--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
19:38 | 06/06/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Australia tố cáo máy bay Trung Quốc có hành động đe dọa trên Biển Đông

Ngày 5/6, Bộ Quốc phòng Australia tố cáo một máy bay Trung Quốc đã có hành động can thiệp hung hăng, đe doạ an toàn của các phi công trên chiếc máy bay trinh sát của Australia khi họ đang hoạt động ở khu vực gần Biển Đông.
Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức tuyên truyền biển đảo và tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức tuyên truyền biển đảo và tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân
Mới đây, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang đã phát 2.000 tờ rơi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho gần 200 cán bộ, đảng viên và quần chúng, trao tặng 400 lá cờ Tổ quốc cho các chủ phương tiện, ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Australia, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ hợp tác để đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, Hoa Đông Australia, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ hợp tác để đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, Hoa Đông
Australia, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đã cam kết hợp tác nhiều hơn để đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles tuyên bố, chiếc J-16 của Trung Quốc đã tiếp cận và thả các mảnh vụn rơi vào ít nhất 1 động cơ chiếc P-8 của Australia khi đang thực hiện nhiệm vụ giám sát định kỳ trên không phận quốc tế vào tháng trước.

Các máy bay quân sự thường thả các mảnh vụn, có thể là mẩu nhôm hoặc kẽm, để gây nhầm lẫn cho tên lửa, nhưng cũng có thể dùng cách này để phá hỏng động cơ của máy bay đang đuổi theo.

Trong tuyên bố đưa ra, Bộ Quốc phòng Australia gọi đây là “hành động nguy hiểm, đe doạ an toàn của chiếc P-8 và phi hành đoàn”.

Australia tố cáo máy bay Trung Quốc có hành động đe dọa trên Biển Đông
Trinh sát cơ P-8A của Australia làm nhiệm vụ trên Thái Bình Dương hồi năm 2016. Ảnh: BQP Australia.

“Chiếc J-16 bay rất gần P-8... rồi thả mảnh vụn. Sau đó, chiếc J-16 tăng tốc và cắt mặt chiếc P-8 ở khoảng cách rất gần. Vào lúc đó, họ thả một loạt mảnh vụn, gồm những mảnh nhôm nhỏ, một số mảnh đã bay vào động cơ của chiếc P-8. Rõ ràng đây là hành động rất nguy hiểm”, ông Marles nói trong cuộc trả lời Đài 9News của Australia.

Khi bay vào động cơ, mảnh vụn có thể làm hỏng cánh quạt của động cơ, thậm chí khiến động cơ ngừng hoạt động. Khi chiếc P-8 chỉ có thể hoạt động bằng 1 trong 2 động cơ, nó buộc nó phải quay lại căn cứ, kết thúc nhiệm vụ tuần tra - ông Peter Layton, một cựu sĩ quan của Không quân Australia và hiện công tác tại Viện Griffith, cho biết.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese thông tin, chính phủ của ông đã nêu vấn đề này với Bắc Kinh.

Ông khẳng định máy bay của Australia khi đó đang hoạt động “phù hợp với luật pháp quốc tế, thể hiện quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển và vùng trời quốc tế”.

ABC cho biết đây là lần thứ hai quân đội Trung Quốc có "hành động nguy hiểm" đối với lực lượng Australia. Hồi đầu năm nay, Canberra cáo buộc tàu hải quân Trung Quốc chiếu tia laser vào trinh sát cơ P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) đang bay ngang vùng biển Arafura giữa Papua New Guinea và Australia hôm 17/2.

Bộ Quốc phòng Australia tháng trước cáo buộc Trung Quốc điều trinh sát hạm Hải Vương Tinh thuộc lớp Type-815 tới gần bờ biển phía tây nước này. Tàu hoạt động cách trạm liên lạc hải quân Harold E. Holt ở thị trấn Exmouth khoảng 50 hải lý. Trạm liên lạc này là cơ sở thường xuyên được các tàu ngầm Australia, Mỹ và đồng minh sử dụng.

Australia đã phản đối các tuyên bố chủ quyền phi pháp mà Trung Quốc đơn phương đưa ra ở Biển Đông. Bộ Quốc phòng Australia lưu ý nước này đã tiến hành các hoạt động giám sát hàng hải trong khu vực suốt nhiều thập kỷ qua, "tuân thủ đúng luật pháp quốc tế, thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không ở các vùng biển và vùng trời quốc tế".

Mỹ tiếp tục giải thích lý do công bố báo cáo nhằm bác yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông Mỹ tiếp tục giải thích lý do công bố báo cáo nhằm bác yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông
Chính phủ Mỹ đã làm rõ lý do công bố báo cáo mới nhất nhằm bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Lộ diện căn cứ có thể giúp Trung Quốc tăng giám sát Biển Đông Lộ diện căn cứ có thể giúp Trung Quốc tăng giám sát Biển Đông
Cơ sở Mộc Miên trên đảo Hải Nam được mở rộng, có thể giúp Trung Quốc thu thập thông tin tình báo tín hiệu để giám sát Biển Đông, theo CSIS.
Vĩnh Bảo (t/h)
Nguồn:

Đọc nhiều

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Từ ngày 07 - 08/7, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm và khảo sát tại thành phố Dương Tuyền và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước; Tổng thống Trump cân nhắc áp thuế 500% với dầu Nga; chính phủ Thái Lan mời ông Thaksin cố vấn ứng phó thuế quan Mỹ... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 12/7.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Dấu mốc mới trong hợp tác xác định hài cốt liệt sĩ Việt Nam - Hoa Kỳ

Dấu mốc mới trong hợp tác xác định hài cốt liệt sĩ Việt Nam - Hoa Kỳ

Trang thiết bị, hóa chất và quy trình giám định ADN được Hoa Kỳ chuyển giao cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giúp nâng tỷ lệ chiết tách ADN từ hài cốt liệt sĩ từ 22% lên 70%. Công nghệ mới mở ra khả năng đối chiếu huyết thống xa đến 4-5 thế hệ, dấu mốc quan trọng trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

Ngày 10/7/2025, tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Ban tổ chức và Ban giám khảo Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” đã họp rà soát tiến độ và kế hoạch triển khai vòng Chung tuyển năm 2025.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024