quốc Phương nhấn mạnh: Hợp tác công-tư không chỉ là lựa chọn, mà đã trở thành xu thế tất yếu để huy động nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh nhiều thách thức hiện hữu.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Nhờ sử dụng tốt ngôn ngữ Trung Quốc cùng với sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc, các thế hệ cựu học sinh, giáo viên Việt Nam từng sống và học tập tại Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) đã trở thành những người bắc cầu, nối tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.
68 quân nhân Việt Nam sẽ tham gia duyệt binh tại Nga

68 quân nhân Việt Nam sẽ tham gia duyệt binh tại Nga

Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga (9/5/1945-9/5/2025), 68 quân nhân Trường Sĩ quan Lục quân 1 sẽ đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow (Liên bang Nga).

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND