--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Chuyên đề
14:00 | 30/06/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

12.000 phạm nhân tham gia tín ngưỡng, tôn giáo

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với người phạm tội. Không chỉ góp phần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật mà còn tạo mọi điều kiện cho phạm nhân theo tôn giáo tiếp tục thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.
Việt Nam khẳng định luôn ưu tiên bảo đảm quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Việt Nam khẳng định luôn ưu tiên bảo đảm quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Ngày 2/3/2022, trong khuôn khổ Phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng đoàn Việt Nam đã có thông điệp trực tuyến quan trọng tại Phiên họp.
UNESCO thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin và sự an toàn của các nhà báo UNESCO thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin và sự an toàn của các nhà báo
Trong Kỳ họp thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền, UNESCO đã đưa ra các tuyên bố về ba vấn đề liên quan đến tầm quan trọng của việc tiếp cận thông tin đối với người khuyết tật, sự an toàn của các nhà báo và vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông tự do và độc lập - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đề cao thông tin như một hàng hóa công cộng.

Phân bổ 4.418 cuốn kinh sách, ấn phẩm tôn giáo về 54 trại giam

Hiện nay, trại giam Bộ Công an có 54 trại, nằm khắp miền đất nước. Hàng năm Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng tiếp nhận, quản lý, giáo dục cải tạo hơn 140.000 phạm nhân.

Trong đó, có khoảng 12.000 phạm nhân khai trong hồ sơ tham gia tín ngưỡng, tôn giáo, ở nhiều tôn giáo khác nhau, như: 4.622 phạm nhân là tín đồ Công giáo, 503 phạm nhân là tín đồ Tin lành, 6.048 phạm nhân là tín đồ Phật giáo, 422 phạm nhân là tín đồ Cao Đài, 445 phạm nhân là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo …Tất cả các phạm nhân nêu trên phạm tội với nhiều nguyên nhân, tính chất mức độ với nhiều tội danh khác nhau và không có phạm nhân nào có tội danh liên quan hoạt động tôn giáo.

12.000 phạm nhân tham gia tín ngưỡng, tôn giáo
Hiện nay, Bộ Công an đã phân bổ toàn bộ 4.418 cuốn kinh sách, ấn phẩm tôn giáo về 54 trại giam.

Khi chấp hành án tại các trại giam luôn được thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật, như: ăn, mặc, ở, khám bệnh, vui chơi giải trí, học tập, đọc sách, báo …

Bộ Công an đã phân bổ toàn bộ 4.418 cuốn kinh sách, ấn phẩm tôn giáo về 54 trại giam. Bộ cũng chỉ đạo xây dựng quy định về việc sử dụng kinh sách, ấn phẩm tôn giáo tại các cơ sở giam giữ, chỉ đạo các Trại giam ban hành nội quy, hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện cho các phạm nhân được sử dụng kinh sách, ấn phẩm tôn giáo trong quá trình chấp hành án sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, số lượng tín đồ của từng trại giam và đặc điểm từng tôn giáo.

Có thể nói các hoạt động giáo dục phạm nhân trong trại giam là hoạt động có ý nghĩa to lớn trong công tác cải tạo phạm nhân, giúp phạm nhân xóa bỏ mặc cảm tư ty, an tâm cải tạo, lao động sớm tái hòa nhập cộng đồng, không tái phạm tội.

Bên cạnh đó, tất cả các chính sách đối với phạm nhân đều được trại giam tổ chức thực hiện nghiêm túc đúng pháp luật. Trong đó có quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhận được pháp luật quy định.

Đảm bảo cho phạm nhân theo tôn giáo được thực hiện tín ngưỡng, tôn giáo

Để làm tốt công tác bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho phạm nhân có tôn giáo trong thời gian tới, cần phải thực tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, đầu tư các nguồn lực để triển khai quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho phạm nhân phù hợp với điều kiện thực tiễn các cơ sở giam giữ.

Việc thực hiện quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhân phải được đặt trong nguyên tắc, chế độ thi hành án hình sự “trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”, để vừa đảm bảo quyền không bị pháp luật tước bỏ của các đối tượng, vừa phải bảo đảm mục tiêu giáo dục cải tạo và an ninh, trật tự, an toàn các cơ sở giam giữ, không để các loại đối tượng lợi dụng chống phá, vi phạm nội quy cơ sở giam giữ.

12.000 phạm nhân tham gia tín ngưỡng, tôn giáo
Các phạm nhân được quyền thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, giáo dục, chế độ, chính sách pháp luật, quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật đối với phạm nhân có tín ngưỡng, tôn giáo để họ thấy được ưu việt của chế độ, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Bởi, chỉ có như vậy mới làm cho họ tin tưởng, yên tâm học tập, lao động, cải tạo tiến bộ chống lại những việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ xấu.

Kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo, đội lốt tôn giáo để chống phá, vi phạm pháp luật; không để phạm nhân lợi dụng truyền đạo, đòi hỏi sinh hoạt tôn giáo tập thể và thực hành các nghi lễ tôn giáo ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, giáo dục, giáo dục các loại đối tượng, đảm bảo an ninh, an toàn các cơ sở giam giữ.

Thời gian tới Bộ Công an tiếp tục phối hợp các bộ, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nội vụ làm phong phú, đa dạng hơn về chủng loại kinh sách, ấn phẩm tôn giáo đưa vào sử dụng tại các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. Đáp ứng nhu cầu của phạm nhân là tín đồ của 16 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận. Xem xét khả năng cho các phạm nhân được quyền thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể hơn.

Thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đang ngày càng được bảo đảm tốt hơn. Mặc dù vậy, vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần giải quyết để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong ứng phó với biến đổi khí hậu Bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày 29/7/2022, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Tác động của Biến đổi khí hậu tới việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương: chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt”.

Phạm Lý
Nguồn:

Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, với ý chí, lòng quả cảm và tình yêu tổ quốc, nhân dân Xô viết đã giữ vững nền độc lập và chặn đứng quân phát xít xâm lược thế giới.
Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Ngày 6/5 tại Hà Nội, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức lễ kỷ niệm nhân dịp 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/202) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025).
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Ngày 6/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 khai mạc với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Đại lễ do Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức.
Hàn Quốc ra mắt Cộng đồng thông dịch viên y tế Seoul, trong đó có tiếng Việt

Hàn Quốc ra mắt Cộng đồng thông dịch viên y tế Seoul, trong đó có tiếng Việt

Ngày 6/5, truyền thông Hàn Quốc dẫn thông báo từ chính quyền Thủ đô Seoul cho biết sẽ triển khai dịch vụ phiên dịch y tế trong đó có tiếng Việt. Hoạt động nhằm hỗ trợ cư dân nước ngoài và các gia đình đa văn hóa.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024