--> -->
Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
16:05 | 13/07/2025 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

"Tình hữu nghị, quan hệ đối tác và niềm tin là nền tảng quan hệ Việt Nam-Pháp"

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet đã có những chia sẻ về các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh Pháp, động lực hợp tác song phương Việt Nam-Pháp và những định hướng trong tương lai.
Hoạ sĩ người Pháp gốc Rumani nhận giải thưởng cho tác phẩm hội họa "Theo bước chân của Hồ Chí Minh"
4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR
"Tình hữu nghị, quan hệ đối tác và niềm tin là nền tảng quan hệ Việt Nam-Pháp"
Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet trả lời phỏng vấn báo chí. (Ảnh: Việt Đức/TTXVN)

Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Cộng hòa Pháp (14/7/1789-14/7/2025) và hướng tới kỷ niệm một năm ngày hai nước Việt Nam-Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (7/10/2024-7/10/2025), Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam về các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh Pháp, động lực hợp tác song phương và những định hướng trong tương lai.

- Nước Pháp sẽ tổ chức sự kiện kỷ niệm Quốc khánh vào 14/7 tới. Đây là một trong những sự kiện lớn nhất trong năm của Đại sứ quán Pháp nhằm gắn kết người Pháp và người Việt Nam. Đại sứ có thể chia sẻ thêm về chương trình kỷ niệm năm 2025? Chủ đề hay điểm nhấn đặc biệt của sự kiện năm nay là gì?

Đại sứ Olivier Brochet: Hơn bao giờ hết, ngày 14/7 năm nay được đặt dưới dấu ấn của tình hữu nghị, hợp tác và quan hệ đối tác giữa Pháp và Việt Nam để hai nước chúng ta cùng nhau đối mặt với mọi thách thức. Ngày này là dịp để tất cả chúng ta cùng hội ngộ, kỷ niệm ba giá trị cốt lõi của nước Pháp: Tự do, Bình đẳng và Bác ái.

Ngày 14/7 là dịp để tưởng niệm sự kiện chiếm ngục Bastille năm 1789, đánh dấu sự chấm dứt chế độ cũ ở Pháp. Đồng thời, chúng tôi cũng kỷ niệm ngày 14/7/1790 - "Lễ hội Liên bang," tượng trưng cho sự đoàn kết của người dân Pháp dưới chế độ cộng hòa dân chủ mới.

Tại Hà Nội, chúng tôi kỷ niệm ngày lễ này với một ý nghĩa rất đặc biệt, đó là tôn vinh tình hữu nghị. Năm nay, sự kiện Quốc khánh Pháp sẽ trở lại với quy mô như trước đại dịch COVID-19.

Chúng tôi vui mừng được đón tiếp không chỉ những vị khách quý người Việt Nam, từ giới ngoại giao, các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp lớn, mà còn cả cộng đồng người Pháp tại Hà Nội. Một bất ngờ thú vị là sẽ có một nữ ca sỹ Việt Nam trình diễn những bản nhạc Pháp bằng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt.

- Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Pháp đã có nhiều bước tiến nổi bật trong năm 2024 và nửa đầu năm 2025, đặc biệt với chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Đại sứ đánh giá ra sao về động lực hợp tác hiện nay và những kết quả nổi bật nhất trong quan hệ song phương?

Đại sứ Olivier Brochet: Tôi cho rằng có ba từ khóa có thể mô tả chính xác động lực đặc biệt và tích cực trong quan hệ Pháp-Việt Nam hiện nay, đó là: Tình hữu nghị-Quan hệ đối tác -Niềm tin.

Trước hết về tình hữu nghị, đây là một trong những điểm đặc trưng sâu sắc nhất của quan hệ Pháp-Việt, được hình thành từ một lịch sử dài đầy thăng trầm. Cả hai quốc gia đều trân trọng sự đặc biệt này, thể hiện qua việc cùng nhau nhìn lại quá khứ một cách bình tĩnh và thiện chí.

"Tình hữu nghị, quan hệ đối tác và niềm tin là nền tảng quan hệ Việt Nam-Pháp"
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Năm nay, trong chuyến thăm của Tổng thống Emmanuel Macron tới Việt Nam, Tổng thống Emmanuel Macron và Tổng Bí thư Tô Lâm đã cùng nhau trồng cây hữu nghị trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gần Quảng trường Ba Đình - nơi cách đây 80 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Đây là một biểu tượng mạnh mẽ cho mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

Về Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, đây là kết quả quan trọng của chuyến thăm Paris vào tháng 10 năm ngoái của Tổng Bí thư Tô Lâm. Trong suốt 8 tháng sau đó, hai nước đã nỗ lực làm việc để đến thời điểm Tổng thống Emmanuel Macron tới thăm Việt Nam, một loạt thỏa thuận lớn đã được ký kết, khoảng 30 thỏa thuận bao phủ toàn bộ các lĩnh vực của hợp tác song phương. Trong đó, nổi bật là các thỏa thuận về quốc phòng (với một ý định thư tăng cường hợp tác giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng), phát triển bền vững (hợp tác về chuyển đổi năng lượng, phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đường sắt) và đổi mới sáng tạo (trong đó có cả y tế và một thỏa thuận liên chính phủ về nghiên cứu khoa học).

Đặc biệt, thỏa thuận giữa Cơ quan Phát triển Pháp AFD và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là Thỏa thuận hợp tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) đầu tiên được ký kết tại Việt Nam, mở đường cho nhiều thỏa thuận khác hỗ trợ Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng và cam kết trung hòa carbon vào năm 2050.

Về từ khóa "Niềm tin," không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Macron bắt đầu chuyến công du Đông Nam Á bằng điểm đến là Việt Nam. Điều đó thể hiện sự coi trọng đặc biệt mà Tổng thống dành cho Việt Nam, cũng như mong muốn được chia sẻ quan điểm về tình hình quốc tế, thúc đẩy một mối quan hệ hợp tác dựa trên niềm tin. Điều này được thể hiện qua tinh thần hợp tác chặt chẽ trong các cuộc trao đổi mà Tổng thống với các lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ở đó hai bên đã cùng xác định cách thức để Pháp và Việt Nam đóng góp tốt hơn cho hòa bình, ổn định quốc tế, bảo vệ luật pháp quốc tế, và cùng nhau đóng góp cho trật tự toàn cầu.

- Việt Nam vừa khởi động một cuộc cải cách hành chính quy mô lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Đại sứ đánh giá như thế nào về tiến trình cải cách này và những tác động tới việc tăng cường hợp tác Việt Nam-Pháp?

Đại sứ Olivier Brochet: Cũng như nhiều nhà quan sát quốc tế khác, chúng tôi đều rất ấn tượng với quy mô của cuộc cải cách mà Việt Nam đang triển khai, với tốc độ thực hiện nhanh chóng và những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận, cả ở cấp trung ương lẫn địa phương. Tôi đã thấy rõ khối lượng công việc khổng lồ mà các cán bộ địa phương đang gánh vác nhưng với quyết tâm cao trong việc hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

Chúng tôi hiểu rằng mục tiêu cải cách mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề ra là nhằm tạo ra một bộ máy hành chính hiệu quả hơn, với việc đẩy nhanh quá trình ra quyết định. Chúng tôi, từ các đại sứ quán, đối tác, các cơ quan hợp tác phát triển, đến các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đầu tư lâu dài tại Việt Nam, rất kỳ vọng sẽ sớm thấy những kết quả cụ thể từ cuộc cải cách này. Tôi tin chắc rằng, cải cách hành chính thành công sẽ tạo đà mạnh mẽ cho việc mở rộng hợp tác song phương, trong đó có hợp tác giữa Pháp và Việt Nam.

Về phía Pháp, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình này, nhất là thông qua các chương trình hợp tác hành chính mà hai nước đã xây dựng nhiều năm qua, từ cấp trung ương đến cấp địa phương.

Chúng tôi mong tiếp tục chào đón thêm nhiều cán bộ, công chức và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sang Pháp tham gia các chương trình đào tạo tại Viện Hành chính Công quốc gia Pháp (INSP), hoặc tại các trường hành chính danh tiếng khác của Pháp. Mục tiêu của chúng tôi là tạo điều kiện cho trao đổi hai chiều, không chỉ về kỹ năng chuyên môn mà còn về kinh nghiệm quản trị nhà nước hiện đại - điều mà Pháp cũng đã trải qua trong quá trình cải cách hành chính công của mình.

- Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu hiện nay, theo Đại sứ, đâu là những thách thức và đòn bẩy ưu tiên để tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa Pháp và Việt Nam?

Đại sứ Olivier Brochet: Có một lợi thế lớn mà Việt Nam đang nắm giữ, đó là việc Việt Nam đã ký kết và thực thi Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) trong vài năm qua. Trong ASEAN, chỉ có 2 nước có hiệp định tự do thương mại với EU. EVFTA là một thỏa thuận hết sức quan trọng, công bằng, cân bằng và mang lại tính dự đoán cao cho tương lai của quan hệ thương mại song phương.

Chúng tôi hy vọng rằng hiệp định này không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các thỏa thuận thương mại khác được ký trong những điều kiện thiếu thuận lợi. Và quan trọng nhất, cả hai bên cần tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết trong EVFTA, điều mà cho đến nay vẫn đang được bảo đảm. Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác với các rào cản phi thuế quan có thể được áp dụng thiếu minh bạch, làm ảnh hưởng tới giá trị thực của hiệp định này.

- Năm 2024 dự kiến chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng gần 13%, đạt hơn 5,4 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương. Theo Đại sứ, đâu là động lực chính của kết quả này? Và trong tương lai, những lĩnh vực nào sẽ trở thành điểm mạnh của hợp tác kinh tế giữa hai nước?

Đại sứ Olivier Brochet: Chúng tôi rất vui mừng với sự tăng trưởng này, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Xuất khẩu của chúng tôi sang Việt Nam vẫn tăng, tương tự như xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp. Chúng tôi tự tin vào tương lai về xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực lớn.

Ở lĩnh vực hàng không, năm 2025 đã đánh dấu các hợp đồng lớn với Airbus, bao gồm 20 máy bay A330neo cho Vietjet nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp, 100 máy bay A320 và A321 được đặt hàng tại triển lãm hàng không Le Bourget bởi Vietjet. Điều này sẽ diễn ra trong 10-15 năm tới và đóng góp đáng kể vào xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam hàng năm.

"Tình hữu nghị, quan hệ đối tác và niềm tin là nền tảng quan hệ Việt Nam-Pháp"
Lễ bàn giao máy bay của hãng hàng không Vietjet tại sân bay Orly, thủ đô Paris. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Trong lĩnh vực y tế, đây là lĩnh vực mà trong một số năm còn là số một trong các mặt hàng xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam và đang có sự phát triển rất quan trọng theo từng năm. Ngành y tế Pháp rất vững mạnh và được công nhận ở tầm quốc tế. Nhu cầu của người dân Việt Nam cũng ngày càng tăng, Việt Nam không chỉ là một thị trường mà còn là một đối tác trong khuôn khổ quan hệ chiến lược toàn diện.

Một thỏa thuận rất quan trọng đã được ký giữa Sanofi và Hệ thống tiêm chủng hàng đầu Việt Nam VNVC để xây dựng một nhà máy sản xuất vaccine lớn gần Thành phố Hồ Chí Minh, giúp Việt Nam phát triển sản xuất vaccine được nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm của Sanofi.

Ở lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, trao đổi trong lĩnh vực này cũng đang tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu mới của dân số Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp trung lưu với thị hiếu thay đổi. Các sản phẩm Pháp, từ nông sản, thực phẩm chế biến đến rượu vang, đều đáp ứng tốt những mong đợi của công chúng Việt Nam. Vì tất cả những lý do này, chúng tôi tin rằng thương mại song phương của chúng ta sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.

- Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

(Theo TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/tinh-huu-nghi-quan-he-doi-tac-va-niem-tin-la-nen-tang-quan-he-viet-nam-phap-post1049380.vnp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nice, bắt đầu chuyến công tác tại Cộng hòa Pháp Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nice, bắt đầu chuyến công tác tại Cộng hòa Pháp
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Văn hóa là sợi dây đầy âm thanh và sắc màu cho tình hữu nghị Việt Nam - Pháp Thủ tướng Phạm Minh Chính: Văn hóa là sợi dây đầy âm thanh và sắc màu cho tình hữu nghị Việt Nam - Pháp

Theo TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Từ ngày 07 - 08/7, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm và khảo sát tại thành phố Dương Tuyền và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước; Tổng thống Trump cân nhắc áp thuế 500% với dầu Nga; chính phủ Thái Lan mời ông Thaksin cố vấn ứng phó thuế quan Mỹ... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 12/7.
Dấu mốc mới trong hợp tác xác định hài cốt liệt sĩ Việt Nam - Hoa Kỳ

Dấu mốc mới trong hợp tác xác định hài cốt liệt sĩ Việt Nam - Hoa Kỳ

Trang thiết bị, hóa chất và quy trình giám định ADN được Hoa Kỳ chuyển giao cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giúp nâng tỷ lệ chiết tách ADN từ hài cốt liệt sĩ từ 22% lên 70%. Công nghệ mới mở ra khả năng đối chiếu huyết thống xa đến 4-5 thế hệ, dấu mốc quan trọng trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

38 bài dự thi lọt vào Chung tuyển Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài”

Ngày 10/7/2025, tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Ban tổ chức và Ban giám khảo Cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” đã họp rà soát tiến độ và kế hoạch triển khai vòng Chung tuyển năm 2025.
Gieo chữ, gieo hy vọng cho học viên cai nghiện ở Gia Lai

Gieo chữ, gieo hy vọng cho học viên cai nghiện ở Gia Lai

Một lớp học đặc biệt đã và đang diễn ra đều đặn mỗi ngày tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai. Lớp học ấy không có bảng điểm, thành tích, mà là nơi ươm mầm những con chữ đầu tiên cho những học viên mù chữ - bước đầu tiên trên hành trình làm lại cuộc đời.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
BVĐK Tâm Anh dẫn đầu chất lượng ở khối tư nhân tại Hà Nội và TP.HCM

BVĐK Tâm Anh dẫn đầu chất lượng ở khối tư nhân tại Hà Nội và TP.HCM

Chiều 09/7/2025, Sở Y tế Hà Nội và TP.HCM công bố kết quả đánh giá chất lượng các bệnh viện trên địa bàn. Trong đó, BVĐK Tâm Anh Hà Nội đứng đầu chất lượng trong bảng xếp hạng toàn bộ các bệnh viện công lập và tư nhân, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.
Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Chiều 9/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, ông Nakata Takahiro, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Hokkaido cho biết: tỉnh Hokkaido, công ty Hokkaido Airlines và Tổng công ty Vietnam Airlines đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM của Việt Nam xếp hạng Top 12 thế giới và số 1 Việt Nam tại cuộc thi RRC tháng 6/2025, nâng cao chuyển đổi số bằng AI.