-->
Những giá trị âm nhạc đặc biệt trong tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ

Những giá trị âm nhạc đặc biệt trong tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có.

Bài 7: Đặc sắc phục trang trong nghi lễ lên đồng

Bài 7: Đặc sắc phục trang trong nghi lễ lên đồng

Trong không gian tâm linh đậm sắc màu văn hóa của nghi lễ lên đồng, hệ thống phục trang nơi sập hầu Thánh ngự ẩn chứa câu chuyện trải dài qua bao thế hệ những người con bốn phủ, về việc “nâng bóng Thánh”. Đó cũng là câu chuyện về sự gìn giữ và trao truyền, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bài 6: Âm nhạc trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với bạn bè quốc tế

Bài 6: Âm nhạc trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với bạn bè quốc tế

Từ chuyên gia nghiên cứu văn hóa Việt đến du khách, dù đã đến Việt Nam, trực tiếp chứng kiến diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt hoặc xem qua mạng xã hội. Nhưng họ đều có chung cảm nhận về nét đẹp của Tín ngưỡng thờ Mẫu từ âm nhạc, đến nội dung diễn xướng…
Bài 5: Để chầu văn... vang xa hơn

Bài 5: Để chầu văn... vang xa hơn

Chầu văn là thành tố quan trọng cấu thành nên diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Do đó, để tiếng nhạc thiêng này vang xa hơn nữa, cần bảo tồn và phát huy giá trị di sản mang tính đồng bộ, tổng thể của tín ngưỡng này.
Bài 4: Nhận diện đúng giá trị di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”

Bài 4: Nhận diện đúng giá trị di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”

Thờ Mẫu Tam phủ là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa, do cộng đồng người Việt sáng tạo, có quá trình hình thành phát triển lâu đời, bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, và cầu mong sự phồn thực, các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp trồng lúa nước như: sấm, sét, đất, nước... đều được người Việt xưa đồng nhất với yếu tố âm và được nhân hóa thành nữ tính (mẹ) với quyền năng sáng tạo, sinh sôi nảy nở, bảo trợ đời sống tinh thần của cộng đồng.
Bài 3: Ca từ và vũ đạo trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Bài 3: Ca từ và vũ đạo trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

Diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, lời văn, múa và trang phục… Tạo nên một bức tranh tổng thể, một nghi thức tiêu biểu nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Bài 2: “Thỉnh Thánh”, “Nịnh đồng” và “Dẫn hồn”

Bài 2: “Thỉnh Thánh”, “Nịnh đồng” và “Dẫn hồn”

Nhạc và lời trong các giá đồng có hai nhiệm vụ chính là “thỉnh Thánh” là mời linh hồn vị Thánh về nhập vào thân xác thanh đồng và “nịnh đồng” là làm cho thanh đồng thêm hưng phấn, say sưa rồi thăng hoa với tiếng nhạc, lời văn. Tuy nhiên, trên thực tế, lời ca tiếng nhạc này còn có một sức hút, sự tác động mãnh liệt, vô hình dẫn dắt tâm tưởng, lời nói, hành động của người nghe một cách huyền bí.
Bài 1: Bản giao hưởng của vũ trụ

Bài 1: Bản giao hưởng của vũ trụ

Âm nhạc của một giá hầu (giá hầu: thời gian một vị Thánh nhập – xuất vào thanh đồng) là sự hòa trộn của rất nhiều các thể loại âm nhạc dân gian; của yếu tố bình dân với bác học; của các giai đoạn lịch sử; của các hoạt động đời sống; của con người hiện thực với thế giới tâm linh, thần thánh; của sự bất biến, trường tồn với sự không ngừng sinh sôi, biến động... Một vũ trụ thu nhỏ của văn hóa Việt được thể hiện qua thế giới âm nhạc ở đây.
    Trước         Sau