--> -->
Trang chủ Kinh tế Sản phẩm dịch vụ
15:26 | 26/05/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Các sản phẩm truyền thống Việt Nam chiếm ưu thế khi bán hàng xuyên biên giới

Trong các mặt hàng bán xuyên biên giới thông qua thương mại điện tử (TMĐT), các sản phẩm ngành gỗ, đặc biệt là nội thất nhà cửa và ngành dệt may, nhựa chiếm ưu thế hơn.
Vinamilk 28 năm liên tiếp giữ danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao
Chủ tịch Thượng viện Séc đề xuất sớm mở đường bay Hà Nội - Praha
Chú thích ảnh
Các doanh nghiệp tìm hiểu phương thức vận chuyển khi tham gia bán hàng xuyên biên giới trên TMĐT.

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Bộ Công Thương) cho biết, xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới tăng trưởng khoảng 40 - 50% mỗi năm; tuy nhiên quy mô còn rất nhỏ, khoảng 5 - 6 tỷ USD so với tổng kim ngạch hơn 350 tỷ USD năm ngoái.

Trong khi đó, theo báo cáo mới đây của Access Partnership về cơ hội xuất khẩu trực tiếp qua TMĐT của Việt Nam, dự kiến năm 2027, xuất khẩu TMĐT bán lẻ của Việt Nam ước đạt 296,3 nghìn tỷ đồng. Dù có nhiều thách thức nhưng xuất khẩu bán lẻ của Việt Nam thông qua TMĐT vẫn tiếp tục tăng trưởng vì nhiều dư địa và tiềm năng.

Tại Hội nghị TMĐT xuyên biên giới Amazon 2024 vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cũng thừa nhận, trong 5 năm qua, từ khi có mặt tại Việt Nam, các doanh nghiệp liên tục mang đến những sản phẩm chất lượng, độc đáo, góp phần mở rộng lựa chọn sản phẩm cho khách hàng Amazon trên khắp thế giới.

Chú thích ảnh
Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ về xu hướng thị trường để doanh nghiệp Việt định hướng xây dựng thương hiệu bán hàng xuyên biên giới.

“Các sản phẩm sức khỏe và chăm sóc cá nhân, nhà cửa, nhà bếp, may mặc và làm đẹp liên tục nằm trong top các ngành hàng từ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trên Amazon. Đáng chú ý, đây là những mặt hàng có nguồn nguyên liệu truyền thống như gỗ, thảo dược, nhựa… nên đều dễ dàng đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu từ nước ngoài”, ông Gijae Seong chia sẻ.

Điều này cho thấy, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu không ngừng thay đổi, mở ra cánh cửa cho một số ngành hàng Made in Vietnam tận dụng các xu hướng tiêu dùng mới, chinh phục khách mua quốc tế. Xu hướng trên các danh mục sản phẩm trên được khách hàng quan tâm phần lớn là các sản phẩm tự nhiên, bền vững, thân thiện với môi trường, phong cách thiết kế đơn giản nhưng vẫn tiện dụng, đa năng, linh hoạt, ít lỗi thời, đồng thời đề cao tính đặc trưng của địa phương, vùng miền. Riêng về làm đẹp, khách hàng tập trung vào chăm sóc sức khoẻ toàn diện, đáp ứng nhu cầu cá nhân…

Theo ông Gijae Seong, từ các xu hướng ngành hàng và nhu cầu thị trường nổi bật này, nếu các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là doanh nghiệp bán hàng truyền thống khai thác đúng cách và hiệu quả, có thể tăng tốc mở rộng kinh doanh toàn cầu qua TMĐT xuyên biên giới và tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp trên trường quốc tế.

Chú thích ảnh
Các chuyên gia thảo luận về cơ hội bán hàng xuyên biên giới trên sàn TMĐT.

Bàn thêm về vấn đề này, ông Phùng Quốc Mẫn, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết: “Trong năm 2023, dưới tác động của tình hình suy giảm kinh tế tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành gỗ Việt khiến cho cầu tiêu dùng đồ gỗ giảm mạnh. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam giảm 15,9% so với 2022, chỉ đạt 13,18 tỷ USD. Phân khúc thị trường xuất khẩu truyền thống đã và đang gặp nhiều thách thức do tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, tiêu dùng suy yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Tuy nhiên, nhờ bán lẻ xuyên biên giới qua TMĐT, doanh số nội thất và thủ công mỹ nghệ vẫn tăng trưởng vượt bậc”.

Theo theo Phùng Quốc Mẫn, điều quan trọng hiện nay là mức độ tham gia xuất khẩu qua TMĐT của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, khi phần lớn doanh nghiệp chủ yếu gia công theo đơn hàng và mẫu mã của các nhà phân phối nước ngoài. Nguyên nhân, đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa đủ năng lực xây dựng thương hiệu, sức chống chịu kém trước các biến động bất ngờ và liên tục từ thị trường.

“Để thúc đẩy sản phẩm gỗ nội thất Việt vươn tầm thế giới thông qua TMĐT, các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực trong việc nghiên cứu sản phẩm phù hợp thị hiếu tiêu dùng, đặc biệt cần đầu tư nâng cao năng lực vận hành khi tham gia TMĐT xuyên biên giới nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định của thị trường tiêu dùng quốc tế”, ông Phùng Quốc Mẫn khuyến nghị.

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT, Cục TMĐT và Kinh tế số chia sẻ về cơ hội bán hàng xuyên biên giới thông qua TMĐT.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cũng cho biết: “Là mũi nhọn xuất khẩu, song hàng chục năm qua dệt may Việt vẫn tồn tại nhiều thách thức từ việc đầu ra do phụ thuộc quá nhiều vào đối tác xuất khẩu; chưa được khách hàng biết đến rộng rãi do phần lớn sản phẩm gia công để xuất khẩu cho thương hiệu bán lẻ nước ngoài. Tham gia TMĐT xuyên biên giới là cơ hội tốt để doanh nghiệp dệt may Việt Nam xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, Việt Nam có ưu thế cạnh tranh về giá cả khi là nước trực tiếp sản xuất, kỹ thuật tay nghề và chất lượng sản phẩm được các nhà nhập nhập khẩu đánh giá tốt. Tuy nhiên, để tiếp cận với thị trường có tính cạnh tranh cao như Mỹ hay châu Âu sẽ còn rất nhiều khó khăn cần giải quyết”.

Vì thế, ông Trương Văn Cẩm cho rằng, với sự hỗ trợ bán hàng xuyên biên giới của các sàn TMĐT, điển hình như Amazon Global Selling là vô cùng quan trọng, cho phép các doanh nghiệp trong nước không chỉ tháo gỡ các nút thắt về vận hành, công nghệ mà còn được cung cấp các kiến thức cần thiết để quản lý TMĐT xuyên biên giới hiệu quả. Từ đây, các doanh nghiệp có thể tập trung mang đến những sản phẩm với chất lượng xuất sắc và xây dựng thương hiệu may mặc Việt mạnh mẽ, được công nhận trên toàn cầu.

