--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
19:00 | 30/09/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bản sắc ASEAN là “sự thống nhất trong đa dạng”

Với sự đoàn kết và nhất trí cao, ASCC đã và đang chủ động thích ứng, thường xuyên trao đổi và nỗ lực cùng nhau đạt được các ưu tiên đã đề ra từ đầu năm trên các lĩnh vực như môi trường bền vững, sẵn sàng trong tương lai việc làm, sự đáp ứng của nền công vụ, quyền của trẻ em, giảm nghèo, lồng ghép giới, công tác xã hội, bảo vệ đối tượng dễ bị tổn thương, phát triển thể thao và thanh niên, và nhận thức về thông tin góp phần thúc đẩy hơn nữa những nỗ lực của cộng đồng nhằm hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025.
Bản sắc ASEAN là “sự thống nhất trong đa dạng”
Bản sắc ASEAN là “sự thống nhất trong đa dạng” - Ảnh minh họa

Bản sắc ASEAN được nhắc đến là “sự thống nhất trong đa dạng” (unity in diversity), hay nói một cách khác, nó chính là “Phương cách ASEAN” (ASEAN way) với hai đặc trưng cơ bản là không can thiệp (non-interference) và đồng thuận (consensus) về nguyên tắc, nhưng mềm dẻo, linh hoạt trong hành động.

Ở góc độ văn hóa - xã hội, mục tiêu quan trọng nhất của ASCC là thúc đẩy tiến bộ xã hội và xây dựng bản sắc chung ASEAN. Trong Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC giai đoạn 2009-2015, ASEAN đã đề ra mục tiêu chiến lược, các biện pháp và lộ trình thực hiện tạo dựng bản sắc ASEAN. Cụ thể là:

Xem xét và xây dựng kế hoạch mới về truyền thông trong khu vực và quốc gia tại mỗi nước thành viên. Đây là chính sách nhằm khuyến khích các hội nghị, cơ quan chuyên ngành, như Hội nghị quan chức cấp cao thông tin ASEAN (SOMRI), Hội nghị quan chức cao cấp về văn hóa và nghệ thuật (SOMCA), Ủy ban Văn hóa thông tin ASEAN (ASEAN COCI)... phát huy vai trò thúc đẩy bản sắc và nhận thức ASEAN.

Các nước ASEAN chủ trương phối hợp sản xuất các tài liệu in, phát thanh và đa phương tiện về ASEAN để các cơ quan thông tin quốc gia và tư nhân của các nước thành viên sao chép và phổ biến…; thông qua các phương tiện truyền thông và chương trình giảng dạy tại các nhà trường, trao đổi sinh viên, trao đổi tài liệu; thiết lập các mối liên kết giữa các thành phố, thị trấn trong ASEAN, đặc biệt là những nơi có di sản văn hóa nghệ thuật, tăng cường sự hiểu biết và khoan dung giữa các dân tộc của các nước ASEAN, đồng thời tăng cường năng lực quốc gia trong việc bảo tồn và phát huy các di sản nghe nhìn.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ASEAN. Xây dựng và cải thiện pháp luật và các văn kiện, cơ chế khu vực để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ASEAN cũng như truyền thống của từng nước thành viên. Việc thành lập trung tâm văn hóa ASEAN trong từng quốc gia thành viên cũng như các nước đối tác của ASEAN cũng nằm trong kế hoạch tổng thể của mỗi nước.

Bên cạnh đó, Hiệp hội kêu gọi các quốc gia thành viên nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các làng nghề thủ công truyền thống và ngành nghề ở nông thôn; quản lý, xúc tiến và bảo tồn văn hóa truyền thống và phi truyền thống…; thực hiện các đánh giá rủi do và chuẩn bị kế hoạch ứng phó khẩn cấp đối với các di sản văn hóa bị đe dọa nghiêm trọng.

Bản sắc ASEAN là “sự thống nhất trong đa dạng”

Đối với các di sản văn hóa quan trọng của ASEAN, Hiệp hội khuyến khích cộng đồng cùng tham gia công tác bảo tồn song song với việc xây dựng năng lực quản lý.

Thúc đẩy sự sáng tạo và ngành công nghiệp văn hóa. Mục tiêu này được thực hiện thông qua hợp tác giữa các doanh nghiệp văn hóa vừa và nhỏ, tăng cường trao đổi kiến thức và kinh nghiệm; tạo cơ hội cho sự sáng tạo văn hóa trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên; nâng cao năng lực của các tổ chức quốc gia để quản lý và phát triển ngành công nghiệp văn hóa; khuyến khích việc hợp tác về văn hóa với các nước đối tác của thành viên ASEAN.

Kêu gọi sự tham gia của cả cộng đồng. Xây dựng các tổ chức phi chính phủ liên kết với ASEAN trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; tổ chức diễn đàn xã hội ASEAN và các hội nghị xã hội ASEAN; thành lập chương trình tình nguyện viên ASEAN bao gồm các chuyên gia trẻ, tập trung và hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ cộng đồng vào năm 2009; chia sẻ công khai thông tin mạng và cơ sở dữ liệu của ASEAN nhằm tạo ra một luồng thông tin rộng lớn và hữu ích trong khu vực.

Ngay từ năm 2004, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN phụ trách thông tin (ARMI) đã thông qua một khẩu hiệu “Mười quốc gia, Một cộng đồng” (Ten nations, One community) và khẩu hiệu này được dùng trong tất cả các hoạt động, các tài liệu cũng như các văn kiện chính thức của ASEAN.

Cũng tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 26 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 29/9. Các bộ trưởng đánh giá cao ASCC trong việc thực hiện sáng kiến tăng cường sức mạnh tổng hợp của ASEAN ứng phó với các thảm họa thiên tai (ASEAN SHIELD - lá chắn ASEAN), từ đó bảo vệ người dân trước những tác động tiêu cực liên quan.

Hội nghị ghi nhận phần chia sẻ các quan điểm của các bộ trưởng ASEAN về các lĩnh vực cần quan tâm và thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội và các nỗ lực phòng, chống đại dịch COVID-19, bao gồm việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể phục hồi sau COVID-19 của Cộng đồng ASEAN.

Các bộ trưởng cũng bày tỏ sự mong đợi với việc thành lập và vận hành Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED). Hội nghị đánh giá cao sự thành công của cam kết hỗ trợ nhân đạo của ASEAN với Myamar do Tổng Thư ký ASEAN chủ trì ngày 18/8/2021, trong đó đã nhận được sự chú ý của cộng đồng quốc tế cũng như huy động hỗ trợ gần 8 triệu USD để giúp Myanmar ứng phó với sự lây nhiễm của đại dịch COVID-19.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung bày tỏ sự ủng hộ cao đối với sáng kiến của Brunei xây dựng Khuôn khổ Toàn diện về nền kinh tế chăm sóc với những chính sách chiến lược về: ứng phó với thách thức và cơ hội của xã hội già hóa; xây dựng ASEAN với khả năng chống chịu thiên tai; đổi mới công nghệ và chuyển đổi kỹ thuật số trong ASEAN; xây dựng gia đình làm nền tảng vững mạnh cho nền kinh tế chăm sóc; tăng cường an sinh xã hội/không ai bị bỏ lại phía sau; tăng cường khả năng phục hồi và bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đánh giá những giải pháp được đưa ra là hết sức thiết thực, đảm bảo được ổn định xã hội và góp phần vào phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ những nỗ lực của Việt Nam để khắc phục và vượt qua đại dịch COVID-19, đặc biệt là việc Chính phủ chủ động ban hành và thực hiện nhiều chính sách về tài chính-tài khóa, giảm thuế, giảm giá điện, nước, triển khai các gói hỗ trợ tiền mặt cho người dân, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Chính phủ cũng thực hiện những chính sách miễn giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn… cho người lao động, giảm sâu thu nhập để đảm bảo an sinh xã hội và sớm hồi phục kinh tế - sản xuất an toàn, trong điều kiện chủ động thích ứng, linh hoạt, và kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả.

Với sự đoàn kết và nhất trí cao, ASCC đã và đang chủ động thích ứng, thường xuyên trao đổi và nỗ lực cùng nhau đạt được các ưu tiên đã đề ra từ đầu năm trên các lĩnh vực như môi trường bền vững, sẵn sàng trong tương lai việc làm, sự đáp ứng của nền công vụ, quyền của trẻ em, giảm nghèo, lồng ghép giới, công tác xã hội, bảo vệ đối tượng dễ bị tổn thương, phát triển thể thao và thanh niên, và nhận thức về thông tin góp phần thúc đẩy hơn nữa những nỗ lực của cộng đồng nhằm hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025.

Campuchia cho rằng ASEAN cần phải tuân thủ nguyên tắc đa phương và đoàn kết Campuchia cho rằng ASEAN cần phải tuân thủ nguyên tắc đa phương và đoàn kết
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen ngày 11/11 nhấn mạnh việc thúc đẩy hội nhập Cộng đồng ASEAN trong trạng thái bình thường mới là một nhiệm vụ cần thiết để tạo sức mạnh to lớn đưa ASEAN trở thành một khu vực bền vững và có tính cạnh tranh.
Thúc đẩy, đa dạng và phát triển nền công vụ trong cộng đồng ASEAN Thúc đẩy, đa dạng và phát triển nền công vụ trong cộng đồng ASEAN
Ngày 29/10, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến phổ biến kinh nghiệm của các nước ASEAN trong lĩnh vực cải cách công vụ, nâng cao năng lực cho công chức địa phương năm 2021.
Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 phê duyệt Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030.
Khánh An
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao

Ngày 14/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung (Hội), đã tiếp Đoàn đại biểu Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) do ông Terry He, Phó Chủ tịch Tập đoàn dẫn đầu. Ông bày tỏ mong muốn doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.
Ra mắt cuốn “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp tại Athens

Ra mắt cuốn “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp tại Athens

Ngày 12/5, tại thủ đô Athens, Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu, ra mắt cuốn sách “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững

CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững

Nhờ sự hỗ trợ từ tổ chức CARE International tại Việt Nam (CARE), dự án “Tiến về phía trước” đang mang lại những thay đổi rõ rệt trong sinh kế của người dân xóm Lạng (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), thông qua việc phát triển mô hình trồng và chế biến cây gai xanh - loại cây trồng chủ lực tại địa phương.
Nha Trang - Hội An tiếp tục lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

Nha Trang - Hội An tiếp tục lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

Các tạp chí du lịch uy tín thế giới liên tiếp gọi tên những điểm đến nổi bật tại Việt Nam. Cụ thể, thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) đã lọt vào top 6 trong danh sách 25 điểm đến tuyệt vời nhất châu Á đầu năm 2025; Hội An được vinh danh là thành phố cổ lãng mạn nhất thế giới.
Học sinh Lào được chăm sóc ở Thái Bình

Học sinh Lào được chăm sóc ở Thái Bình

Tổ chức giao lưu dịp lễ Tết, vận động hội viên đỡ đầu lưu học sinh khó khăn, hỗ trợ kịp thời về học tập và đời sống… là những việc làm thiết thực của Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình (Hội) nhằm đồng hành cùng gần 300 lưu học sinh Lào tại địa phương.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới