--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
09:58 | 21/05/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bỏ phiếu bầu cử thế nào là hợp lệ, đúng luật?

Một số cử tri thắc mắc về cách gạch tên đối với ứng cử viên mình không tín nhiệm trên các phiếu bầu như thế nào là hợp lệ? Có sự khác nhau về cách gạch tên trên phiếu bầu đối với các ứng viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp không?
Bạc Liêu đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong bầu cử Bạc Liêu đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong bầu cử
Những cách tuyên truyền bầu cử độc đáo ở Gia Lai Những cách tuyên truyền bầu cử độc đáo ở Gia Lai
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nguyên tắc bỏ phiếu bầu cử

Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định rất rõ về nguyên tắc bỏ phiếu:

Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.

Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.

Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

Cử tri gạch tên trên ghi phiếu bầu cử như thế nào?

Thông tư số 1/2021của Bộ Nội vụ hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 như sau:

Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữ họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu.

Với các trường hợp không tự viết phiếu bầu hoặc không thể bỏ phiếu, Luật Bầu cử hướng dẫn như sau:

+ Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

+ Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu.

Bầu cử ở Việt Nam trong cảm nhận của bạn bè quốc tế: Ngày hội chính trị đặc sắc Bầu cử ở Việt Nam trong cảm nhận của bạn bè quốc tế: Ngày hội chính trị đặc sắc
Cử tri bầu cử để chọn những người thay mặt mình để lãnh đạo đất nước là một hoạt động chính trị thuần túy ở nhiều quốc gia. Căng thẳng, cam go, thậm chí phải đấu tranh quyết liệt của nhiều lực lượng cử tri cũng như giữa các ứng viên là chuyện thường tình. Nhưng ở Việt Nam, thật thú vị, hoạt động chính trị này không chỉ trọng đại, nghiêm túc, khắt khe trong chính trị mà còn rất háo hức, thuận hòa, tưng bừng, hân hoan trong đời sống của mọi tầng lớp dân chúng cũng như các thành phần ứng viên… Đó là cảm nhận chung của bạn bè khắp năm châu khi trò chuyện với Thời Đại về ngày hội toàn dân của chúng ta.
Video: 6 bước bỏ phiếu bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp Video: 6 bước bỏ phiếu bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp
Cử tri thực hiện theo hướng dẫn quy trình 6 bước để bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp vào ngày 23/5 tới.
Nhận diện 4 hành vi, thủ đoạn chống phá bầu cử Nhận diện 4 hành vi, thủ đoạn chống phá bầu cử
Người dân hết sức cảnh giác với những âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá cuộc bầu cử, lợi dụng cuộc bầu cử để chống phá Đảng, Nhà nước của các đối tượng.

Trọng Sang
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội để phục vụ tổ chức bầu cử sớm, từ đó đẩy nhanh quá trình kiện toàn nhân sự cấp cao trong bộ máy Nhà nước.
Cộng hòa Belarus sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống vào cuối tháng 1 năm 2025

Cộng hòa Belarus sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống vào cuối tháng 1 năm 2025

Ngày 26/1/ 2025, Cộng hòa Belarus sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống. Đây là một trong những sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của Belarus. Cuộc bầu cử Tổng thống gần đây nhất của Belarus diễn ra vào tháng 8/2020.
Đại biểu Quốc hội: Việc khống chế tỷ lệ sở hữu vốn ngân hàng không có nhiều ý nghĩa

Đại biểu Quốc hội: Việc khống chế tỷ lệ sở hữu vốn ngân hàng không có nhiều ý nghĩa

Theo đại biểu, việc khống chế tỷ lệ không quan trọng bằng việc giám sát thực thi quy định, chưa nói đến việc có thể tạo ra rào cản ngăn cản dòng vốn ngoại chảy vào hệ thống ngân hàng.

Bình luận

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 28/6: Bộ trưởng Israel ám chỉ khả năng tiếp tục tấn công Iran, Nga sẵn sàng nối lại đàm phán với Ukraine

Tin quốc tế ngày 28/6: Bộ trưởng Israel ám chỉ khả năng tiếp tục tấn công Iran, Nga sẵn sàng nối lại đàm phán với Ukraine

Bộ trưởng Israel ám chỉ khả năng tiếp tục tấn công Iran; Nga sẵn sàng nối lại đàm phán với Ukraine; Hàng loạt quan chức Hy Lạp từ chức do vướng bê bối gian lận trợ cấp nông nghiệp do EU tài trợ... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 28/6.
VESAMO khởi công Nhà Nhân ái, hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân da cam tại Hà Nội

VESAMO khởi công Nhà Nhân ái, hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân da cam tại Hà Nội

Ngày 27/6 tại Hà Nội, Hội những người Hàn Quốc yêu Việt Nam (VESAMO) phối hợp Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức lễ khởi công Nhà Nhân ái số 6 và số 7 cho hai hộ gia đình nạn nhân chất độc da cam, trao 100 triệu đồng hỗ trợ sinh kế cho 10 hộ gia đình nạn nhân chất độc da cam tại Hà Nội, mỗi hộ 10 triệu đồng.
WWF hỗ trợ Quảng Trị bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu và sinh kế cộng đồng

WWF hỗ trợ Quảng Trị bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu và sinh kế cộng đồng

Ngày 27/6/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 2278/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình “Thực hiện các giải pháp thuận thiên trong lĩnh vực lâm nghiệp và môi trường bao gồm quản lý rừng bền vững và nâng cao chất lượng rừng, đóng góp bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu và sinh kế cộng đồng ở Quảng Trị” do Tổ chức World Wide Fund for Nature (WWF) tài trợ.
Hội thảo 75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Đông Âu: nhiều sáng kiến, đề xuất thiết thực nhằm mở rộng hợp tác

Hội thảo 75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Đông Âu: nhiều sáng kiến, đề xuất thiết thực nhằm mở rộng hợp tác

Cần chính sách miễn thị thực ngắn hạn cho du khách, mở các đường bay trực tiếp, thúc đẩy ngoại giao nhân dân thông qua các hội hữu nghị mở rộng; thành lập liên minh đại học-nghiên cứu... là những đề xuất được đưa ra tại Hội thảo “75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-các nước Trung Đông Âu: Thắt chặt tình hữu nghị, tăng cường hợp tác, hướng tới tương lai” ngày 26/6 tại Hà Nội.
VESAMO góp phần làm sâu sắc quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên kênh đối ngoại nhân dân

VESAMO góp phần làm sâu sắc quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên kênh đối ngoại nhân dân

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến khẳng định, những thành tựu trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc có sự đóng góp quan trọng của đối ngoại nhân dân, trong đó có vai trò tích cực của Hội những người Hàn Quốc yêu Việt Nam (VESAMO).
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới