--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
07:43 | 24/04/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bài 5: Để chầu văn... vang xa hơn

Chầu văn là thành tố quan trọng cấu thành nên diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Do đó, để tiếng nhạc thiêng này vang xa hơn nữa, cần bảo tồn và phát huy giá trị di sản mang tính đồng bộ, tổng thể của tín ngưỡng này.
Yên Bái: Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn năm 2020 Yên Bái: Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn năm 2020
Sáng 27-10, tại Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia đền Đông Cuông (Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn năm 2020 gắn với Lễ hội cúng cơm mới và khánh thành tu bổ đền Đông Cuông.
Nâng cao hiệu quả quản lý thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Nâng cao hiệu quả quản lý thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu
Những giá trị truyền thống của Tín ngưỡng thờ Mẫu cần được bảo tồn và những bất cập cần được ngăn chặn để vừa giữ gìn nét đẹp vốn có, vừa phù hợp với đời sống đương đại.
Để chầu văn... vang xa hơn
Để chầu văn vang xa hơn nữa, cần sự vào cuộc đồng bộ từ các đơn vị liên quan. (ảnh: Nhất Nam)

Những việc làm thiết thực

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Một mặt sẽ góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản văn hóa đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại, mặt khác sẽ làm cho cộng đồng, những người thực hành di sản nhận thức sâu sắc thêm về di sản của mình để họ tự hào và tích cực hơn trong công tác tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Tuy nhiên, sự phát triển và biến đổi của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã và đang có những diễn biến sâu rộng, phức tạp ở hầu khắp các địa phương trên phạm vi cả nước. Nhiều vấn đề liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu đã được đặt ra, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để quản lý, bảo tồn và phát huy hiệu quả di sản, ngăn chặn nguy cơ mai một, biến dạng của di sản cũng như lợi dụng di sản để trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan.

Để chầu văn... vang xa hơn
Trong đó với tư cách là chủ thể sáng tạo, các nghệ nhân có vai trò đặc biệt quan trọng... (ảnh: Nhất Nam)

Theo đó, ngay sau khi UNESCO ghi danh di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ vào Danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 3146/BVHTTDL-DSVH ngày 25/7/2017 về việc triển khai Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể. Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kêu gọi các Bộ, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan hữu quan, cộng đồng các địa phương là chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt và nhân dân cả nước cùng thực hiện Chương trình hành động quốc gia nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quý giá này.

Đồng thời, đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương có di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt xây dựng đề án chi tiết, cụ thể hóa những nội dung của Chương trình hành động quốc gia để di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt giai đoạn 2017 - 2022 có những đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và sự đa dạng văn hóa của nhân loại.

Vai trò quyết định của chủ thể sáng tạo

Đối với di sản văn hóa phi vật thể nói chung, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt nói riêng, cộng đồng văn hóa với tư cách là chủ thể sáng tạo có vai trò quyết định trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thực hiện đúng tính thần Luật Di sản văn hóa và Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, nhà nước ta đã xác định rất rõ 3 mục tiêu cơ bản của các hoạt động quản lý di sản văn hóa: bảo vệ di sản văn hóa là khuyến khích mọi hoạt động sáng tạo của toàn xã hội; đảm bảo sự bình đẳng và dân chủ cho tất cả công dân được tiếp cận với văn hóa/ di sản văn hóa; tạo cơ hội cho mọi công dân tham gia bảo vệ, phổ biến và hưởng thụ văn hóa.

Để chầu văn... vang xa hơn
Thanh đồng luôn là chủ sự của những cuộc chầu văn, hầu đồng... (ảnh: Nhất Nam)

Với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa, những nghệ nhân, người thực hành di sản đã đồng lòng chung sức đóng góp các nguồn lực cơ bản xây dựng các phủ, điện thờ Mẫu như là một phức thể: thiên nhiên, kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị tiêu biểu về các mặt lịch sử, văn hóa và khoa học. Ngoài phần vỏ kiến trúc của phủ điện thờ Mẫu, cộng đồng văn hóa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt còn sáng tạo ra thứ “không gian ảo - thiêng liêng” và kèm theo đó là nghi lễ hầu đồng vừa linh thiêng, vừa sang trọng lại có sức lôi cuốn hấp dẫn đối với các tầng lớp cư dân trong xã hội.

Với tư cách vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa vừa là khách thể hưởng thụ giá trị văn hóa, họ luôn có ý thức tham gia tổ chức lễ hội, thực hành nghi thức hầu đồng một cách thực sự dân chủ và bình đẳng trên tinh thần cộng cảm, gắn kết cộng đồng, đặc biệt là giao cảm với các vị Thánh Mẫu quyền năng mà họ tôn thờ, đặt niềm tin và hy vọng nhận được sự che chở, bảo hộ.

Cần chiến lược bài bản

Rõ ràng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là do cộng đồng sáng tạo ra mang tính bản địa và đậm nét văn hóa dân gian, thì họ phải có quyền chủ động trong việc lựa chọn, tổ chức, phục dựng có chọn lọc các nghi thức hầu đồng phù hợp, và đặc biệt là có quyền hưởng thụ văn hóa cũng như tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống/ văn hóa đạo đức trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Các cơ quan quản lý nhà nước không nên can thiệp hay áp đặt các biện pháp hành chính cứng nhắc. Điều cơ bản là phải có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền và trách nhiệm/ nghĩa vụ của người thực hành văn hoá cũng như nhận diện chính xác các giá trị văn hóa, đạo đức tiêu biểu trong các nghi thức của Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt.

Để chầu văn... vang xa hơn
Hầu dâng có vai trò hóa trang cho thanh đồng... (ảnh: Nhất Nam)

Cần xác định tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nói riêng. Sở dĩ còn có sự lệch lạc hoặc các hiện tượng vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động liên quan tới các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng là do chúng ta chưa sử dụng và khai thác có hiệu quả các loại công cụ quản lý nhà nước quan trọng như: cơ chế chính sách; các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; các quy hoạch, kế hoạch, dự án và đặc biệt là nguồn lực xã hội tham gia các hoạt động trong cộng đồng văn hóa.

Để chầu văn... vang xa hơn
Người dân, con nhang, đệ tử là những người góp phần bảo tồn và phát triển của chầu văn nói riêng và đạo Mẫu nói chung. (ảnh: Nhất Nam)

Về cơ bản, chúng ta nên tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa nói chung và hoạt động văn hóa/ tâm linh trong nghi thức Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt nói riêng theo các hướng chính sau đây:

Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các cơ chế, chính sách trên cơ sở nguyên tắc cơ bản là “tự do tôn giáo, tín ngưỡng” đã được quy định trong Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu chủ động thực hành các nghi lễ tín ngưỡng, đồng thời tích cực tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa đạo đức trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Hai là, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các nhà khoa học, đặc biệt là các nghệ nhân của lĩnh vực này cần thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo nhằm khuyến khích và hướng dẫn cộng đồng văn hóa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trong việc thực hành các hình thức nghi lễ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống theo đúng các quy định pháp luật và không làm sai lệch các yếu tố và giá trị của di sản.

Ba là, kịp thời điều chỉnh những hoạt động văn hóa/ tâm linh, các nghi lễ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt không đúng với những quy định pháp luật, trái với phong tục tập quán tốt đẹp, lối sống văn hóa lành mạnh, đặc biệt là những hành vi trái đạo đức gây tổn hại sức khỏe, tính mạng người dân hoặc ảnh hưởng tới trật tự an ninh xã hội.

Bài 4: Nhận diện đúng giá trị di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” Bài 4: Nhận diện đúng giá trị di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”
Bài 3: Ca từ và vũ đạo trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt Bài 3: Ca từ và vũ đạo trong diễn xướng Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Bài 2: “Thỉnh Thánh”, “Nịnh đồng” và “Dẫn hồn” Bài 2: “Thỉnh Thánh”, “Nịnh đồng” và “Dẫn hồn”
Bài 1: Bản giao hưởng của vũ trụ Bài 1: Bản giao hưởng của vũ trụ
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư

Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư

Tại vùng Siberia nguyên sơ và hùng vĩ, Shaman giáo đang hồi sinh đầy mạnh mẽ, gợi nhớ về những truyền thống cổ xưa. Shaman giáo tại Siberia - nơi con người kết nối với năng lượng thiên nhiên và thế giới linh hồn kỳ bí.
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: Sự thật không thể phủ nhận

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: Sự thật không thể phủ nhận

Nhiều năm qua, các đối tượng thiếu thiện chí, cực đoan, phản động không ngừng tìm mọi phương thức, thủ đoạn hòng chống phá Đảng, Nhà nước ta. Một trong những vấn đề mà họ thường xuyên rêu rao, bịa đặt, đeo bám quyết liệt là xuyên tạc, vu khống về tình hình tự do, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Thủ đoạn, hoạt động này tiếp tục được các thế lực thù địch đẩy mạnh trong năm 2024.
Tôn vinh giá trị tín ngưỡng thờ mẫu tại Bắc Ninh

Tôn vinh giá trị tín ngưỡng thờ mẫu tại Bắc Ninh

Ngày 29/11, Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội thảo khoa học "Giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu tỉnh Bắc Ninh và định hướng công tác quản lý trong đời sống đương đại".

Đọc nhiều

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Ngày 2/5 tại Thái Lan, Trung tâm Việt Nam học thuộc Đại học Ratjabath Udon Thani (Thái Lan) và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam tổ chức Lễ ký kết hợp tác đào tạo tiếng Việt.
Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Dù kinh tế gặp khó, Trung Quốc vẫn nắm lợi thế vượt trội nhờ kiểm soát dài hạn và không bị áp lực bầu cử. Tổng thống Trump liệu có sai lầm chiến lược khi chơi “ván cờ thuế quan” với Trung Quốc?
Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Nhóm thiện nguyện Đà Nẵng tặng người dân Lào ở Kà Lừm 1.200 suất quà

Từ 30/4 - 4/5, Nhóm từ thiện Gia đình Thoa Thoa tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) đã trao tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) 1.200 suất quà, tổng giá trị gần 1,6 tỷ đồng.
Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước

Người Việt tại Nhật hòa chung niềm vui 50 năm ngày thống nhất đất nước

Trong hai ngày 3 và 4/5, tại thành phố Higashi Osaka (Nhật Bản) đã diễn ra Festival kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Việt Nam (30/4/1975 – 30/4/2025) với chủ đề “Trái tim Việt Nam - 50 năm hòa chung một nhịp”.

Multimedia

Xem trên
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024