--> -->
Trang chủ Quốc tế
16:39 | 04/05/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ

Chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump tiếp tục vấp phải rào cản pháp lý khi hàng chục thẩm phán liên bang trên khắp nước Mỹ ban hành các phán quyết bác bỏ những nỗ lực trục xuất quy mô lớn của chính quyền.
Tổng thống Trump với tham vọng mở rộng lãnh thổ, tái sinh "thời đại Mạ vàng"
Thuế quan thời Trump: Châm ngòi xu hướng “phi Mỹ hóa”?

Trở lại vai trò Tổng thống trong nhiệm kỳ thứ hai, ông Donald Trump tuyên bố sẽ triển khai một chiến dịch trục xuất quy mô lớn đối với người nhập cư. Nhưng kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối từ hệ thống tư pháp liên bang, khi nhiều thẩm phán trên khắp nước Mỹ cho rằng ông đang biến khẩu hiệu tranh cử thành những quyết định trái pháp luật.

Theo một phân tích của tờ Politico (báo Đức) dựa trên hàng trăm vụ kiện nhằm vào Trump, có thể thấy ông đang gặp chướng ngại trong việc triển khai chương trình nghị sự về nhập cư của mình. Các tòa án liên tục lên tiếng phản đối việc chính quyền đẩy nhanh quá trình bắt giữ và trục xuất người nhập cư đang cư trú tại Mỹ.

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump liên tiếp vấp phải sự phản đối từ tòa án Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty)

Vụ viện dẫn đạo luật Kẻ thù nước ngoài

Đạo luật Kẻ thù nước ngoài năm 1798, vốn cho phép trục xuất công dân của các quốc gia có xung đột với Mỹ, chỉ từng được viện dẫn 3 lần trong lịch sử trước khi Tổng thống Donald Trump sử dụng nó để trục xuất những người Venezuela mà ông cáo buộc là thành viên của các băng đảng tội phạm.

Vào ngày 15/3, chính quyền Trump tiến hành vòng trục xuất đầu tiên với tốc độ chóng mặt. Một số máy bay chở người bị trục xuất đã cất cánh ngay trong lúc một phiên tòa khẩn cấp đang diễn ra để ngăn chặn việc Trump viện dẫn luật này. Thẩm phán James Boasberg của Tòa sơ thẩm Mỹ đã cảnh báo rằng ông có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các quan chức chính quyền vì phớt lờ lệnh của tòa.

Tiếp đó, các thẩm phán tại Colorado và Texas tuyên bố rằng ông Trump đã lạm dụng đạo luật vượt quá thẩm quyền cho phép. Khi có dấu hiệu các cơ quan di trú chuẩn bị một đợt trục xuất khẩn cấp thứ hai theo đạo luật này, Tòa án Tối cao đã ban hành một lệnh bất thường vào nửa đêm, buộc chính quyền phải tạm dừng.

Trục xuất người nhập cư đến quốc gia thứ ba thay vì về quê hương

Trong một số trường hợp, người bị trục xuất không thể được đưa trở lại quốc gia của họ nếu Quốc hội hoặc tòa án xác định rằng họ có nguy cơ bị ngược đãi hoặc không an toàn tại đó. Để đối phó với tình huống này, chính quyền Trump đã tìm cách nhanh chóng trục xuất họ đến các "quốc gia thứ ba".

Một thẩm phán liên bang tại Massachusetts đã cấm biện pháp này. Vụ việc hiện đang được Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực số 1 xem xét. Thẩm phán Brian Murphy phán quyết rằng việc trục xuất sang quốc gia thứ ba mà không đánh giá từng trường hợp cụ thể về nguy cơ bị tra tấn hoặc đàn áp là hành vi vi phạm quyền được xét xử công bằng theo quy định của luật tố tụng.

Hủy bỏ bảo vệ tạm thời cho người chạy trốn khỏi khủng hoảng nhân đạo

Chính quyền Trump từng nỗ lực hủy bỏ tình trạng pháp lý của hàng trăm nghìn người được phép cư trú tại Mỹ theo diện bảo vệ tạm thời, bao gồm những người chạy trốn khỏi đàn áp chính trị, bạo lực hoặc thiên tai ở bốn quốc gia: Cuba, Haiti, Nicaragua và Venezuela. Trước đó, chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden đã gia hạn quy chế bảo vệ cho nhóm trên. Tuy nhiên, Bộ trưởng An ninh Nội địa Kristi Noem đã tìm cách rút ngắn thời hạn của quy chế này.

Đáp lại, hai thẩm phán liên bang - tại California và Massachusetts - đã ban hành lệnh cấm thi hành, tạm thời chặn các kế hoạch trục xuất nhóm cư dân có nguy cơ bị ảnh hưởng. Mới đây, chính quyền liên bang đã đệ đơn kháng cáo khẩn cấp lên Tòa án Tối cao, yêu cầu dỡ bỏ một trong các lệnh cấm.

Vụ trục xuất Kilmar Abrego Garcia và “Cristian”

Một trong những vụ việc nhận được phản ứng gay gắt nhất từ giới tư pháp là vụ trục xuất Kilmar Abrego Garcia, một người cư trú tại bang Maryland đã bị trục xuất nhầm sang El Salvador. Tòa án Tối cao Mỹ tuyên bố lệnh trục xuất này là “bất hợp pháp”, vì trước đó một thẩm phán di trú đã ra lệnh cấm đưa Kilmar Abrego Garcia đến El Salvador. Một thẩm phán phúc thẩm khác cũng đã gay gắt lên án hành vi của chính quyền, gọi đây là hành động “gây sốc” và vi phạm những nguyên tắc cơ bản về quyền tự do của công dân Mỹ.

Hiện tại, một thẩm phán quận tại Maryland đang điều tra việc chính quyền không tuân thủ lệnh của bà trong việc đưa Kilmar Abrego Garcia trở lại Mỹ.

Cùng thời điểm, một vụ việc khác ít được công chúng chú ý hơn cũng diễn ra tại Maryland. Một thẩm phán liên bang đã ra lệnh đưa một người đàn ông bị trục xuất trở lại Mỹ. Trong hồ sơ của tòa án, ông được nhắc đến với tên “Cristian”. Người này đã bị trục xuất sang El Salvador cùng ngày với Kilmar Abrego Garcia, mặc dù hồ sơ xin tị nạn của anh vẫn đang trong quá trình xét duyệt.

Trục xuất sinh viên, học giả với lý do "bài Do Thái"

Một loạt vụ án gần đây xoay quanh nỗ lực của chính quyền Trump trong việc trục xuất các sinh viên đại học và nhà nghiên cứu đã lên tiếng chỉ trích Israel. Những trường hợp này bao gồm Mahmoud Khalil, Badar Khan Suri, Mohsen Mahdawi và Rumeysa Ozturk - tất cả đều là học giả và sinh viên tại các trường đại học danh tiếng như Columbia, Tufts và Georgetown.

Bộ trưởng Ngoại giao Marco Rubio đã viện dẫn một điều khoản mơ hồ trong luật nhập cư, rằng sự hiện diện của họ "gây tổn hại đến lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ". Tuy nhiên, các đương sự cho rằng họ bị nhắm đến vì họ có quan điểm ủng hộ Palestine. Họ cho rằng điều này điều vi phạm Tu chính án thứ nhất của Mỹ về quyền tự do ngôn luận.

Một thẩm phán liên bang tại Vermont đã ra lệnh trả tự do cho Mohsen Mahdawi, sinh viên Đại học Columbia. Trong khi đó, các sinh viên, học giả khác - Mahmoud Khalil (Đại học Columbia), Rumeysa Ozturk (Đại học Tufts) và Badar Khan Suri (Đại học Georgetown) - vẫn đang bị giam giữ trong lúc các vụ kiện tiếp tục tiến triển. Các thẩm phán tham gia các vụ kiện này đều đã ra lệnh cấm trục xuất cho đến khi có phán quyết chính thức của tòa án.

