Bất động sản Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, tính đến ngày 20/3/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 8,9 tỷ USD, bằng 87,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD, chiếm 30,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
![]() |
Dòng vốn FDI đổ nhiều vào thị trường bất động sản Việt Nam qua con đường mua bán và sáp nhập (M&A). Ảnh minh họa: Internet |
"Số liệu trên cho thấy rằng, mặc dù nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nhưng chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam theo hướng giảm số lượng, tăng về chất lượng, loại bỏ dự án quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng bắt đầu phát huy tác dụng. Theo đó, Việt Nam vẫn được đánh giá tiếp tục là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn và tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh bất động sản", Bộ Xây dựng đánh giá.
Về hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 tháng đầu năm 2022, kinh doanh bất động sản là ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 47,2%). Số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động là 845 doanh nghiệp, tăng 92,0% so với cùng kỳ năm 2021.
Trước nhiều động lực tăng trưởng, doanh nghiệp bất động sản cũng hướng đến những kế hoạch lạc quan để tăng tốc ngay từ những tháng đầu năm 2022, trong đó có việc đấy nhanh tiến độ các dự án và mở rộng quỹ đất.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, sau một thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng của các đợt dịch Covid-19, cuối năm 2021 và ba tháng đầu năm 2022, sau khi hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước trở về trạng thái “bình thường mới”, thị trường bất động sản đã dần sôi động trở lại, lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng dần. Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 800 sàn giao dịch đã trở lại hoạt động (so với quý IV/2021 là 400 sàn giao dịch), các sàn giao dịch đã chủ động, linh hoạt, thay đổi phương án kinh doanh về thích ứng, ứng dụng công nghệ vào việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo, chuyển đổi số trong bán hàng.
"Nhìn chung thị trường bất động sản vẫn có thể phải đối diện với nhiều thách thức nhưng năm 2022 sẽ thêm nhiều tín hiệu khởi sắc hơn do đây là năm thứ ba sống chung với dịch Covid-19 nên tâm lý người dân dần thích nghi. Dù dịch bệnh diễn biến phức tạp thì hoạt động giao dịch vẫn diễn ra, quan trọng hơn các sàn giao dịch bất động sản đã có kinh nghiệm và được sàng lọc qua tác động của dịch Covid-19", Bộ Xây dựng nhận định.
Tin bài liên quan

Hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI "đổ" vào Việt Nam trong 4 tháng, tăng gần 40%

Việt Nam duy trì mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ 35-40 tỷ USD trong năm 2025

Tọa đàm cơ hội đầu tư kinh doanh tại Lào: động lực mới cho hợp tác kinh tế Việt - Lào
Đọc nhiều

WVI và ADM triển khai thành công sáng kiến thủy lợi tại tỉnh Quảng Trị

Slovakia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á

Huế, Khánh Hoà tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng phát xít

Bộ Quốc phòng Lào tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Việt Nam thống nhất đất nước

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng thăm và chúc mừng Đại lễ Phật đản 2569 tại Chùa Tam Bảo
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
