--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại
16:24 | 11/12/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

"Bảo vệ quyền con người là làm cho mỗi người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc"

Thủ tướng tin tưởng với sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, toàn dân, công tác bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người ngày càng đạt kết quả tốt đẹp.
Gia Lai: tập trung vào 04 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm quyền con người
Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Sáng 11/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người. Hội nghị do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội, trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

'Bảo vệ quyền con người là làm cho mỗi người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc'
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng đồng chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Lãnh đạo các đoàn thể chính trị, xã hội; Lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố; các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Hội nghị góp phần hưởng ứng giai đoạn thứ 5 của chương trình giáo dục quyền con người do Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua ngày 19/8/2024 và kỷ niệm 76 năm Ngày Quốc tế về quyền con người (10/12/1948-10/12/2024).

Góp phần nâng cao nhận thức và phát huy quyền con người

Khai mạc Hội nghị, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh "Một trong những điểm cốt lõi của kỷ nguyên mới, như trao đổi của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chính là hướng tới mục tiêu "mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, cho hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu."

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, trong kỷ nguyên mới này, quyền con người, quyền công dân được Đảng, Nhà nước ta tiếp tục quan tâm và ngày càng được bảo đảm tốt hơn, như khát khao tột bậc khi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong ước. Thời gian qua, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung, giáo dục quyền con người nói riêng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc, đặc biệt trong thời kỳ Đổi mới."

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo tổng kết và thảo luận đánh giá về kết quả và hạn chế trong việc thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” và Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Đề án; đồng thời đề xuất nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục quyền con người trong tình hình mới.

Hội nghị đánh giá sau 7 năm thực hiện Đề án, cả nước đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên; biên soạn và đưa vào sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, các tài liệu tham khảo về quyền con người phục vụ giảng dạy; tổ chức giáo dục quyền con người cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân.Việc triển khai Đề án đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người; trang bị kiến thức, kỹ năng về quyền con người cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người làm công tác thực tiễn của các ban, bộ, ngành, địa phương tham gia vào các hoạt động của Đề án, đặc biệt là cho đội ngũ giáo viên, giảng viên và người học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân và một số lĩnh vực khác; người học và công chúng được nâng cao nhận thức và phát huy quyền con người; góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc về quyền con người ở Việt Nam; thành tựu về giáo dục quyền con người đã lan tỏa tới nhiều tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao ở trong và ngoài nước.

'Bảo vệ quyền con người là làm cho mỗi người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc'
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thẳng thắn cho rằng, việc thực hiện Đề án chưa được thực hiện theo đúng tiến độ đề ra; quá trình tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của Đề án còn lúng túng, chưa thực hiện đúng kế hoạch; việc triển khai Đề án ở địa phương còn vướng mắc do thiếu tài liệu hướng dẫn; kinh phí dành cho Đề án còn hạn chế...

Phát biểu kết luận Hội nghị, ghi nhận các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Hội nghị có ý nghĩa quan trọng, gửi đi thông điệp về bảo vệ quyền con người và giáo dục về quyền con người của Việt Nam với thế giới, khẳng định đường lối chính sách, tổ chức thực hiện, hướng tới người dân về quyền con người của Việt Nam.

Nêu một số vấn đề về quyền con người và giáo dục quyền con người trên phạm vi quốc tế và Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vấn đề quyền con người và giáo dục quyền con người là một trong những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là quan điểm xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Trong các Cương lĩnh, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đều coi trọng việc bảo đảm quyền con người.

Trong đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Trong bài viết Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ: “không để một số điều luật trở thành điểm nghẽn cản trở thực hiện quyền con người, quyền công dân và phát triển kinh tế-xã hội.”

Thực hiện chủ trương đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, chỉ đạo triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, nghị quyết, kết luận về quyền con người, trong đó có “Đề án đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục trong thệ thống giáo dục quốc dân.”

Thời gian qua, việc bảo đảm quyền con người, triển khai giao dục về quyền con người tại Việt Nam đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.

Theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2024 tăng 8 bậc so với kỳ trước, từ 115 lên vị trí 107/193 quốc gia; theo xếp hạng của Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc năm 2024 của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143; Chỉ số phát triển bền vững (SDGs) của Việt Nam năm 2024 tăng 1 bậc so với năm 2023, xếp thứ 54/166; Việt Nam hiện là thành viên và tích cực tham gia các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.

Lấy ví dụ trong việc chăm lo cho người dân trong đại dịch COVID-19, trong khắc phục Bão số 3 (Yagi), xóa nhà tạm, dột nát hay xóa đói, giảm nghèo... Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ Đảng, Nhà nước ta không có mục tiêu nào khác cao hơn là mang lại độc lập tự do cho dân tộc và cuộc sống hạnh phúc, ấm no của người dân, để mọi người dân có quyền được sống, quyền được tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc như trong bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng công bố với quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945.

Giáo dục quyền con người phải thiết thực, hiệu quả, không hình thức

Biểu dương các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đã có nhiều nỗ lực, triển khai đồng bộ, toàn diện và cơ bản bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả Đề án giáo dục quyền con người, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của toàn dân, toàn diện, bao trùm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và do nhân dân làm chủ; là chương trình chính thức, đặt trong tổng thể nền giáo dục Việt Nam lấy "học sinh là trung tâm, thầy cô giáo là động lực, nhà trường là nền tảng", trong xã hội học tập, thực hiện học tập suốt đời.

'Bảo vệ quyền con người là làm cho mỗi người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc'
Các đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Nhấn mạnh, giáo dục quyền con người có ý nghĩa và là nội dung đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thời gian tới Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm quyền con người; thể chế hóa đầy đủ và thực hiện hiệu quả các nội dung về quyền con người đã được Hiến pháp năm 2013 quy định; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo hướng toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững trên tinh thần lấy người dân là trung tâm, là chủ thể; tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc tuyên truyền, giám sát và thúc đẩy sự tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong toàn xã hội.

Cùng với đó, tham gia có trách nhiệm, thúc đẩy đối thoại, hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm chung về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo.

Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, nhất là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân một cách thực chất, thiết thực, hiệu quả, chống chủ nghĩa thành tích, qua loa, chiếu lệ, hình thức, Thủ tướng Chính phủ lưu ý việc bảo vệ nhân quyền và giáo dục quyền con người ở Việt Nam phải được thể hiện trong các nội hàm: con người được sống vui, sống khỏe, sống an toàn, sống xanh; mọi người được tự do, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, phát huy tối đa lợi ích của bản thân và đóng góp cho cộng đồng, xã hội; người Việt Nam có cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc, năm sau cao hơn năm trước, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, để thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu phát triển vĩ đại là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu, Thủ tướng đề nghị phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, giá trị quyền con người và tăng cường giáo dục về quyền con người; mong muốn và tin tưởng, các cơ quan tham gia Đề án tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tập trung thời gian, trí tuệ, nguồn lực với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và sớm hoàn thành tốt tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu Đề án đã đề ra.

Thủ tướng tin tưởng với sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, toàn dân, công tác bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp, góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Theo Vietnamplus.vn

https://www.vietnamplus.vn/bao-ve-quyen-con-nguoi-la-lam-cho-moi-nguoi-dan-ngay-cang-am-no-va-hanh-phuc-post1000298.vnp

Gắn kết chặt chẽ công tác nhân quyền từ Trung ương đến địa phương Gắn kết chặt chẽ công tác nhân quyền từ Trung ương đến địa phương
Việt Nam khẳng định không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế Việt Nam khẳng định không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế
Theo Vietnamplus.vn
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Tin bài liên quan

Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực tại Khóa họp lần thứ 59 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực tại Khóa họp lần thứ 59 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Từ ngày 16/6 đến 08/7, Khóa họp lần thứ 59 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ), thu hút sự tham dự của đông đảo đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva dẫn đầu đã tham gia tích cực vào các hoạt động nghị sự của khóa họp.
Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

43 năm thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Việt Nam không ngừng hoàn thiện thể chế, thúc đẩy pháp luật và chính sách nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền cơ bản của con người. Trước thềm Phiên đối thoại lần thứ tư với Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 7/2025, Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ, chủ động và minh bạch với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.
Việt Nam chính thức bỏ án tử hình với 8 tội danh

Việt Nam chính thức bỏ án tử hình với 8 tội danh

Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội, sáng 25/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự với 429/439 đại biểu có mặt tán thành. Một trong những nội dung đáng chú ý nhất là việc bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 08 tội danh, trong đó có tội tham ô tài sản và nhận hối lộ - hai tội từng được áp dụng mức án cao nhất.

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Lật tàu trên vịnh Hạ Long: các lực lượng nỗ lực tìm kiếm người mất tích, đã cứu được 12 người

Lật tàu trên vịnh Hạ Long: các lực lượng nỗ lực tìm kiếm người mất tích, đã cứu được 12 người

Chiều 19/7, do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha), tàu du lịch Vịnh Xanh 5 bất ngờ bị giông lốc đánh lật trên vịnh Hạ Long khiến 53 người rơi xuống biển. Ngay sau khi nhận được thông tin, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hội nghị Trung ương 12: Đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 12: Đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Hội nghị Trung ương 12 đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Kết quả của Hội nghị thể hiện rõ tinh thần đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, đoàn kết - dân chủ - kỷ cương - sáng tạo - phát triển.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.