--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
06:14 | 06/08/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Biên giới Việt Nam - Lào trước khi Pháp xâm lược Đông Dương (bài 15)

Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Dương. Nhân dân hai nước đã gắn bó với nhau trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước, có mối quan hệ láng giềng thân thiện, có truyền thống hữu nghị từ lâu đời.
Biên giới Việt Nam – Campuchia: Những vấn đề quản lý (bài 11) Biên giới Việt Nam – Campuchia: Những vấn đề quản lý (bài 11)

Mặc dù đã nỗ lực, tuy nhiên công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia vẫn chưa hoàn thành. ...

Biên giới Việt Nam - Campuchia (bài 10) Biên giới Việt Nam - Campuchia (bài 10)

Biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.137km, khởi đầu tại cột mốc số 0 ở vị trí là ...

Bài 4: Biên giới quốc gia trước sức mạnh mềm trong thế giới phẳng Bài 4: Biên giới quốc gia trước sức mạnh mềm trong thế giới phẳng

Những thay đổi của tình hình mới cũng như sự phát triển trong thời đại công nghệ thông tin kéo theo những đổi thay trong ...

Mặc dù là hai quốc gia có quá trình lập quốc khác nhau, nhưng do có chung các dải núi cao từ Phu Xám Sấu đến dãy Trường Sơn, cho nên biên giới giữa hai nước cơ bản đã hình thành trên thực tế và nhìn chung đều được chính quyền địa phương và nhân dân hai bên thừa nhận, tôn trọng. Tuy nhiên, biên giới giữa hai nước cũng trải qua nhiều biến động.

Đầu thế kỷ XIV, phía Tây Việt Nam có một quốc gia lớn đã hình thành và phát triển, đó là Vương quốc Lạn Xạng (Vạn Tượng). Nhưng sau đó, Vương quốc Vạn Tượng từng bước suy tàn. Năm 1770, Xiêm La cường thịnh đã đánh chiếm hết đất đai ở hữu ngạn sông Mê Kông của Lạn Xạng sát nhập vào Xiêm (gồm 13 Mường Lào là Nọng Khai, Na Khon, Mục Đa Hán, Khôn Khều, U Đông, Bát Sác... tức là vùng Đông Bắc của Thái Lan ngày nay).

Năm 1828, Xiêm lại đánh Vạn Tượng (Lạn Xạng) lần thứ hai và đến năm 1829, chiếm nốt Viêng Chăn. Đến đây, nước Lạn Xạng do Phạ Ngừm xây dựng từ thế kỷ XIV hoàn toàn bị tiêu diệt (trừ Vương quốc Lão Qua đã đổi là Vương quốc Nam Chưởng và thuần phục nhà Nguyễn).

Vào cuối thế kỷ XIX (1880 - 1885), trong lúc triều đình nhà Nguyễn bận đối phó với thực dân Pháp, Xiêm đánh chiếm Nam Chưởng cùng với các vùng đất của Việt Nam ở phía tả ngạn sông Mê Kông.

Thực dân Pháp phân định lãnh thổ Đông Dương và sự hình thành biên giới Việt Nam – Lào

Sau khi chiếm xong Việt Nam (1884) và Cao Miên (1868), chính quyền Pháp chia các vùng đất mới chiếm đóng thành các xứ với các chế độ chính trị khác nhau để cai trị. Trong đó, Việt Nam bị Pháp chia làm ba xứ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, còn Cao Miên là một xứ. Đồng thời, nhận thấy các vùng đất phía Đông sông Mê Kông mà Xiêm mới chiếm là đất của Việt Nam và Cao Miên, nên Pháp đã gây sức ép buộc Xiêm phải trả lại. Trước sức ép của Pháp, Xiêm đã buộc phải ký hòa ước Pháp - Xiêm (03/10/1893), trả lại cho Pháp những vùng đất mà Xiêm đã chiếm của Việt Nam và Cao Miên, kể cả một số mường Lào ở phía Đông sông Mê Kông.

4109 nam can

Khu vực cửa khẩu Nậm Cắn biên giới Việt - Lào. Đây là một khu liên hợp với đầy đủ các dịch vụ như: Tạp hóa, phòng nghỉ trọ, bưu điện, cây xăng, .. phục vụ cho dân vận tải. Ảnh: Sơn Phạm.

Năm 1893, Pháp thành lập hai cụm Thượng Lào và Hạ Lào trên cơ sở những đất đai còn lại của Ai Lao cũ được Xiêm trả lại. Các cụm Thượng Lào và Hạ Lào là hai đơn vị hành chính độc lập và ở mỗi cụm Lào, Pháp đều đặt một đạo quan binh do một viên chỉ huy cấp cao trực thuộc Toàn quyền Đông Dương trực tiếp cai quản.

Ngày 30/9/1893, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập hai đạo Sông Khôn và Cam Môn thuộc sự quản lý của triều đình Huế và Khâm sứ Trung Kỳ trên cơ sở những đất đai còn lại của Việt Nam mà Xiêm buộc phải trả lại.

Năm 1895, để tạo cơ sở thành lập xứ Ai Lao sau này, Toàn quyền Đông Dương quyết định sát nhập hai đạo Sông Khôn và Cam Môn vào khu Quan Binh, Hạ Lào.

Năm 1899, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất hai vùng Thượng Lào và Hạ Lào thành một đơn vị hành chính Lào thống nhất và gọi là xứ Ai Lao. Như vậy là xứ Ai Lao trong Đông Dương thuộc địa ra đời trên cơ sở những mường Lào còn lại và những vùng đất đai rộng lớn của Việt Nam trước đây.

Sau khi thành lập xứ Ai Lao, từ năm 1893 đến 1905, nhà cầm quyền Pháp đã có một số điều chỉnh đất đai giữa Ai Lao với các xứ khác. Sau giai đoạn này, lãnh thổ các xứ trong Đông Dương cơ bản đã được ổn định, nhà cầm quyền Pháp đã bắt đầu phân định ranh giới giữa các xứ trong Đông Dương. Đối với biên giới Việt - Lào, sự phân định chỉ được thực hiện ở đoạn ranh giới giữa Ai Lao và Trung Kỳ (thực tế cũng chỉ thực hiện được một phần). Cụ thể, ngày 27/12/1913, có quyết định thành lập Ban phụ trách tiến hành phân định biên giới giữa Trung Kỳ và Lào (từ Hà Trại đến ngã ba Việt - Lào - Cao Miên), nhưng cho đến ngày 12/10/1916, khi Toàn quyền Đông Dương ra nghị định ấn định biên giới giữa Trung Kỳ và Lào cũng chỉ xác định rõ biên giới từ Hà Trại đến Thừa Thiên, còn đoạn phía Nam chưa bàn đến. Như vậy, toàn bộ phần biên giới Việt - Lào còn lại chưa được Pháp phân định.

Đặc điểm đường biên giới giữa Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Ai Lao trên bản đồ của Pháp

Từ năm 1908 đến năm 1934, nhà cầm quyền Pháp đã cơ bản hoàn thành việc khảo sát, đo đạc trên thực địa để thể hiện ranh giới hành chính giữa Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Ai Lao lên bản đồ Đông Dương do Pháp xuất bản.

Theo thống kê của Cục Đo đạc bản đồ Nhà nước, trong những năm 1957 - 1964, trên loại bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản (loại bản đồ mà sau này Việt Nam và Lào dùng làm căn cứ chính để giải quyết đường biên giới Việt Nam - Lào), ranh giới giữa Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Ai Lao có những đặc điểm sau:

- Toàn bộ ranh giới có chiều dài tổng cộng 2.095 km được thể hiện trên 48 mảnh bản đồ. Trong đó có 812 km được biên vẽ trên cơ sở kết quả đo đạc tại thực địa (chiếm 38,7 %) còn lại 1.282,8 km là được biên vẽ trên cơ sở ảnh chụp từ máy bay (chiếm 61,3 %);

- Trên 48 mảnh bản đồ, còn có bảy đoạn dài khoảng 4,5 km đường ranh giới được thể hiện ở các khu vực chưa có địa hình (địa hình để trắng) và tám khu vực chưa thể hiện đường ranh giới.

- Bản đồ của Pháp tái bản nhiều lần, sau mỗi lần tái bản đều có sửa chữa nên các mảnh bản đồ cùng ký hiệu nhưng năm in khác nhau, đường ranh giới cũng được thể hiện khác nhau.

4110 pha luong

Cách thị trấn Mộc Châu 30 km, đỉnh Pha Luông được ví như nóc nhà của Mộc Châu, nằm giữa biên giới Việt - Lào. Từ đồn biên phòng Pha Luông ở chân lên tới đỉnh núi phải mất 3 - 4 tiếng đi bộ.

Cho đến năm 1945, biên giới (thực chất là ranh giới hành chính) giữa các xứ trong Đông Dương đã dần dần ổn định trên thực tế và sau khi Việt Nam và Lào cùng giành được độc lập, ranh giới hành chính giữa các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Ai Lao đương nhiên trở thành biên giới do lịch sử để lại (xin lưu ý: không phải là biên giới lịch sử) giữa hai nước Việt Nam và Lào. Do được hình thành trên thực tế và trải qua quá trình quản lý lâu dài, đã trở thành tập quán nên phần lớn đường biên giới đó được nhân dân hai bên thừa nhận là đường biên giới Việt Nam - Lào (đường biên giới do lịch sử để lại).

