--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
11:25 | 20/05/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp đang lây lan ở Châu Âu và Mỹ

Với việc phát hiện hàng loạt ca mắc bệnh đậu mùa khỉ - một bệnh nhiễm virus hiếm gặp liên quan đến bệnh đậu mùa - đã đánh dấu một đợt bùng phát bất thường ở Mỹ và Châu Âu của căn bệnh thường chỉ giới hạn ở Châu Phi.
USAID viện trợ hơn 1.000 túi nhu yếu phẩm cho người dân Đà Nẵng bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 USAID viện trợ hơn 1.000 túi nhu yếu phẩm cho người dân Đà Nẵng bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19
Cấp phát lương thực, thực phẩm cho 1.127 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tại Quảng Bình Cấp phát lương thực, thực phẩm cho 1.127 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tại Quảng Bình

Ngày 18/5, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên mắc đậu mùa khỉ, một căn bệnh hiếm gặp vừa xuất hiện trước đó ở một số nước châu Âu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Sở Y tế Công cộng Massachusetts cho biết bệnh nhân vừa trở về từ Canada và đã nhập viện để điều trị.

Giới chức Mỹ đang tích cực phối hợp nhằm truy vết khẩn cấp những người tiếp xúc với bệnh nhân, đồng thời khẳng định “ca nhiễm mới sẽ không gây rủi ro cho cộng đồng và tình trạng bệnh nhân đã chuyển biến tốt”.

Hiện CDC cũng đang theo dõi tình hình các ổ dịch được phát hiện trong 2 tuần qua ở một số nước châu Âu, bao gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh.

Trước đó, bệnh đậu mùa khỉ đã bất ngờ xuất hiện ở châu Âu sau khi Anh xác nhận ca mắc bệnh đầu tiên trong năm nay vào hôm 7/5. Tính đến thời điểm hiện tại, Anh đã ghi nhận ít nhất 7 ca nhiễm.

Cũng trong ngày 18/5, Bồ Đào Nha là quốc gia tiếp theo báo cáo 5 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp. Theo đó, 5 ca bệnh của nước này nằm trong số 20 ca nghi nhiễm và hiện tất cả đều trong tình trạng ổn định. Cùng ngày, các đơn vị y tế Tây Ban Nha cho biết họ đang tiến hành xét nghiệm 8 ca nghi nhiễm vừa mới được phát hiện.

Bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp đang lây lan ở Châu Âu, Mỹ nguy hiểm thế nào?
Virus đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ động vật sang người hoặc từ người sang người - Ảnh: WHO

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phối hợp với giới chức y tế Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) để đánh giá về bệnh đậu mùa khỉ. Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, bà Maria Van Kerkhove lưu ý rằng cần "theo dõi việc tiếp xúc để bảo đảm rằng không có thêm sự lây truyền từ người sang người, cũng như truy ngược tiếp xúc để hiểu rõ hơn về nguồn lây nhiễm của các ca bệnh".

Bệnh đậu mùa khỉ ở người chủ yếu gây ra các đợt bùng phát ở khu vực châu Phi và thường hiếm xuất hiện ở châu Âu. Căn bệnh này tương tự như bệnh đậu mùa ở người, và dễ dàng bị lầm tưởng là thủy đậu. Ca mắc bệnh đầu tiên đã được ghi nhận vào những năm 70 của thế kỷ trước tại CHDC Congo. Đến nay, bệnh này đã xuất hiện ở các nước Trung và Tây Phi, với phần lớn các ca mắc được ghi nhận ở Congo và Nigeria. Năm 2003, bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở Mỹ. Đến năm 2018, Anh cũng ghi nhận trường hợp ca nhiễm đầu tiên.

Các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện trong vòng từ 5 - 21 ngày kể từ khi nhiễm virus, bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh và mệt mỏi. Biểu hiện rõ ràng nhất là phát ban, thường xuất hiện trên mặt trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể, sau đó hình thành các tổn thương da.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ là họ hàng của bệnh đậu mùa - bệnh đã được loại trừ vào năm 1980 - nhưng ít lây truyền hơn, gây ra các triệu chứng nhẹ hơn và ít gây chết người hơn.

Bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài từ 2-4 tuần và các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu từ 5 đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ thường là kết hợp sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết. Triệu chứng sưng hạch bạch huyết thường giúp các bác sĩ phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với bệnh thủy đậu hoặc bệnh đậu mùa, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Đặc điểm chính của bệnh đậu mùa khỉ là phát ban khó chịu khi sốt. Các nốt phát ban có xu hướng phát triển từ 1-3 ngày sau đó, thường bắt đầu trên mặt và sau đó lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Số lượng những nốt này có thể từ vài đến hàng nghìn. Các nốt đậu mùa khỉ sẽ tải trải qua quá trình từ ở trong da, nổi lên, chứa đầy dịch sau đó là mụn mủ và cuối cùng đóng vảy trước khi vỡ.

Bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp đang lây lan ở Châu Âu, Mỹ nguy hiểm thế nào?
.Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện ở Châu Âu, Mỹ trong thời gian gần đây - Ảnh: euronews.com

Virus đậu mùa khỉ thuộc dòng Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Virus đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên năm 1958 trong 2 đợt bùng phát của căn bệnh giống như thủy đậu xảy ra ở những con khỉ trong phòng thí nghiệm được giữ để nghiên cứu, do đó căn bệnh này được đặt tên như vậy.

Tuy nhiên, khỉ có thể không phải là loài gây ra các đợt bùng phát đậu mùa khỉ và vẫn chưa xác định được ổ chứa tự nhiên của bệnh đậu mùa khỉ dù WHO cho biết nhiều khả năng là loài gặm nhấm.

“Ở Châu Phi, bằng chứng về sự lây nhiễm virus đậu mùa khỉ đã được tìm thấy ở nhiều loài động vật bao gồm sóc dây, sóc cây, chuột túi Gambia, chuột ngủ đông, các loài khỉ khác" - cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cho biết.

Các khu vực thường phát hiện đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ ở người chủ yếu gây ra các đợt bùng phát ở các khu vực rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Tây Phi và không thường thấy ở Châu Âu. Cộng hòa Dân chủ Congo đã ghi nhận trường hợp bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người vào năm 1970.

Kể từ đó, các ca bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo ở 11 quốc gia Châu Phi: Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Bờ Biển Ngà, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo, Sierra Leone và Nam Sudan.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được báo cáo bên ngoài Châu Phi có liên quan đến việc nhập khẩu động vật có vú bị nhiễm bệnh vào Mỹ năm 2003.

Gần đây hơn, năm 2018 và 2019, 2 du khách từ Israel và Singapore đến Anh đã được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ. Cả hai đều từng đi tới Niegria, nơi có một đợt bùng phát lớn căn bệnh này, theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC).

Con đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ?

Một người có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ từ vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh khi ăn thịt thú rừng, tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh hoặc chạm vào giường hoặc quần áo bị ô nhiễm.

Virus xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương ở da, đường hô hấp hoặc niêm mạc mắt, mũi, miệng.

Việc lây truyền từ người sang người được cho là chủ yếu xảy ra qua các giọt bắn đường hô hấp lớn, thường không thể di chuyển quá vài mét, vì vậy cần phải tiếp xúc trực tiếp lâu dài mới có nguy cơ lây bệnh.

Một số chuyên gia Anh bình luận về đợt bùng phát gần đây ở Anh cho biết, còn quá sớm để kết luận rằng bệnh đậu khỉ đã lây lan qua quan hệ tình dục, nhưng đó là một khả năng.

Điều trị và phòng ngừa

Hiện chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào được khuyến nghị cho bệnh đậu mùa khỉ và bệnh này thường tự khỏi.

Vaccine phòng bệnh đậu mùa được cho là có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ, nhưng vì bệnh đậu mùa đã được tuyên bố là đã bị diệt trừ hơn 40 năm trước, nên các loại vaccine đậu mùa thế hệ đầu tiên không còn được cung cấp cho công chúng.

Một loại vaccine mới hơn do Bavarian Nordic phát triển để phòng ngừa bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ đã được phê duyệt ở Liên minh Châu Âu, Mỹ và Canada theo tên thương mại Imvanex, Jynneos và Imvamune và thuốc kháng virus cũng đang được phát triển.

“Hộ chiếu vaccine” điện tử của Việt Nam có thể sử dụng tại những quốc gia nào? “Hộ chiếu vaccine” điện tử của Việt Nam có thể sử dụng tại những quốc gia nào?
Việt Nam đạt được thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 19 nước. Mã QR của “Hộ chiếu vaccine” có thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ Y tế ký số xác nhận.
Giải quyết đầy đủ quyền lợi bảo hiểm xã hội đối lao động mắc Covid-19 Giải quyết đầy đủ quyền lợi bảo hiểm xã hội đối lao động mắc Covid-19
Nhằm tạo thuận lợi, giải quyết kịp thời, chính xác hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động (NLĐ) mắc Covid-19, BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 719/BHXH-CSXH gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu triển khai, thực hiện một số nội dung liên quan.
Đông Phong (t/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác Việt-Mỹ trong tương lai

Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác Việt-Mỹ trong tương lai

Theo nhà nghiên cứu Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson, hai nước Việt Nam và Mỹ còn có những lĩnh vực hợp tác khác như vấn đề sông Mekong và an ninh hàng hải.
Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump tiếp tục vấp phải rào cản pháp lý khi hàng chục thẩm phán liên bang trên khắp nước Mỹ ban hành các phán quyết bác bỏ những nỗ lực trục xuất quy mô lớn của chính quyền.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Cộng đồng người Việt tại Senegal là một phần không thể tách rời của dân tộc

Đó là nhận định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal, diễn ra chiều 22/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Senegal. Cùng dự cuộc gặp có Phó Chủ tịch Quốc hội Senegal Samba Dang.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Ngày 24/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Cuba Gerardo Peñalver Portal đã dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài Anh hùng dân tộc José Martí trong vườn hoa Tao Đàn (Hà Nội).
Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Hợp tác thúc đẩy phúc lợi cho người Việt tại Hàn Quốc

Tổng Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc (AVCK) và Quỹ Thế giới Yongbong đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) vào ngày 23/7/2025, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc. Thỏa thuận góp phần tăng cường nguồn lực phục vụ cộng đồng, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân Việt – Hàn.
Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Phát biểu tại các phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong các ngày 22, 24/7, Đại sứ Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hành động tập thể do Liên hợp quốc dẫn dắt, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp, trong đó có Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.