--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
17:03 | 03/05/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Thuế quan thời Trump: Châm ngòi xu hướng “phi Mỹ hóa”?

Chính sách thuế quan "có đi có lại" được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra nhằm kiềm chế toàn cầu hóa, tuy nhiên các vấn đề cấu trúc cố hữu của nó có thể đẩy nhanh xu hướng “phi Mỹ hóa” trong thương mại toàn cầu. Đó là nhận định được bà Zhang Monan, Phó Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Mỹ và châu Âu tại Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc (CCIEE) nêu trong một bài viết đăng trên trang China-US Focus ngày 2/5.
100 Ngày đầu tiên nhiệm kỳ hai: Tổng thống Trump tái định hình nước Mỹ
Trump 2.0: 100 ngày của những quyết sách gây chấn động toàn cầu

Vào ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố sắc lệnh áp đặt thuế quan "có đi có lại" đối với hàng nhập khẩu vào nước này. Trong đó, mức cơ bản 10% áp dụng cho tất cả các nước, mức thuế cao hơn áp dụng với các đối tác có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ.

Theo bà Zhang, đây là sự chuyển hướng rõ rệt từ chính sách thương mại song phương sang cách tiếp cận "ném bom rải thảm", làm suy yếu hệ thống thương mại đa phương và nguyên tắc tối huệ quốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chính sách này “đã đẩy mức thuế quan trung bình có trọng số của Mỹ lên 25,9%, vượt cả mức trong Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley năm 1930”, bà Zhang nhận định.

Chuyên gia nhận định Mỹ sẽ không thể thắng trong cuộc chiến thuế quan toàn cầu. (Ảnh minh họa: KT)
Chuyên gia nhận định Mỹ sẽ không thể thắng trong cuộc chiến thuế quan toàn cầu. (Ảnh minh họa: KT)

Bà lập luận rằng Mỹ khó có khả năng giành lợi thế từ chính sách thuế này, đặc biệt khi so sánh với Trung Quốc. Bà dẫn số liệu cho thấy, năm 2024, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chỉ chiếm khoảng 14,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Chỉ 95 mặt hàng phụ thuộc trên 50% thị phần Mỹ, chiếm 2,13% kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ. Trong khi đó, Mỹ lại phụ thuộc vào Trung Quốc ở 591 sản phẩm (trên 50%), với tổng kim ngạch nhập khẩu 224,1 tỷ USD - chiếm khoảng 48,4% tổng hàng nhập từ Trung Quốc.

Trung Quốc sở hữu đầy đủ cả 41 ngành công nghiệp theo hệ thống phân loại công nghiệp của Liên hợp quốc và có khả năng tích hợp dọc toàn diện, từ đóng gói chip đến sản xuất ô tô. Bà Zhang nhấn mạnh: "Chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh khiến Trung Quốc trở thành một mắt xích không thể thay thế trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu".

Hiệu ứng dịch chuyển đơn hàng do tác động thuế quan cũng không làm suy giảm đáng kể vai trò của Trung Quốc. Bà Zhang dẫn chứng, khoảng 70% đơn hàng từ Trung Quốc chuyển sang Việt Nam và Mexico chỉ liên quan đến khâu lắp ráp, trong khi linh kiện cốt lõi vẫn do Trung Quốc cung cấp.

Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường. Tỷ trọng thương mại với các khu vực ngoài Mỹ như ASEAN, Trung Đông và Mỹ Latinh tăng từ 32% (2019) lên 47% (2023), phần lớn nhờ hiệu ứng từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Ngược lại, chính sách thuế quan của Mỹ bị cho là đang phản tác dụng khi phần lớn gánh nặng thuế lại đổ lên người tiêu dùng và doanh nghiệp nội địa. Bộ Thương mại Mỹ cho biết việc làm trong ngành sản xuất chỉ tăng 0,5% trong giai đoạn áp thuế - thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Bên cạnh đó, khoảng 30% sản phẩm trung gian sử dụng trong sản xuất tại Mỹ là hàng nhập khẩu, nên thuế quan đã làm gia tăng chi phí đầu vào. Một số doanh nghiệp thậm chí lựa chọn chuyển nhà máy ra nước ngoài để tránh thuế, thay vì hồi hương sản xuất. “Thuế quan có đi có lại có thể không đưa sản xuất trở về Mỹ, mà ngược lại, còn khiến các hoạt động này dịch chuyển sang nơi khác”, bà Zhang nhận định.

Chính sách thuế thiếu nhất quán và thường xuyên thay đổi của chính quyền Trump cũng bị đánh giá là gây mất lòng tin nơi các đối tác thương mại, kể cả các đồng minh thân cận. Một số quốc gia đã bắt đầu chủ động điều chỉnh chiến lược thương mại, tìm kiếm đối tác và thiết lập cơ chế mới ngoài Mỹ.

Bình luận về vấn đề này, nhà phân tích Stephen Collinson của CNN (Mỹ) cho rằng Trung Quốc có thể rút ra bài học từ chiến lược thuế quan của ông Trump: Tổng thống Mỹ buộc phải lùi bước nếu chính sách gây phản ứng tiêu cực, đặc biệt khi phải đối mặt với một đối thủ "chơi rắn" như Trung Quốc.

“Ngay cả khi xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ suy giảm, chính người tiêu dùng Mỹ mới là bên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thuế quan. Nếu chi tiêu giảm sút, điều đó có thể đẩy kinh tế Mỹ tiến gần hơn đến nguy cơ suy thoái”, ông Collinson cảnh báo.

Một số chuyên gia cho rằng, dù ông Trump có hoãn áp mức thuế cao đối ứng, thì mức thuế cơ bản 10% với tất cả hàng nhập khẩu cũng đủ để cản trở tăng trưởng và tạo thêm gánh nặng chi phí cho người tiêu dùng Mỹ.

Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường? Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?
Nhiều tập đoàn bán lẻ của Hoa Kỳ vẫn tin tưởng vào thị trường Việt Nam Nhiều tập đoàn bán lẻ của Hoa Kỳ vẫn tin tưởng vào thị trường Việt Nam

Phan Anh (tổng hợp)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tổng thống Trump tự tin sau 100 ngày nhiệm kỳ hai: “Tôi đang chữa lành nước Mỹ”

Tổng thống Trump tự tin sau 100 ngày nhiệm kỳ hai: “Tôi đang chữa lành nước Mỹ”

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài ABC News ngày 29/4 đánh dấu cột mốc 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ hai tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump thể hiện sự tự tin về các chính sách đang triển khai, từ kinh tế, nhập cư đến đối ngoại và cải cách hành chính, nhấn mạnh mục tiêu “chữa lành một nước Mỹ đau yếu” sau nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Joe Biden.
Tổng thống Trump với tham vọng mở rộng lãnh thổ, tái sinh "thời đại Mạ vàng"

Tổng thống Trump với tham vọng mở rộng lãnh thổ, tái sinh "thời đại Mạ vàng"

Vượt ra ngoài những chuẩn mực thông thường của một bài diễn văn nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã phác họa hình ảnh nước Mỹ quay trở lại thời kỳ đế quốc, với tham vọng mở rộng lãnh thổ chưa từng thấy kể từ thế kỷ XIX. Đây là đánh giá được đưa ra trong bài viết "Chủ nghĩa đế quốc kiểu mới của Mỹ" đăng trên The Economist (Anh). Tạp chí Thời đại lược dịch và giới thiệu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán

Ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.

Đọc nhiều

Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Con út của vua Bảo Đại: Từ ký ức với vua cha đến mong ước trở về cội nguồn

Ông Patrick-Édouard Bloch - người con út của vua Bảo Đại - nói: "Việt Nam là một dân tộc rất thân thiện. Tất cả các mối quan hệ mà tôi có với người Việt Nam, thực sự, rất hoàn hảo và chân thành".
Hiến kế để du lịch Việt Nam tăng trưởng bền vững từ thị trường quốc tế

Hiến kế để du lịch Việt Nam tăng trưởng bền vững từ thị trường quốc tế

Theo thống kê từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, quý I/2025 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử với ngành du lịch Việt Nam khi đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế - con số cao nhất từng ghi nhận trong một quý. Lượng khách này tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2024 và gấp hơn 2 lần so với năm 2019 - thời điểm trước đại dịch COVID-19. Tổng doanh thu toàn ngành đạt khoảng 242.000 tỷ đồng.
Tình cảm bền chặt giữa Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống

Tình cảm bền chặt giữa Việt Nam và các nước bạn bè truyền thống

Từng là “cái nôi” đào tạo lớp lớp thế hệ cán bộ, sinh viên Việt Nam, những nước bạn bè truyền thống thuộc Liên Xô (trước đây) như Belarus, Azerbaijan hay Kazakhstan có một vị trí đặc biệt trong trái tim những người Việt Nam trưởng thành dưới mái trường Xô-viết. Mối ân tình son sắt với các quốc gia này từ những năm tháng chiến tranh gian khổ vẫn luôn được các thế hệ lãnh đạo và người dân Việt Nam trân trọng, nâng niu, nỗ lực gìn giữ, tăng cường trong thời kỳ mới.
Việt - Mỹ: Cựu thù thành Đối tác Chiến lược Toàn diện

Việt - Mỹ: Cựu thù thành Đối tác Chiến lược Toàn diện

Ngày 1/5, tại thành phố New York (Mỹ), buổi tọa đàm với chủ đề “Kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt Nam - Mỹ: Cựu thù thành đối tác” đã được tổ chức bởi Viện Đông Á Weatherhead thuộc Đại học Columbia. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh và 30 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ.
Báo Thụy Sĩ đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam

Báo Thụy Sĩ đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tờ Le Temps của Thụy Sĩ đã có bài viết đánh giá về các tiềm năng kinh tế của Việt Nam.

Multimedia

Xem trên
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Sáng 28/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Công an TP, Sở Y tế, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc giải quyết, khắc phục hậu quả cháy nhà dân tại trên phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.