--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
07:58 | 23/07/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Bu Prăng điểm khác biệt nhận thức về đường biên giới Việt Nam – Campuchia (bài 12)

Biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia vẫn còn tồn tại 7 khu vực chưa thỏa thuận xong về hướng đi của đường biên giới.
Biên giới Việt Nam – Campuchia: Những vấn đề quản lý (bài 11) Biên giới Việt Nam – Campuchia: Những vấn đề quản lý (bài 11)

Mặc dù đã nỗ lực, tuy nhiên công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia vẫn chưa hoàn thành. ...

Biên giới Việt Nam - Campuchia (bài 10) Biên giới Việt Nam - Campuchia (bài 10)

Biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.137km, khởi đầu tại cột mốc số 0 ở vị trí là ...

Các khu vực cụ thể là:

1.Tỉnh Gia Lai, mốc 30-40.

2.Tỉnh Đắk Lắk, mốc 40-44.

3.Tỉnh Đắk Nông, mốc 56-60 (Bu prăng)

4. Tỉnh Tây Ninh (Vàm Trang Châu) mốc 139-147.

5.Tỉnh An Giang, mốc 241- 245.

6. Khu vực Bình Di mốc 253.

7. Tỉnh Kiên Giang, mốc 296-302 (Rạch Giang Thành)

Trong đó 6/7 khu vực biên giới còn tồn đọng này chủ yếu là do phương pháp kỹ thuật chuyển đổi bản đồ từ Bonne của Pháp tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM của Mỹ tỷ lệ 1/50.000 mà các chuyên gia kỹ thuật bản đồ của hai bên đã áp dụng để tính toán còn khác nhau. Riêng khu vực Bu Prăng là do nhận thức khác nhau về cơ sở pháp lý và thực tế quản lý.

5048 132841 le khanh thanh 4

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Hun Sen cùng mở tấm vải phủ cột mốc số 30 biên giới hai nước. (Ảnh: Nhật Bắc)

Để giúp nâng cao nhận thức, chúng tôi xin được cung cấp các thông tin liên quan đến khu vực biên giới Bu prăng như sau:

Đặc điểm địa lý

Bu Prăng là một khu vực lớn, có diện tích khoảng 52 km2, tạo bởi hai nhánh suối ở thượng nguồn sông Đắk Huýt là nhánh Đắk Dang và Đắc Huýt (sông Đắk Huýt có chiều dài khoảng 75 km, hai nhánh Đắk Huýt và Đắk Dang ở thượng nguồn có chiều dài mỗi nhánh khoảng 15 km) thuộc địa phận xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Đối diện là xã Đắc Đam huyện San Monorom tỉnh Mondunkiri, Campuchia.

Quản lý khu vực Bu Prăng thời kỳ phong kiến

Trước khi thực dân Pháp đến Đông Dương, Tây Nguyên nói chung và Bu Prăng nói riêng do triều Nguyễn quản lý, nhưng chỉ lập thành các “nguồn” của những người dân tộc thiểu số, không lập thành tỉnh, biên giới được xác định là vùng không rõ ràng. Đây là vùng đất hoang vu, thỉnh thoảng có một vài người Kinh mạo hiểm liên lạc với các bộ lạc ở đây để trao đổi muối với các sản phẩm lâm sản.

Khu vực này đã tồn tại hai làng Bu Prăng 1 và Bu Prăng 2. Hiện nay vẫn còn mồ mả chôn cất và các dấu tích dân cư sinh sống trước đây (mồ mả, chum chóe…) Hai làng này đặt dưới sự cai trị của chính quyền phong kiến thực dân. Hàng năm, dân vẫn đi phu khai khẩn đồn điền trồng chè (lâm trường Quảng Trực hiện nay) và làm đường giao thông. Đồng thời, thực dân Pháp còn thu thuế hai buôn ở làng này. Đây là mảnh đất có truyền thống chống thực dân Pháp rất kiên cường, điển hình là cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh phong trào yêu nước Nơ Trang Lơng người dân tộc M’Nông đã lãnh đạo nhân dân đừng lên chiến đấu chống thực dân Pháp trong suốt 24 năm (1912 - 1935).

Người Pháp xâm lược Đông Dương và việc tách nhập tỉnh Đăk Lăk

Năm 1890, Giám mục Jasin Martial đến Đăk Lăk để truyền giáo. Năm 1893, bác sĩ Yersin lên đây tiếp xúc với các bộ lạc địa phương. Ngày 2/11/1899, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập Commissariat Darlac thuộc xứ Ai Lao. Ngày 22/11/1904, Toàn quyền Đông dương ký Nghị định tách Commissariat Darlac khỏi xứ Ai Lao nhập vào tỉnh Kon Tum của Trung Kỳ (Việt Nam). Ngày 04/7/1905, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập tỉnh tự trị Đăk Lăk thuộc Trung Kỳ. Ngày 30/3/1932, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập tại tỉnh Đăk Lăk một Đại lý hành chính lấy tên là Dak Dam có ranh giới được ấn định như sau:

  • Phía Đông Bắc giáp sông Srê Pok và Krông Nô.
  • Phía Đông Nam giáp phân thủy giữa Đak Pri và Dak Drô, giữa Dak Tong và Dak Bung So, giữa Dak R’Mang và Dak Bung So.
  • Phía Nam giáp sông Đồng Nai.
  • Phía Tây giáp Dak Dam và đường phân thủy giữa sông Bé và Dak Bung So.

Theo bản đồ Bonne 192W xuất bản năm 1953 có in ranh giới hành chính giữa Trung Kỳ và Nam Kỳ thì ranh giới này trùng với ranh giới phía Tây của Đại lý hành chính Dak Dam (lập năm 1932), theo đó khu vực Bu Prăng không thuộc tỉnh Đăk Lăk thời đó. Việc tách nhập tỉnh Đăk Lăk không có liên quan gì tới lãnh thổ của Cao Miên (Campuchia) trong thời kỳ thực dân.

Năm 1910, Pháp thành lập Ủy ban Pháp - Campuchia đi khảo sát thực địa để phân vạch ranh giới giữa tỉnh Thủ Dầu Một (Nam Kỳ) với tỉnh Côngpông Chàm và Kratié (Cao Miên). Theo báo cáo của Ủy ban năm 1910 (Biên bản phiên họp thứ 3 ký ngày 19/9/1911), hai bên đã thống nhất việc hoạch định ranh giới giữa tỉnh Thủ Dầu Một (Nam Kỳ) với tỉnh Côngpông Chàm và Kratié (Cao Miên), có sơ đồ kèm theo trên đó đoạn biên giới ở khu vực Bu Prăng được vẽ theo nhánh suối Dak Dang (đến nay chưa tìm thấy). Theo đó, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định ngày 31/7/1914, tại Điều 3 nói về ranh giới giữa tỉnh Thủ Dầu Một (Nam Kỳ) với tỉnh Côngpông Chàm và Kratié (Cao Miên) đúng với Biên bản ngày 19/9/1911, đoạn biên giới ở khu vực Bu Prăng vẽ theo suối Dak Dang (nhánh suối phía Bắc). Như vậy trong thời kỳ thực dân, khu vực Bu Prăng đã được hoạch định thuộc phạm vi hành chính của tỉnh Thủ Dầu Một (Nam Kỳ).

5045 khao sat bu prang
Tác giả (áo trắng đứng giữa) cùng đoàn cán bộ khảo sát khu vực Pu Prăng tháng 4 năm 1999

Vùng Bu Prăng trước Cách mạng Tháng 8/1945 thuộc tổng Krông Yôn huyện Bu Đốp tỉnh Thủ Dầu Một, do Điên Tôi làm Chánh tổng. Huyện Bu Đốp lúc đó gồm có 3 tổng là Bù Ya Mập, Fa Mbêp (hiện nay thuộc tỉnh Bình Phước) và Krông Ykon (nay chính là xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông). Trước năm 1945, người Pháp cho thiết lập ở Krông Ykon một đồn biên giới, có 30 người dân tộc M’Nông đồn trú dưới sự chỉ huy của một đồn trưởng người Pháp, đồn này thường được gọi là đồn “Le Rolland”. Lính đồn này dùng nước ở suối Đất Gỗ là một nhánh chảy ra sông Đắk Huýt. Vùng này trước đây Pháp còn làm cả sân bay Bu Krak, hiện nay vẫn còn dấu tích.

Chính quyền thực dân Pháp đã thực hiện một chế độ cai trị rất chặt chẽ và khắt khe ở khu vực này. Nhân dân ở đây phải đóng thuế để nộp cho tỉnh Thủ Dầu Một, bị bắt làm phu phen, làm xâu lên nộp cho quận Bù Đốp, bên cạnh đó còn phải phục vụ riêng cho đồn Le Rolland theo yêu cầu của tên đồn trưởng.

Quản lý Bu Prăng của miền Nam Việt Nam thời kỳ 1945 - 1975

Vào thời kỳ này, trên thực tế quản lý, chính quyền Nam Việt Nam và Sihanouk đều coi suối Đắk Dang là biên giới giữa hai nước và lấy con suối này là nơi gặp gỡ trao đổi chứ không bao giờ tự tiện qua lại suối này.

Thời kỳ này, Mỹ và chính quyền miền Nam cho xây dựng ở khu vực này một tập đoàn cứ điểm lớn nhằm chặn đường tiếp tế của quân giải phóng niềm Nam Việt Nam từ Campuchia sang và khống chế toàn bộ khu vực. Tại đây chúng cho xây dựng trại Bu Prăng (Bu Prang Camp), thường gọi là đồn 5 sao.

Do vai trò chiến lược quan trọng của khu vực này nên vào cuối năm 1969, Quân đội giải phóng miền Nam Việt Nam đã quyết định mở một cuộc tấn công quyết liệt vào cứ điểm Bu Prăng. Sau khi tiêu diệt các cứ điểm của Mỹ và chính quyền miền Nam xung quanh Bu Prăng là Annie, Susan và Kent, ngày 3/11/1969, quân Giải phóng đã sử dụng 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh tiến hành bao vây tấn công căn cứ Bu Prăng. Lực lượng Mỹ và miền Nam chốt giữ ở đây gồm có lực lượng bán vũ trang và lực lượng biệt kích pháo binh thuộc Liên đoàn 5 Lực lượng Đặc biệt Mỹ. Sau 45 ngày chiến đấu, ta đã gây cho đối phương nhiều thiệt hại nặng nề buộc chúng phải sử dụng B-52 tiến hành ném bom rải thảm ra các vị trí của ta xung quanh Bu Prăng, đồng thời ném bom sang cả bên lãnh thổ Campuchia. Đến tháng 1/1970, Mỹ và chính quyền miền Nam cho xây dựng lại cứ điểm trại Bu Prăng và tăng cường quân đồn trú. Toán A-236 thuộc Lực lượng Đặc biệt Mỹ được điều đến chốt giữ ở đây.

TS Trần Công Trục
Nguồn:

Tin bài liên quan

Campuchia bãi bỏ lệnh hạn chế qua lại trên biên giới Việt Nam

Campuchia bãi bỏ lệnh hạn chế qua lại trên biên giới Việt Nam

Ngày 22-6, Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia đã gửi công văn đến Đại sứ quán Việt Nam thông báo việc bãi bỏ hiệu lực công hàm số 689MFA.IC/AP ngày 18-3-2020 liên quan tới việc hạn chế đi lại qua biên giới của các công dân Campuchia và Việt Nam.
Hội Khmer-Việt Nam trao 200 suất quà cho cộng đồng Campuchia gốc Việt

Hội Khmer-Việt Nam trao 200 suất quà cho cộng đồng Campuchia gốc Việt

Hội Khmer-Việt Nam cho biết trong hai ngày 14-15/4, khoảng 200 phần quà cứu trợ đã được dành tặng những đối tượng khó khăn nhất. Mỗi gia đình trong diện này được nhận 15kg gạo, 10 khẩu trang, nước sát khuẩn và khoản tiền 10 USD.
Hải quân Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác an ninh trên biển

Hải quân Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác an ninh trên biển

Hải quân Việt Nam - Campuchia xác định thời gian tới, thực hiện nghiêm hiệp định về vùng nước lịch sử, quy chế phối hợp tuần tra chung; đấu tranh với các hành động khủng bố xuyên quốc gia, buôn bán vận chuyển trái phép hàng hóa, vũ khí vật liệu nổ, ma túy, buôn người và trốn thuế… 
Thanh Hóa - Hủa Phăn: tiếp tục hợp tác để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển

Thanh Hóa - Hủa Phăn: tiếp tục hợp tác để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển

Ngày 17/12, tại Thanh Hóa đã diễn ra Giao ban công tác biên giới hai tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào năm 2024.
Đoàn kết, hợp tác xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, phát triển bền vững

Đoàn kết, hợp tác xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, phát triển bền vững

Trong hai ngày 6 - 7/1, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông do Đại tá Nguyễn Văn Lư, Chỉ huy trưởng làm Trưởng đoàn đã thăm và chúc mừng các lực lượng Công an, Tiểu khu Quân sự và Quân cảnh Hoàng gia tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia). Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 44 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7/1/1979-7/1/2023), góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai bên.
Việt Nam - Campuchia nỗ lực đàm phán phân giới cắm mốc khoảng 16% đường biên giới còn lại

Việt Nam - Campuchia nỗ lực đàm phán phân giới cắm mốc khoảng 16% đường biên giới còn lại

Việt Nam - Campuchia nỗ lực đàm phán giải quyết 16% còn lại để tiếp tục xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 18/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp Đoàn Ủy ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đại Liên (Trung Quốc), do ông Hồ Phàm - Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học, đổi mới sáng tạo...
Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Nhờ sử dụng tốt ngôn ngữ Trung Quốc cùng với sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc, các thế hệ cựu học sinh, giáo viên Việt Nam từng sống và học tập tại Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) đã trở thành những người bắc cầu, nối tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND