--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
10:09 | 11/10/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bất ngờ với tấm bằng thạc sĩ của nữ trưởng phòng tỉnh ủy Đắk Lắk

Sau khi kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng khẳng định không thấy xuất hiện tên bà Trần Thị Ngọc Ái Sa trong danh sách được Đại học Đà Nẵng cấp bằng thạc sĩ như thông tin phản ánh. Hiện, Nhà trường đang chờ kết luận chính thức của cơ quan chức năng về trường hợp này để có hướng xử lý theo quy định.

Ngày 8/10, trao đổi với PV Báo Thời Đại, đại diện Trung tâm Đào tạo Thường xuyên - ĐH Đà Nẵng cho biết, thông qua báo chí, đơn vị này đã nắm được thông tin bà Trần Thị Ngọc Ái Sa mượn bằng cấp 3 của chị gái để thăng tiến, giữ chức Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk. Theo đó, lãnh đạo nhà trường đã ngay lập tức tiến hành kiểm tra, xác minh toàn bộ thông tin, rà soát lại quá trình học tại Trung tâm Đào tạo Thường xuyên - ĐH Đà Nẵng của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa.

dieu bat ngo dang sau tam bang thac si truong dai hoc da nang cua nu truong phong danh trao nhan than
Trường Đại học Đà Nẵng.

Liên quan tới vụ nữ trưởng phòng Tỉnh ùy Đắk Lắk đánh tráo nhân thân, mạo danh chị gái để thăng tiến, mới đây, để xác minh toàn bộ các thông tin thuộc về bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (Trưởng phòng Hành chính – Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk, tên thật sự Trần Thị Ngọc Thêm), PGS.TS. Lê Thành Bắc (Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng) đã tiến hành kiểm tra, xác minh và làm rõ về bằng cấp mang tên Trần Thị Ngọc Ái Sa.

Theo Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng, sau kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ, nhà trường không thấy xuất hiện tên bà Trần Thị Ngọc Ái Sa trong danh sách được Đại học Đà Nẵng cấp bằng thạc sĩ như thông tin phản ánh, theo nguồn tin từ báo Tiền Phong.

Cụ thể, ông Lê Thành Bắc cho biết, Đại học Đà Nẵng chỉ cấp bằng đại học cho bà Trần Thị Ngọc Ái Sa với hồ sơ có đầy đủ giấy tờ nhân thân. Người học có chứng minh nhân dân, hồ sơ giấy tờ đều mang tên Trần Thị Ngọc Ái Sa, bằng phổ thông trung học do Giám đốc sở GDDT tỉnh Lâm Đồng cấp cũng tên là Trần Thị Ngọc Ái Sa.

Hơn thế, bà Trần Thị Ngọc Ái Sa cũng có bằng thạc sĩ tại trường Đại học này. Song, theo lãnh đạo nhà trường, ông Bắc lại cho rằng bà Sa tốt nghiệp chuyên ngành kế toán với học lực trung bình – khá nên không có đủ điều kiện học và tốt nghiệp thạc sĩ.

Ông Bắc khẳng định thêm, Đại học Đà Nẵng chỉ cấp bằng đại học chuyên ngành kế toán hệ đào tạo từ xa cho bà Trần Thị Ngọc Ái Sa với hồ sơ mang tên người này. Bằng thạc sĩ là do Học viện Tài chính cấp, không liên quan đến ĐH Đà Nẵng.

“Qua kiểm tra, xác minh, thực tế bà Trần Thị Ngọc Ái Sa tốt nghiệp thạc sĩ khóa 2017 – 2019 của Học viện tài chính liên kết với Đại học Tây Nguyên. Đề tài tốt nghiệp của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa là Nâng cao hiểu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Cty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk. Việc cấp bằng thạc sĩ cho bà Trần Thị Ngọc Ái Sa không liên quan đến Đại học Đà Nẵng”, ông Bắc trả lời PV Tiền Phong.

Trong khi đó, Th.s Nguyễn Hữu Hiển, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo thường xuyên (ĐH Đà Nẵng), cho hay: Bà Trần Thị Ngọc Ái Sa được cấp bằng đại học chuyên ngành kế toán hệ đào tạo từ xa.

“Từ đầu đến cuối đều là Trần Thị Ngọc Ái Sa. Còn việc người đó là Trần Thị Ngọc Thảo hay Trần Thị Ngọc Thêm hay Trần Thị Ngọc Ái Sa chúng tôi không thể xác định ai là ai được”, ông Hiển nói.

Do vậy, lãnh đạo trường Đại học Đà Nẵng cũng cho biết phía nhà trường đang chờ kết luận chính thức của cơ quan chức năng về trường hợp của bà Ái Sa để có hướng xử lý theo quy định.

Trước đó, bà Trần Thị Ngọc Ái Sa bị tố từng theo học tại ĐH Đà Nẵng, hệ đào tạo từ xa, chuyên ngành Kế Toán. Ngoài ra, trong đơn tố cáo nặc danh còn có một số thông tin khác như: chưa học hết cấp 3 nhưng đã lấy bằng cấp 3 của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa(là chị ruột) để đi học Trung cấp, học liên thông lên Đại học và hiện nay đã học đến Thạc sỹ; đồng thời, kê khai lý lịch cán bộ công chức không trung thực...

Tuệ An (Tổng hợp)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đắk Lắk: đoàn kết quân dân nơi biên giới qua chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”

Đắk Lắk: đoàn kết quân dân nơi biên giới qua chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”

Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk vừa chủ trì, phối hợp với huyện ủy, UBND huyện Ea Súp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp và các nhà tài trợ tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại xã Ia Lốp, huyện Ea Súp.
Đắk Lắk: người dân có cơ hội hiểu hơn về chủ quyền 'Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam'

Đắk Lắk: người dân có cơ hội hiểu hơn về chủ quyền 'Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam'

Diễn ra từ ngày 01-3/11 tại huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk), Triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Krông Năng tổ chức với hơn 7.000 người đăng ký đến tham quan, tìm hiểu.

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Người Việt tại Ba Lan: cộng đồng đoàn kết, hệ thống tổ chức hội đoàn đầy đủ trên các lĩnh vực

Người Việt tại Ba Lan: cộng đồng đoàn kết, hệ thống tổ chức hội đoàn đầy đủ trên các lĩnh vực

Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Ba Lan từ ngày 05-08/7/2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã thăm, tìm hiểu tình hình cộng đồng người Việt tại Ba Lan.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới