--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
18:27 | 19/10/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bí thư chi bộ bản gìn giữ sách cổ của người Dao

Những cuốn sách cổ có tuổi đời trên 100 năm của người Dao Đỏ hiện đang được ông Lý Liền Siểu, 57 tuổi, ở bản Xín Chải, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cẩn thận cất giữ. Đối với ông, đó là tài sản vô giá nên ông luôn ý thức bảo quản, giữ gìn để thế hệ con cháu được biết đến vốn tri thức quý mà cha ông đã truyền lại cho đời sau.
Phong tục ở rể nhiều ý nghĩa của người Dao Phong tục ở rể nhiều ý nghĩa của người Dao
Độc đáo đám cưới đêm của người Dao Mẫu Sơn Độc đáo đám cưới đêm của người Dao Mẫu Sơn

Ông Lý Liền Siểu nghiên cứu sách cổ của người Dao. Ảnh: Thanh Thuận

“Báu vật” của cha ông

Chúng tôi đến nhà ông Lý Liền Siểu lúc đã gần trưa. Khi ấy, ông Siểu mới từ một lễ cúng trở về. Ông đóng vai trò thầy mo cho buổi lễ. Ông Siểu là người có uy tín của bản, nhiều lần được xã Nà Hỳ và huyện Nậm Pồ tặng Bằng khen, Giấy khen vì những thành tích trong công tác xã hội và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc. Hiện, ông đang làm Bí thư Chi bộ bản Xín Chải.

Gặp chúng tôi, ông Siểu tiếp chuyện chân thật như bản tính vốn có của đồng bào nơi đây. Ông Siểu cho biết: “Bản Xín Chải có 173 hộ người Dao đỏ. Đồng bào chủ yếu làm nghề trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay, nhiều người trẻ đã rời bản đi làm ăn xa, ở bản còn lại hầu hết những người già và trẻ nhỏ. Ngày nay, các hủ tục của người Dao đỏ đã bị loại bỏ, nhiều phong tục rườm rà đã được cải tiến. Tuy nhiên, cũng có một số bản sắc văn hóa của người Dao đỏ dần mai một, trong đó có chữ viết. Vì những người già dần mất đi, lớp trẻ không chịu học hỏi, không có người tiếp nối. Tôi là một người may mắn còn giữ lại được một số sách cổ của người Dao đỏ”.

Ông Siểu mang ra một tập sách ngả màu thời gian, trong đó, nhiều cuốn đã cũ nát. Ông cho biết, các cuốn sách cổ đều được viết bằng chữ Nôm, mực dùng để viết là mực tàu trên chất liệu giấy bản (giấy dó). Giấy bản thường được người Dao đỏ làm từ cây vầu, cây nứa, rơm. Ngày xưa, hầu như nhà nào trong bản có người Dao đỏ sinh sống cũng làm giấy bản để phục vụ cho nhu cầu của gia đình vào những ngày lễ, Tết, ma chay, cưới hỏi, thờ cúng hoặc đóng thành quyển để viết chữ, làm sách.

Các cuốn sách ông Siểu đang sở hữu là do ông nội của ông để lại. Trong đó, có cuốn có “tuổi” đời trên 100 năm, có cuốn có “tuổi” đời đến 300 năm. “Trong những cuốn sách tôi có, cuốn “lủi sết sâu” để xem vận may, điềm gở, trừ tà ma có lịch sử trên 100 năm; cuốn “thông sâu” khoảng trên 200 năm để xem ngày tốt, ngày xấu, ngày làm lễ cấp sắc, ngày làm đám cưới...; một số sách cúng và một số sách dạy chữ Nôm... Có cuốn sách bị ẩm mốc, mờ chữ, hư hại. Tôi đã phải dành thời gian chép lại nội dung các cuốn sách và cất giữ cẩn thận vì nó là “báu vật”, là vốn quý của cha ông truyền cho con cháu đời sau” - Ông Siểu chia sẻ.

Bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Dao

Ông Lý Liền Siểu vốn là người Dao đỏ ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Sau khi lập gia đình, vợ chồng ông chuyển đến xã Nà Hỳ sinh sống. Ông Siểu làm thầy mo từ năm 26 tuổi. Ông bảo, nhờ biết chữ, đọc được nhiều sách nên ông được nhiều người yêu quý. Do đó, ông coi những cuốn sách cổ của tổ tiên để lại như vật quý trong nhà, cất giữ chúng cẩn thận; không phải ai cũng được nhìn thấy bộ sách này. Khi được người sưu tầm hỏi mua, ông nhất định không bán.
Ông Siểu cho biết: “Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta, rất ít dân tộc có chữ viết, ngôn ngữ riêng như dân tộc Dao. Những cuốn sách cổ đều được chép tay cẩn thận, có lịch sử trăm năm chính là những bằng chứng cho sự độc đáo trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Dao”.