Rà soát thông tin của các sinh viên toàn thời gian tại Mỹ

Chính quyền Trump đã nỗ lực rà soát lý lịch tư pháp của 1,3 triệu sinh viên nước ngoài đang học tập tại Mỹ. Quá trình rà soát này gặp nhiều sai sót. Nhiều sinh viên bị "đánh dấu" chỉ vì những va chạm nhỏ với cơ quan thực thi pháp luật - không đủ cơ sở pháp lý để thu hồi thị thực hay chấm dứt tư cách lưu trú.

Kết quả là một làn sóng kiện tụng đã nổ ra tại hàng chục tiểu bang. Hơn 50 lệnh cấm của tòa án đã được ban hành, bảo vệ hàng trăm trong số hơn 6.000 sinh viên bị ảnh hưởng. Trước sức ép pháp lý và phản ứng dữ dội từ các tổ chức giáo dục, chính quyền đã buộc phải rút lại kế hoạch và chấm dứt chương trình kiểm tra. Tuy vậy, một số vụ kiện vẫn đang được tiếp tục bởi các sinh viên yêu cầu chính quyền cam kết sẽ không nhắm vào họ với lý do tương tự trong tương lai nữa.

Bắt giữ người mà không có lệnh tại California

Thẩm phán Jennifer Thurston của Tòa sơ thẩm Mỹ tại California đã ra phán quyết rằng lực lượng Biên phòng đã vượt quá thẩm quyền hợp pháp khi tiến hành chặn xe và bắt giữ người mà không có lệnh bắt. Theo bà, các đặc vụ đã không đáp ứng tiêu chí pháp lý cơ bản: phải có cơ sở hợp lý về việc người bị bắt giữ đang cư trú bất hợp pháp tại Mỹ. Phán quyết của bà yêu cầu lực lượng này tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn pháp lý trong các vụ kiểm tra và bắt giữ tương tự trong tương lai.

Dừng tiếp nhận người tị nạn

Chính quyền Trump vấp phải phản ứng quyết liệt trong nỗ lực tạm dừng tiếp nhận người tị nạn. Một thẩm phán liên bang cho rằng hành động này là trái pháp luật, vi phạm các nghĩa vụ nhân đạo quốc tế và luật định của Mỹ. Mặc dù một tòa phúc thẩm liên bang sau đó đã giới hạn phạm vi của phán quyết, tòa vẫn buộc chính quyền tiếp tục tiếp nhận những người tị nạn đã được phê duyệt trước khi Trump nhậm chức.

Nỗ lực định nghĩa lại quyền công dân theo nơi sinh

Một trong những chính sách gây tranh cãi nhất của Trump từ những ngày đầu trở lại nhiệm sở là sắc lệnh hành pháp nhằm sửa đổi cách hiểu truyền thống về quyền công dân theo nơi sinh - quyền được bảo đảm bởi Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ. Chính sách này ngay lập tức bị bác bỏ bởi ba thẩm phán liên bang, tất cả đều ra lệnh chặn thi hành trên toàn quốc. Hiện Tòa án Tối cao đang xem xét liệu các thẩm phán có vượt quyền khi áp dụng lệnh cấm trên phạm vi toàn quốc hay không.

Tổng thống Biden đặt dấu chấm hết cho chương trình nhập cư của người tiền nhiệm

Tổng thống Biden đặt dấu chấm hết cho chương trình nhập cư của người tiền nhiệm

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức hủy bỏ chương trình "Ở lại Mexico" vốn có từ thời ông Donald Trump.

Chính sách nhập cư của Trump: Thành công trong kiểm soát, thách thức trong hệ quả

Chính sách nhập cư của Trump: Thành công trong kiểm soát, thách thức trong hệ quả

Những con số về tình trạng vượt biên trái phép đang giảm mạnh tại biên giới Mỹ-Mexico đang phản ánh hiệu quả rõ rệt từ chính sách siết chặt nhập cư mà Tổng thống Donald Trump đã triển khai ngay từ ngày đầu nhiệm kỳ hai. Song song với thành công trong việc giảm dòng người vượt biên, chính sách này cũng tạo ra những hệ lụy sâu rộng về mặt nhân đạo, kinh tế và ngoại giao, đặt ra câu hỏi lớn về bản sắc của nước Mỹ trong tương lai
Minh Anh (theo Politico)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Dù kinh tế gặp khó, Trung Quốc vẫn nắm lợi thế vượt trội nhờ kiểm soát dài hạn và không bị áp lực bầu cử. Tổng thống Trump liệu có sai lầm chiến lược khi chơi “ván cờ thuế quan” với Trung Quốc?
Thuế quan thời Trump: Châm ngòi xu hướng “phi Mỹ hóa”?

Thuế quan thời Trump: Châm ngòi xu hướng “phi Mỹ hóa”?

Chính sách thuế quan "có đi có lại" được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra nhằm kiềm chế toàn cầu hóa, tuy nhiên các vấn đề cấu trúc cố hữu của nó có thể đẩy nhanh xu hướng “phi Mỹ hóa” trong thương mại toàn cầu. Đó là nhận định được bà Zhang Monan, Phó Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Mỹ và châu Âu tại Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc (CCIEE) nêu trong một bài viết đăng trên trang China-US Focus ngày 2/5.
Tổng thống Trump tự tin sau 100 ngày nhiệm kỳ hai: “Tôi đang chữa lành nước Mỹ”

Tổng thống Trump tự tin sau 100 ngày nhiệm kỳ hai: “Tôi đang chữa lành nước Mỹ”

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài ABC News ngày 29/4 đánh dấu cột mốc 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ hai tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump thể hiện sự tự tin về các chính sách đang triển khai, từ kinh tế, nhập cư đến đối ngoại và cải cách hành chính, nhấn mạnh mục tiêu “chữa lành một nước Mỹ đau yếu” sau nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Joe Biden.

Đọc nhiều

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Ông Patrick-Édouard Bloch - người con út của vua Bảo Đại - nói: "Việt Nam là một dân tộc rất thân thiện. Tất cả các mối quan hệ mà tôi có với người Việt Nam, thực sự, rất hoàn hảo và chân thành".
Tình cảm bền chặt giữa Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống

Tình cảm bền chặt giữa Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống

Từng là “cái nôi” đào tạo lớp lớp thế hệ cán bộ, sinh viên Việt Nam, những nước bạn bè truyền thống thuộc Liên Xô (trước đây) như Belarus, Azerbaijan hay Kazakhstan có một vị trí đặc biệt trong trái tim những người Việt Nam trưởng thành dưới mái trường Xô-viết. Mối ân tình son sắt với các quốc gia này từ những năm tháng chiến tranh gian khổ vẫn luôn được các thế hệ lãnh đạo và người dân Việt Nam trân trọng, nâng niu, nỗ lực gìn giữ, tăng cường trong thời kỳ mới.
Trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng tiền ăn trưa

Trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng tiền ăn trưa

Từ ngày 1/5, trẻ em nhà trẻ bán trú (từ 3 tháng đến 3 tuổi) tại các khu vực khó khăn được hỗ trợ tiền ăn trưa theo Nghị định số 66/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách. Mức hỗ trợ là 360.000 đồng/tháng/trẻ, áp dụng tối đa 9 tháng trong một năm học.
Giá trị tâm linh gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ

Giá trị tâm linh gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 2/5, trong khuôn khổ chuyến tháp tùng xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến Việt Nam tham dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, ông Kiren Rijiju - Bộ trưởng các Vấn đề nghị viện và thiểu số Cộng hòa Ấn Độ - đã có cuộc gặp gỡ Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Multimedia

Xem trên
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Sáng 28/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Công an TP, Sở Y tế, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc giải quyết, khắc phục hậu quả cháy nhà dân tại trên phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.