--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
10:38 | 19/04/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bài 3: Ca từ và vũ đạo trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, lời văn, múa và trang phục… Tạo nên một bức tranh tổng thể, một nghi thức tiêu biểu nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Ý đẹp, lời hay

Âm nhạc của diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã hình thành từ lâu, mang bản sắc riêng và có thể quy định chặt chẽ về làn điệu, cũng như cách thức trình diễn. Thể loại âm nhạc này quy tụ khá nhiều các hình thức dân ca nên nó gần gũi với dân ca ở tiết tấu, giai điệu, lời ca.

Cấu trúc của loại hình âm nhạc này vừa cân đối vừa hoàn chỉnh trong câu văn, làn điệu nhưng mặt khác vẫn là một cấu trúc mở. Nghĩa là giai điệu của nó được lặp đi lặp lại để chứa đựng nội dung ca từ, âm nhạc và kết hợp với múa thành nghệ thuật diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Nhìn nhận diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu từ nhiều góc độ, dù có thể bị bao bọc bởi lớp tín ngưỡng, nhưng nó vẫn được coi là một di sản văn hoá vùng miền. Nó vẫn tồn tại trong các hoạt động văn hoá truyền thống, như một cái riêng là một bộ phận không thể thiếu, trong các lễ hội cũng như các hoạt động tín ngưỡng của người dân.

Bài 3: Ca từ và vũ đạo trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Mồi được làm bằng giấy bản tẩm nến hoặc dầu lạc xoắn lại và đốt lửa khi múa. (Ảnh Nhất Nam)

Về nội dung, các giá văn cổ truyền bao giờ cũng mở đầu là một vài câu thỉnh. Thỉnh là mời, là triệu tập vị Thánh nào đó về trần để chứng kiến lòng thành và giải quyết cho công việc của tín chủ cùng các con nhang đệ tử. Đó là thông điệp ban đầu giữa con người và thần thánh trong quan niệm tín ngưỡng. Sau tín hiệu nhập cuộc hầu hết các bài văn cổ truyền, đều kể về sự tích, lai lịch các vị Thánh có công với đất nước trong lịch sử dân tộc mà tên tuổi, sự nghiệp của họ đã khắc thành những dấu ấn đậm trong tâm tưởng của người dân. Dấu ấn ấy qua tín ngưỡng dân gian dần dần thành những ca từ đầy màu sắc huyền bí. Trừ bốn Mẫu: Thượng thiên, Thượng ngàn, Mẫu địa, Mẫu thoải là biểu trưng xa xưa của dân tộc. Còn lại, từ các Quan lớn, Quan hoàng, đến các vị Thánh nữ trong chầu văn đều có tên tuổi và gắn liền với một thời kỳ lịch sử, một triều đại phong kiến nào đó. Chầu văn kể về họ ở hai cõi: Cõi trần thế khi còn sống và cõi siêu phàm khi đã thoát tục, như: Văn chầu Đức Thánh Trần, thuật lại lai lịch của vị anh hùng dân tộc theo đúng nội dung của truyền thuyết dân gian và là người nhà trời giáng thế phù dân nước Nam đánh đuổi quân Mông ra khỏi bờ cõi.

Ngoài ra qua nghiên cứu ta thấy, các bài chầu văn xưa còn có nội dung khắc họa một số chân dung nhân vật một cách trực quan về công việc được nhân gian truyền tụng như: Cô Đôi Cam Đường, dạy dân trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Cô bé Suối Ngang dạy dân đàn, hát, dạy voi kéo gỗ…

Bài 3: Ca từ và vũ đạo trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Các động tác múa của thanh đồng không cầu kỳ, phức tạp (múa chèo thuyền, thanh đồng Trịnh Thị Thuận. Ảnh: Nhất Nam).

Nhìn chung trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, nội dung ca từ của các nhân vật nữ được mô tả nhiều hơn và hay hơn các nhân vật nam. Nội dung ca từ ở phạm vi này thường tuân thủ theo tiêu chuẩn hoàn thiện của phụ nữ là Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Đây cũng là điểm nhấn trong nội dung ca từ của các cung văn, khi ca ngợi người mẹ, làm xóa nhòa khoảng cách về giới trong xã hội xưa.

Như chúng ta đều rõ, thể thơ lục bát được phổ biến ở Việt Nam từ thời Hậu Lê giàu nhạc điệu, trữ tình, và có sắc thái mượt mà, êm dịu, lại cũng rất sôi động bay bổng. Thơ song thất lục bát khoẻ khoắn, trang nghiêm, nhưng cũng rất trữ tình mềm mại. Hai thể thơ: Lục bát và song thất lục bát đã được nhân dân vận dụng thành hình thức ca từ của chầu văn. Có thể nói, không có hình thức ca từ bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát thì khó thành diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

... múa thiêng

Múa và đạo cụ trong diễn xướng diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt thuộc thể loại múa tôn giáo (múa thiêng) được kết hợp nhịp nhàng với tiếng nhạc, lời hát thể hiện “Thánh nhập” vào những thanh đồng. Các động tác múa lên đồng không cầu kỳ phức tạp, và phổ biến là múa có đạo cụ, như múa cung, múa kiếm, múa quạt, múa long đao, múa hèo (tên một đạo cụ), múa mồi (mồi được làm bằng giấy bản tẩm nến hoặc dầu lạc xoắn lại và đốt lửa khi múa), múa chèo thuyền…

Các cô Đôi, cô Năm, cô Sáu, kể cả Mẫu Thượng Ngàn, Tứ phủ Chầu bà hay các cô Thượng Ngàn thường hay múa mồi. Khi múa, hai tay mồi của thanh đồng có các động tác chéo tay trước ngực, cuộn tay hoặc giang hai tay.

Múa chèo đò dành riêng cho Mẫu Đệ Tam, Chầu Đệ Tam cũng như Cô Bơ Thoải Phủ (Cô Ba Thuỷ Phủ). Múa cung, múa kiếm, múa long đao thường dành cho các Quan lớn, các ông Hoàng hoặc những danh tướng đánh giặc cứu nước, cứu dân.

Tuy nhiên, múa trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu không có tiết tấu bài bản cụ thể, mà thường theo ngẫu hứng. Đó chính là thời điểm tạo nên sự hợp thể hòa đồng, với nguyện vọng vươn tới của con người.

Có thể nói múa là một thành tố quan trọng trong nghệ thuật diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Nó đã khái quát, khắc họa diện mạo của một ông Hoàng hay bà Chúa nào đó khi nhập đồng. Múa trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu không những là diễn đạt sự thăng hoa của các ông đồng, bà cốt mà còn tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn trong hoạt động tín ngưỡng này.

Bài 3: Ca từ và vũ đạo trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Múa mồi, thanh đồng Lê Thị Đài, đền Bảo Lộc, Nam Định. (Ảnh Nhất Nam)

Như vậy, trong phạm vi sinh hoạt tín ngưỡng – văn hoá, diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh của một bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Và trong phương diện sinh hoạt văn hoá - xã hội diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu là hình thức dân ca, dân nhạc và dân vũ độc đáo góp phần làm giàu vốn văn hoá truyền thống của người Việt.

Thưởng thức nghệ thuật là thưởng thức các tác phẩm cụ thể. Các tác phẩm này được tồn tại dưới dạng các loại hình, loại thể và lấy cái đẹp làm trung tâm hình tượng của hình tượng, cũng như của lý tưởng sáng tạo nghệ thuật.

Thưởng thức nghệ thuật diễn xướng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ngày nay, người ta không chỉ tìm thấy trong nó những giá trị về lịch sử, giá trị về văn chương. Hoặc những ước mơ, nguyện vọng, muốn tìm cho mình một chỗ dựa tinh thần ở lực lương siêu nhiên nào đó để giải thoát tâm linh. Mà người ta còn tìm thấy ở đó cái đẹp đích thực từ nghệ thuật hát, múa, âm nhạc. Do vậy, diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ như một nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, và nhu cầu vươn tới cái đẹp, cái Chân – Thiện – Mỹ của người dân Việt Nam.

Bài 2: “Thỉnh Thánh”, “Nịnh đồng” và “Dẫn hồn” Bài 2: “Thỉnh Thánh”, “Nịnh đồng” và “Dẫn hồn”
Nhạc và lời trong các giá đồng có hai nhiệm vụ chính là “thỉnh Thánh” là mời linh hồn vị Thánh về nhập vào thân xác thanh đồng và “nịnh đồng” là làm cho thanh đồng thêm hưng phấn, say sưa rồi thăng hoa với tiếng nhạc, lời văn. Tuy nhiên, trên thực tế, lời ca tiếng nhạc này còn có một sức hút, sự tác động mãnh liệt, vô hình dẫn dắt tâm tưởng, lời nói, hành động của người nghe một cách huyền bí.
Bài 1: Bản giao hưởng của vũ trụ Bài 1: Bản giao hưởng của vũ trụ
Âm nhạc của một giá hầu (giá hầu: thời gian một vị Thánh nhập – xuất vào thanh đồng) là sự hòa trộn của rất nhiều các thể loại âm nhạc dân gian; của yếu tố bình dân với bác học; của các giai đoạn lịch sử; của các hoạt động đời sống; của con người hiện thực với thế giới tâm linh, thần thánh; của sự bất biến, trường tồn với sự không ngừng sinh sôi, biến động... Một vũ trụ thu nhỏ của văn hóa Việt được thể hiện qua thế giới âm nhạc ở đây.
TS. Trần Hải Minh (Hiệu trưởng Trường CĐVHNT&DL tỉnh Nam Định)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đạo mẫu qua cách kiến giải văn hóa

Đạo mẫu qua cách kiến giải văn hóa

Trước nhất, Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất, mà nó là một hệ thống các tín ngưỡng, trong đó ít nhất bao gồm ba lớp khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu Thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.
Bài 7: Đặc sắc phục trang trong nghi lễ lên đồng

Bài 7: Đặc sắc phục trang trong nghi lễ lên đồng

Trong không gian tâm linh đậm sắc màu văn hóa của nghi lễ lên đồng, hệ thống phục trang nơi sập hầu Thánh ngự ẩn chứa câu chuyện trải dài qua bao thế hệ những người con bốn phủ, về việc “nâng bóng Thánh”. Đó cũng là câu chuyện về sự gìn giữ và trao truyền, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Ngày 23/7/2025, trường THCS Phạm Văn Hinh (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) đã đón nhận 60 bộ bàn ghế học sinh được tái chế từ rác nhựa thu gom trong khuôn khổ dự án “A New Life for Waste – Một vòng đời mới cho rác”. Sản phẩm do GNI hợp tác với công ty PLASTICPeople để thu gom, xử lý và tái chế rác nhựa thu được.
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Giáo sư Hal Hill cho rằng Việt Nam đang là hình mẫu trong cách cân bằng giữa hai cường quốc lớn trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - điều mà nhiều nước Đông Nam Á đang tìm cách học hỏi.
Chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn

Chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.