
31.117 người gốc Việt Nam không xác định được quốc tịch
![]() |
Bộ Công an đang xây dựng dự án luật căn cước công dân sửa đổi, đề xuất nhiều vấn đề mới liên quan đến việc cấp căn cước công dân cho người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch (Ảnh minh họa). |
Bộ Công an cho biết, luật Quốc tịch Việt Nam không có khái niệm về "người chưa xác định được quốc tịch". Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay ở nước ta có 31.117 người gốc Việt Nam không xác định được quốc tịch.
Trong số này, 775 trường hợp là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch, tập trung tại Gia Lai, Bạc Liêu, Vĩnh Long...; 10.650 trường hợp người không xác định được quốc tịch, chưa được đăng ký cư trú tập trung tại TP.HCM, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai...
Ngoài ra, còn có 16.161 trường hợp không có giấy tờ tùy thân tập trung tại TP.HCM, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương...
Vì vậy, Bộ Công an đề xuất bổ sung một điều trong dự thảo luật CCCD sửa đổi về quản lý người gốc Việt Nam.
Theo đó, người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch gồm: người từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống; hoặc con ruột, cháu ruột của những người này.
Người gốc Việt Nam được cấp số định danh dành cho người gốc Việt Nam và giấy chứng nhận căn cước. Đây sẽ là giấy tờ tùy thân của người gốc Việt Nam, có giá trị chứng minh thông tin về căn cước của người đó để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu người gốc Việt Nam xuất trình giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra; được sử dụng số định danh của người gốc Việt Nam trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người đó trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật.
Việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam sẽ bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ và phục vụ công tác quản lý nhà nước; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước công dân trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số.
Người gốc Việt Nam khi được cấp giấy chứng nhân căn cước có thể sử dụng giấy này để tham gia các giao dịch dân sự, nhất là các giao dịch thiết yếu phục vụ cuộc sống.
Trường hợp người gốc Việt Nam không được thu thập thông tin, dữ liệu và quản lý mà vi phạm pháp luật, cơ quan nhà nước sẽ không có thông tin để tra cứu, xác minh, nhất là thông tin sinh trắc học về vân tay, ảnh chân dung, gây khó khăn cho việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Tin bài liên quan

Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên mang 169 hạt sen giống Việt Nam bay vào vũ trụ

Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Cách đổi căn cước công dân online tại nhà 2025?
Đọc nhiều

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus
![[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/052025/09/15/croped/thumbnail/video-doan-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-tham-gia-duyet-binh-tren-quang-truong-do-20250509152224.jpg?250509034741)
[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2569 tại Chùa Tam Bảo

Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Slovakia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