Để có thể cạnh tranh và đáp ứng đủ điều kiện bán hàng xuyên biên giới thông qua TMĐT, ông Gijae Seong khuyến nghị, doanh nghiệp Việt nên tận dụng các công cụ phân tích dữ liệu để biết nhu cầu thị trường quốc tế và cung cấp sản phẩm phù hợp, cùng với đầu tư xây dựng thương hiệu. Bởi hiện nay, các nhà bán hàng Việt Nam lên sàn này thường có 2 nhóm: Đã am hiểu kinh doanh online, có kỹ năng bán hàng trên môi trường số và bắt xu hướng tốt. Bên cạnh đó là nhóm sản xuất truyền thống, chưa biết cách xây dựng thương hiệu trực tuyến và tận dụng các công cụ, giải pháp có sẵn trên nền tảng.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng, Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương cũng cho biết, để trang bị thêm cho doanh nghiệp Việt Nam các kỹ năng thực tế mở rộng hoạt động kinh doanh toàn cầu, Cục TMĐT đã phối hợp với các hiệp hội ngành hàng trọng điểm của Việt Nam, như: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST); Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS); Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA), cùng nhiều tổ chức khác cung cấp kinh nghiệm, kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu trực tuyến. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã phối hợp với Amazon Global Selling triển khai sáng kiến “TMĐT xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” cho doanh nghiệp Việt.

“Sau 2 năm triển khai các hoạt động trên, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã được tiếp cận thông tin, kỹ thuật, dịch vụ cũng như các ý tưởng đổi mới, kiến thức chuyên sâu về xây dựng kế hoạch kinh doanh TMĐT xuyên biên giới. Giai đoạn 2, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn cùng Amazon Global Selling để phát triển các nguồn tài nguyên đào tạo, cập nhật các xu hướng thị trường, từ đó trang bị cho doanh nghiệp các kỹ năng thực tế để vượt qua các rào cản khi mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường sự hiện diện của các thương hiệu Việt Nam trên toàn cầu”, bà Nguyễn Thị Minh Huyền chia sẻ.

Hàng Việt Nam được đánh giá cao tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano Hàng Việt Nam được đánh giá cao tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano
Các gian hàng Việt Nam thu hút rất nhiều khách tham quan và mua sắm ngay từ ngày khai mạc; các sản phẩm Việt Nam được đánh giá là rất đặc trưng, riêng biệt, đầy màu sắc và độc đáo.
Việt kiều chia sẻ cách đưa hàng Việt Nam sang Lào Việt kiều chia sẻ cách đưa hàng Việt Nam sang Lào
Đưa hàng Việt Nam sang Lào cần hiểu văn hoá, cách làm việc của người Lào, cần kiên trì… Tốt nhất nên hợp tác với các doanh nghiệp Lào gốc Việt cùng nhau làm thị trường… Đây là những chia sẻ của ông Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Lào với Tạp chí Thời Đại .
Theo Báo Tin tức
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Thương mại Việt - Trung vượt mốc 200 tỷ USD: Cơ hội và thách thức

Thương mại Việt - Trung vượt mốc 200 tỷ USD: Cơ hội và thách thức

Năm 2024, thương mại Việt Nam - Trung Quốc vượt mốc 200 tỷ USD. Tuy nhiên để tận dụng hiệu quả cơ hội và từng bước thu hẹp thâm hụt thương mại, Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch.
Hàng Việt tạo dấu ấn tại chợ truyền thống Kyungdong (Hàn Quốc)

Hàng Việt tạo dấu ấn tại chợ truyền thống Kyungdong (Hàn Quốc)

Ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khởi nghiệp Hàn Quốc Oh Young Joo cùng Đại sứ Việt Nam Vũ Hồ và Đại sứ Đức Georg Wilfried Schmidt đã thăm chợ Kyungdong - một trong những chợ truyền thống lâu đời nhất tại trung tâm Seoul, Hàn Quốc. Nổi bật tại chợ là sự hiện diện của hàng Việt Nam và các tiểu thương người Việt, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú cho văn hóa chợ truyền thống Hàn Quốc.
Vinamilk 28 năm liên tiếp giữ danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao

Vinamilk 28 năm liên tiếp giữ danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao

Không chỉ dẫn đầu danh sách đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao (HVNCLC) 28 năm qua, Vinamilk sẽ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt trong công cuộc chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp hiện nay. Đây là chia sẻ của bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao - tại Lễ công bố và trao giải HVNCLC 2024.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 19/4, tại Biên Hòa (Đồng Nai) các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao