--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
06:30 | 07/07/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bài 3: Biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc

Biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc dài hơn 1.400 km. 7 tỉnh của Việt Nam gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.
Thiêng liêng những cột mốc đặc biệt trên biên giới Việt Nam Thiêng liêng những cột mốc đặc biệt trên biên giới Việt Nam

Mỗi cột mốc nơi biên giới đều mang ý nghĩa thiêng liêng là đánh dấu chủ quyền biên giới, lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. ...

Biên phòng Việt Nam trao tặng gần 20.000 khẩu trang cho Trung Quốc Biên phòng Việt Nam trao tặng gần 20.000 khẩu trang cho Trung Quốc

Vừa qua, đồn Biên phòng các tỉnh Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn đã trao tặng cán bộ, chiến sỹ trạm Kiểm soát ...

Lịch sử hình thành và quá trình xác lập biên giới

Biên giới Việt Nam – Trung Quốc được hoạch định và phân giới, cắm mốc lần đầu tiên trong lịch sử bằng Công ước hoạch định biên giới ngày 20/6/1887 và Công ước bổ sung ngày 20/6/1895 ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc).

Sau khi Cách mạng thành công ở mỗi nước, vào cuối thập niên 50 của thế kỷ 20, Việt Nam và Trung Quốc thoả thuận giữ nguyên trạng đường biên giới giữa hai nước trên cơ sở Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 và sẽ tiến hành hoạch định lại đường biên giới vào lúc thích hợp.

Giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, Việt Nam và Trung Quốc chính thức đàm phán về biên giới. Do nhiều nguyên nhân các cuộc đàm phán không có tiến triển và đã bị gián đoạn trong một thời gian dài.

Ngay sau khi bình thường hóa quan hệ tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận tiến hành đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới giữa 2 nước:

-Tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới; gồm có: quản lý biên giới theo tình hình thực tế, thẩm quyền giải quyết biên giới cấp chính phủ và giữ mốc biên giới.

-Tháng 10/1993 Việt Nam và Trung Quốc ký Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó nhất trí mở ra 4 diễn đàn đàm phán về biên giới lãnh thổ, gồm ba cấp chuyên viên và một cấp chính phủ.

Hai nước thống nhất căn cứ pháp lý để đàm phán như sau: “Hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Pháp và Trung Quốc 1887 và Công ước bổ sung 1895, cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định, cắm mốc kèm theo đã được hai Công ước nói trên xác nhận hoặc quy định, đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

Thực hiện thỏa thuận nói trên, từ tháng 2/1994 đến tháng 12/1999, hai bên đã họp 6 vòng cấp chính phủ, 16 vòng nhóm công tác liên hợp, 3 vòng nhóm soạn thảo Hiệp ước.

4639 quanhevietnamtq2

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại cột mốc biên giới số 1116 (phía Việt Nam) trong lễ chào mừng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, ngày 23/2/2009, tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Tại vòng hai vào tháng 7/1994, Nhóm công tác đã trao bản đồ chủ trương, qua đối chiếu có 870 km/1.360 km đường biên giới trùng nhau (67%), 436 km/1.360 km, 289 khu vực không trùng nhau với tổng diện tích hơn 236 km2. Trong đó có 74 khu vực loại A (gần 2 km2) kỹ thuật vẽ chồng lấn nhau, 51 khu vực loại B (hơn 3 km2) không vẽ tới, 164 khu vực loại C do quan điểm hai bên khác nhau, trong đó có một số khu vực tranh chấp trên thực địa.

Phân giới cắm mốc và quản lý biên giới

Đến tháng 12/1999, Việt Nam và Trung Quốc chính thức ký Hiệp ước hoạch định biên giới, được Quốc hội hai nước phê chuẩn trong năm 2000. Hiệp ước này mô tả hướng đi của đường biên giới bằng lời văn và thể hiện bằng đường màu đỏ trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.000. Dựa vào Hiệp ước này, từ tháng 12/2001, hai bên tiến hành phân giới, cắm mốc.

Đến cuối năm 2008, công tác phân giới cắm mốc cơ bản hoàn thành. Kết quả là chiều dài biên giới chính xác là 1.449,566 km, trong đó có 383,914 km đường biên giới đi theo sông suối, cắm được 1.970 cột mốc, trong đó có 1.548 cột mốc chính, 422 cột mốc phụ.

Quá trình giải quyết các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ để xác lập được một hệ thống đường biên giới, mốc quốc giới rõ ràng, chính quy, hiện đại và bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc là một quá trình kéo dài trên 30 năm, với rất nhiều khó khăn trở ngại, không chỉ do lịch sử để lại mà còn do những nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ thuật, chính trị, pháp lý, tâm lý, tình cảm mà cả hai bên phải vượt qua.

Quá trình giải quyết vấn đề biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trải qua 3 giai đoạn: Thỏa thuận nguyên tắc, Hoạch định biên giới và Phân giới cắm mốc. Quá trình này hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế mà hai bên đã thống nhất vận dụng; xuất phát từ lợi ích chính đáng của hai quốc gia, đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.

4637 yyi tryyng tuyn tra hai ben tyng hoa chuc myng1 14 54 46 564

Đội hình tuần tra hai bên gặp gỡ nhau trên biên giới tại khu vực mốc 125

Sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc, để hợp tác bảo vệ, quản lý biên giới và mốc quốc giới, năm 2009, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc; năm 2015, hai bên đã chính thức ký kết Hiệp định tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân và Hiệp định hợp tác, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch thác Bản Giốc.

Sau khi ký Hiệp định về quy chế quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 2009 và để triển khai thực thi Hiệp định, Việt Nam đã ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về Khu vực biên giới, Vành đai biên giới, Vùng cấm (Nghị định số 34/2014/NĐ-CP, ngày 29 tháng 04 năm 2014). Nghị định này gồm 4 Chương và 24 Điều, với những quy định rất cụ thể về: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền, quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới đất liền, trách nhiệm xây dựng, quản lý, bảo vệ khu vực biên giới đất liền…

Có thể nói với việc ban hành Nghị định này, Chính phủ Việt Nam không những đã tích cực thực thi trách nhiệm với tư cách là một bên ký kết, mà còn cho thấy sự quan tâm đối với sự nghiệp bảo vệ, quản lý biên giới quốc gia trong quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc mà quá trình tranh chấp biên giới lãnh thổ đã diễn ra với quá nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử và có nhiều bài học đã được viết nên bằng máu, nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam và Trung Quốc.

Điểm cực Bắc trên đất liền của Việt Nam nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tại toạ độ 23,391185°B 105,323524°Đ. Điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Rạch Tàu, huyện Ngọc Hiển (huyện Năm Căn cũ tính đến ngày 17 tháng 12 năm 1984), tỉnh Cà Mau tại tọa độ 8,562035°B 104,836335°Đ. Điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam nằm ở A Pa Chải-Tá Miếu (thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, ngã ba biên giới Việt-Trung-Lào) tại toạ độ 22,397745°B 102,143297°Đ. Điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa tại toạ độ 12,38941°B 109,27899°Đ (không nên nhầm với mũi Điện ở Phú Yên).

Tài liệu tham khảo:

Việt-Trung và đường biên giới pháp lý, công bằng, hữu nghị

TS Nguyễn Hồng Thao (thành viên đoàn đàm phán) - (VietNamNet)

Vu Duong Ninh (ed.), Bien gioi tren dat lien Viet Nam-Trung Quoc [China‐Vietnam Land boundary], Hanoi (Cong An Nhan Dan ed. 2011).

TS Trần Công Trục
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tỉnh vùng biên chủ động ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan từ khu vực biên giới

Các tỉnh vùng biên chủ động ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan từ khu vực biên giới

Các cán bộ, chiến sỹ ở đồn biên phòng giáp biên giới các tỉnh từ Sơn La đến Kiên Giang đều thực hiện nghiêm túc công tác ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan từ khu vực biên giới.
Bàn giao ngư dân Trung Quốc bị nạn trên biển Việt Nam

Bàn giao ngư dân Trung Quốc bị nạn trên biển Việt Nam

Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, lúc 17h ngày 12/7, Biên phòng Quảng Ninh tổ chức bàn giao nạn nhân là Tần Chí Tài cho Trạm Kiểm tra Biên phòng Xuất nhập cảnh Đông Hưng Trung Quốc theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Đạp xe hữu nghị: thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Đạp xe hữu nghị: thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 31/3, tại cửa khẩu quốc tế Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) đã diễn ra hoạt động đạp xe đạp hữu nghị với chủ đề "Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành" năm 2025.
Quảng Ninh: Mô hình “cặp kết nghĩa” xây dựng biên giới ổn định, hòa bình

Quảng Ninh: Mô hình “cặp kết nghĩa” xây dựng biên giới ổn định, hòa bình

Các địa phương biên giới của tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã có 9 cặp kết nghĩa (7 cặp kết nghĩa bản với bản, 1 cặp kết nghĩa giữa xã với trấn, 1 cặp kết nghĩa phường-trấn).
Quảng Nam: ký kết phối hợp thông tin đối ngoại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025

Quảng Nam: ký kết phối hợp thông tin đối ngoại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025

Ngày 22/01, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức lễ ký kết phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025.

Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là sự kiện văn hóa – tâm linh vì hòa bình quan trọng của cộng đồng Phật giáo toàn cầu. Việt Nam đã 4 lần đăng cai Vesak, để lại dấu ấn sâu sắc cả về tổ chức và nội dung.
Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, với ý chí, lòng quả cảm và tình yêu tổ quốc, nhân dân Xô viết đã giữ vững nền độc lập và chặn đứng quân phát xít xâm lược thế giới.
Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Diễu hành “Đoàn quân bất tử” tại Hà Nội: Tri ân, kết nối, tiếp bước lịch sử

Ngày 6/5 tại Hà Nội, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức lễ kỷ niệm nhân dịp 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/202) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng khi lần đầu tiên đến thăm Kazakhstan trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Kazakhstan.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024