Đưa bàn tay lần giở những trang sách giấy dó mỏng tang, ố vàng, ông Siểu chia sẻ: “ Sách cổ người Dao rất phong phú về đề tài, có cuốn ghi lại lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc Dao, có cuốn tập hợp những bài cúng trong các ngày lễ, ngày Tết, các nghi lễ; có cuốn xem ngày lành, tháng tốt; có cuốn tập hợp những bài hát giao duyên, dân ca; có cuốn là những bài học về đạo lý làm người; có cuốn ghi chép các kiến thức về thời tiết, các bài thuốc chữa bệnh của người Dao...”.

Theo ông Siểu, sách cổ của người Dao bị thất lạc, mất mát hoặc không còn tồn tại có nhiều nguyên nhân. Do đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhà cửa bị tàn phá, nhiều cuốn sách cổ bị thất lạc hoặc thiêu rụi theo. Bên cạnh đó, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, những cuốn sách lại được viết trên giấy dó mỏng, gặp thời tiết ẩm hay bị mủn, nhòe chữ, mất chữ, mối xông. Cũng có người do không biết chữ, không nhận thức được tầm quan trọng của những cuốn sách cổ cha ông để lại nên khi được hỏi mua đã bán đi...

Là người đam mê, nhiệt huyết với việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Dao, ông Siểu đã dành thời gian chép lại tất cả những bài viết trong những cuốn sách cổ đã nhàu nát để gìn giữ nội dung trong những cuốn sách cổ, nhờ đó, con cháu hiểu được phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của ông cha. Ông Siểu hy vọng, ngành văn hóa sớm có chương trình bảo tồn những cuốn sách cổ của người Dao để những kho kiến thức, kinh nghiệm quý, có giá trị lớn về mặt văn hóa, tín ngưỡng của tổ tiên người Dao sẽ được tồn tại, được lưu truyền trước những biến động của xã hội, được “đánh thức” và phát huy giá trị trong đời sống hôm nay.

Người Dao “ngủ ngửi” để chọn chồng Người Dao “ngủ ngửi” để chọn chồng

Khi đến tuổi trưởng thành, thiếu nữ người Dao (Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ) sẽ thực hiện tục “ngủ ngửi” để chọn bạn đời ...

Bảo tồn Lễ hội Quỹa Hiéng của người Dao đỏ, Hà Giang Bảo tồn Lễ hội Quỹa Hiéng của người Dao đỏ, Hà Giang

Xuất phát từ yếu tố tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong các tộc họ, nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt ...

Caritas: Mang nước sạch cho người Dao ở Quản Bạ Caritas: Mang nước sạch cho người Dao ở Quản Bạ

Du tu, bảo dưỡng và khởi động lại các công trình nước sạch đã được đầu tư cho bà con dân tộc ở vùng cao ...

Thanh Thuận
Nguồn: www.bienphong.com.vn

Tin bài liên quan

Đan lát - nét văn hóa của người Dao Yến Dương

Đan lát - nét văn hóa của người Dao Yến Dương

Bên cạnh việc giữ gìn những bộ trang phục sặc sỡ sắc màu, người Dao Quế Lâm ở xã Yến Dương (Ba Bể) còn lưu giữ nghề đan lát truyền thống, tạo nên những sản phẩm đặc sắc, bền chắc phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Đầu Xuân đi học chữ Nôm Dao

Đầu Xuân đi học chữ Nôm Dao

Theo quan niệm của người Dao ở Tuyên Quang, mùa Xuân là mùa khởi đầu của những điều mới mẻ, khai sáng những điều tốt lành. Trong tiết trời ấm áp, vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ Đông dài, đây là thời điểm thích hợp để các thầy tạo, thầy cúng, các già làng khai bút, dạy người trẻ học chữ Nôm Dao hướng về cội nguồn.
Quảng Ninh: Gìn giữ nghề chạm bạc của người Dao Ba Chẽ

Quảng Ninh: Gìn giữ nghề chạm bạc của người Dao Ba Chẽ

Nghề chạm bạc của người Dao Ba Chẽ được coi là một nét đẹp truyền thống, chứa đựng tinh hoa văn hóa và bản sắc riêng của một cộng đồng dân tộc Dao ở Quảng Ninh.

Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.
Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Chặng đường 30 năm hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển từ đối đầu thành đối tác toàn diện, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược và kinh tế.
Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 cùng thời tiết thuận lợi, vụ vải năm 2025 tại Trung Quốc đã đạt sản lượng kỷ lục. Các vùng trồng vải trọng điểm như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây đều ghi nhận sản lượng tăng mạnh. Nhờ được mùa và hệ thống logistics phát triển, giá vải giảm sâu, giúp người tiêu dùng Trung Quốc có thể dễ dàng thưởng thức loại trái cây yêu thích này với mức giá phải chăng.
Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Ngày 10/7, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm “Định vị Việt Nam - Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Sự kiện đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một chiến lược bài bản nhằm nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan báo chí, tổ chức quốc tế, chuyên gia truyền thông và doanh nghiệp.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Chiều 9/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, ông Nakata Takahiro, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Hokkaido cho biết: tỉnh Hokkaido, công ty Hokkaido Airlines và Tổng công ty Vietnam Airlines đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM của Việt Nam xếp hạng Top 12 thế giới và số 1 Việt Nam tại cuộc thi RRC tháng 6/2025, nâng cao chuyển đổi số bằng AI.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024