Cần phải nói thêm là, trong các loại bản đồ địa hình do nhà cầm quyền Pháp xuất bản trong thời gian cai trị Đông Dương, thì loại bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000, tuy còn có nhiều hạn chế nhưng là loại bản đồ chính xác nhất, thể hiện đường biên giới đầy đủ nhất và tương đối phù hợp với đường biên giới mà hai bên đang quản lý ở giai đoạn cùng giành được độc lập (1945).

Phạm Bích Phấn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Biên phòng xử lý gần 2.500 người xuất nhập cảnh trái phép trong tháng 7

Biên phòng xử lý gần 2.500 người xuất nhập cảnh trái phép trong tháng 7

Để ngăn chặn hiệu quả hoạt động xuất nhập cảnh (XNC) trái phép, lực lượng BĐBP đã có những biện pháp đồng bộ, quyết liệt, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Phóng viên Báo Biên phòng vừa có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP về vấn đề này. 
Điện Biên tăng cường hợp tác với các tỉnh có chung đường biên giới quốc gia

Điện Biên tăng cường hợp tác với các tỉnh có chung đường biên giới quốc gia

Cần đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác với các tỉnh có chung đường biên giới đó là nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong buổi làm việc với tỉnh Điện Biên.    
Hà Giang: Quyết liệt ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Hà Giang: Quyết liệt ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Những ngày này, dịch Covid-19 đã tái bùng phát trong cộng đồng, trong khi đó, nhiều công dân Việt Nam ở Trung Quốc đã tìm mọi cách trở về qua các đường mòn, lối mở biên giới với ý định nhập cảnh trái phép để tránh sự kiểm soát của lực lượng BĐBP. Chính vì thế, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái, BĐBP Hà Giang đang phải căng mình túc trực 24/24 trên biên giới, để kịp thời phát hiện các đối tượng xuất nhập cảnh trái phép, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh qua biên giới, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Ngày 21/3, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam chủ trì phối hợp Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Lào tổ chức Tọa đàm, giao lưu sĩ quan trẻ Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Lào với chủ đề “Tăng cường hợp tác xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển”.
Điểm tựa nơi biên giới Việt - Lào

Điểm tựa nơi biên giới Việt - Lào

Đóng quân giữa những ngọn núi điệp trùng và những cánh rừng bạt ngàn, Đồn Biên phòng Hướng Lập ( Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị) mang đến niềm hy vọng mới cho người dân nơi biên giới Việt - Lào. Từng giọt nước sạch mát lành chảy về các bản làng từ những giếng khoan và hệ thống cấp nước do các chiến sĩ biên phòng xây dựng không chỉ làm dịu cơn khát, mà còn tưới mát những ước mơ đang ấp ủ của bà con nơi đây.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.

Đọc nhiều

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Sáng 12/5 theo theo giờ địa phương, lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus.
Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Đà Nẵng hỗ trợ 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu nâng cấp hạ tầng và an sinh xã hội

Đà Nẵng hỗ trợ 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu nâng cấp hạ tầng và an sinh xã hội

Ngày 12/5, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố đã trao tặng 4,1 tỷ đồng cho tỉnh Attapeu (Lào) nhằm hỗ trợ mua sắm trang thiết bị và thực hiện công tác an sinh xã hội.
35 năm FES tại Việt Nam: Vun đắp đối thoại, thúc đẩy công bằng

35 năm FES tại Việt Nam: Vun đắp đối thoại, thúc đẩy công bằng

Trong 35 hoạt động tại Việt Nam (1990-2025), Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) đã đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam thông qua việc thúc đẩy đối thoại chính sách, công bằng xã hội và phát triển bền vững. Nhằm ghi nhận đóng góp của tổ chức, tại lễ kỉ niệm 35 năm FES hoạt động tại Việt Nam diễn ra ngày 12/5 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Ngọc Hùng đã trao tặng FES bằng khen của Đoàn Chủ tịch VUFO.
Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI

Việt Nam đạt chỉ số phát triển con người cao, tính toán khai thác tiềm năng từ AI

Theo Báo cáo Phát triển Con người 2025 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam đã đạt chỉ số phát triển con người (HDI) cao, xếp vào nhóm quốc gia phát triển con người tốt nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số nhanh chóng, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng cần được định hình để phục vụ sự phát triển bền vững và công bằng cho con người.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024