--> -->
Trang chủ Quốc tế Nhịp sống
14:52 | 06/02/2015 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Châu Âu ra “tối hậu thư” cho Hy Lạp

Ngân hàng trung ương châu Âu đêm 4/2 quyết định tạm ngưng các kênh tín dụng ưu đãi cho các Ngân hàng Hy Lạp là đòn cảnh cáo chính phủ mới của nước này.

chau au ra toi hau thu cho hy lap

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (phải) đã "dịu giọng" đàm phán với các nước châu Âu.

Về mặt kỹ thuật, quyết định này đồng nghĩa với việc các ngân hàng Hy Lạp sẽ không còn được vay tiền với lãi suất thấp hơn thông lệ như trước đây và nếu có rủi ro sụp đổ thì các ngân hàng Hy Lạp sẽ phải gánh chịu toàn bộ chứ không còn nhận được sự bảo trợ như trước của ECB.

Về mặt chính trị, đây là một thông điệp rõ ràng và cứng rắn của ECB, một nhân tố quan trọng trong bộ ba troika (ECB, IMF, EU) về việc Hy Lạp phải tiếp tục tuân thủ các nghĩa vụ đã cam kết về thực hiện cải cách để đổi lấy các gói cứu trợ của nhóm. Tân Thủ tướng Hy Lạp, Alexis Tsipras, thủ lĩnh Đảng thiên tả Syriza, giờ đây phải đứng trước một lựa chọn khó khăn: hoặc nhanh chóng chấp nhận ngồi vào đàm phán với các chủ nợ châu Âu theo cách châu Âu mong muốn, hoặc chấp nhận rủi ro vỡ nợ, đồng nghĩa với việc Hy Lạp sẽ bị loại khỏi khu vực đồng tiền chung euro.

Với châu Âu, đặc biệt là nhóm troika, ưu tiên hàng đầu hiện tại là nhanh chóng khóa sổ gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp trị giá 130 tỷ euro. Gói này đã được giải ngân từ năm 2012 và chỉ còn một phần trị giá 3,6 tỷ euro chưa được chuyển cho Hy Lạp. Nếu Hy Lạp không chấp nhận tiến hành tiếp các cải cách đã cam kết với troika, số tiền 3,6 tỷ euro này sẽ lập tức bị đóng băng.

Sau những gì diễn ra trên chính trường Hy Lạp gần đây, quan điểm của nhóm chủ nợ là rất rõ ràng: sẽ không có chuyện xóa nợ cho Hy Lạp, dù chỉ một phần. Đó được xem là lằn ranh đỏ không thể vượt qua bởi nếu Hy Lạp được xóa nợ, nguy cơ lớn tiếp theo là các nước như Bồ Đào Nha hay Ireland sẽ lập tức đòi được đối xử tương tự. Cũng sẽ không có chuyện Hy Lạp được vay tiền mà không chịu sự giám sát. Nhóm troika hoặc một cơ chế khác sẽ theo dõi sát sao các hành động của chính phủ Hy Lạp để đảm bảo nước này có đủ khả năng hoàn trả các khoản nợ.

Những nhà lãnh đạo hàng đầu của châu Âu, từ Thủ tướng Đức Merkel, Tổng thống Pháp Hollande và Chủ tịch ECB MarioDraghi đều không có ý nhượng bộ tân chính phủ Hy Lạp, bất chấp Thủ tướng Alexis Tsipras và Bộ trưởng Tài chính Yanis Varoufakis đang cấp tập công du các nước thành viên EU để vận động cho việc thay đổi tái đàm phán các khoản nợ của Hy Lạp.

Đối mặt với sự cứng rắn này, tân chính phủ Hy Lạp đã không còn giữ được quyết tâm mà họ luôn hô hào khi tranh cử. Phát biểu trước báo chí tại Paris hôm 4/2 sau cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Pháp, ông Alexis Tsipras đã phải hạ giọng khi tuyên bố: “Chúng tôi phải tiến hành cải cách để Hy Lạp trở nên đáng tin cậy hơn”. Những đòi hỏi mà Đảng Syriza đưa ra khi tranh cử gần như khó có thể thực hiện. Sẽ không có chuyện đòi xóa nợ, dù chỉ một phần, của khoản nợ 320 tỷ euro và cũng không có chuyện chính phủ Hy Lạp được đơn phương tuyên bố chấm dứt các chính sách thắt lưng buộc bụng nếu không có sự đồng ý của troika. Lựa chọn của chính phủ Hy Lạp bây giờ chỉ có một: ngồi vào bàn đàm phán.

Nhưng, đâu là các kịch bản có thể đến trong những ngày tới sau các cuộc đàm phán? Giới phân tích đang nghiêng về khả năng có một “sự kéo dài kỹ thuật”, theo đó gói cứu trợ sẽ được kéo dài thêm 5-6 tháng nữa thay vì kết thúc vào ngày 28/2 tới theo dự kiến. Khoảng thời gian này sẽ giúp cho chính phủ Hy Lạp cũng như các chủ nợ vạch ra một lộ trình thích hợp cho việc thực hiện cải cách phù hợp với lợi ích của tất cả các bên. Trên thực tế, các chuyên gia kinh tế cho rằng dù cứng rắn nhưng nhóm troika cũng hiểu rằng cần phải nới lỏng các khoản nợ hiện nay của Hy Lạp nếu muốn nước này tìm lại được đà tăng trưởng. Điều này cũng được các nhà lãnh đạo châu Âu nhiều lần tuyên bố, rằng họ sẵn sàng gia hạn các khoản nợ cũng như tính lại lãi suất cho Hy Lạp.

Thách thức lớn nhất, giờ đây, nằm ở phía chính phủ Hy Lạp. Hoặc họ chấp nhận các điều khoản mới theo luật chơi của châu Âu, tức tiếp tục nhận các gói cứu trợ và thực hiện các cải cách khắc khổ, hoặc chấp nhận vỡ nợ và rời khỏi châu Âu. Về mặt chính trị, đó đều là các quyết định khó khăn. Đảng Syriza của ông Alexis Tsipras lên nắm quyền vì hứa sẽ chấm dứt các chính sách khắc khổ vốn khiến cuộc sống của người dân Hy Lạp vô cùng chật vật trong vài năm qua nên sẽ rất rủi ro cho chính phủ mới nếu nuốt lời với các cử tri.

Những khó khăn lớn nhất với tân chính phủ Hy Lạp giờ mới bắt đầu.

(Dân trí)

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Lan tỏa Việt phục tại London (Vương quốc Anh)

Sự kiện “Việt phục bộ hành London” vừa diễn ra giữa lòng thủ đô nước Anh, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những bộ trang phục truyền thống từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm… đến các thiết kế cách tân hiện đại cùng nhau sải bước trên đường phố London.
Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ Marc Knapper: Mỹ muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình phát triển

Đại sứ khẳng định Mỹ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong hành trình trở thành một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, năng lượng sạch như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Quan hệ Việt Nam - Brazil: Gắn bó, thực chất từ nền tảng nhân dân

Đại hội Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil được tổ chức ngay sau chuyến thăm chính thức Brazil và dự Hội nghị cấp cao các nước mới nổi (BRICS) của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 04-08/7. Đây là sự kiện quan trọng, nối tiếp các dấu mốc trong quan hệ hai nước: Việt Nam - Brazil ký thỏa thuận nâng cấp lên Đối tác chiến lược (11/2024); Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Tổng thống Lula da Silva (tháng 3/2025).
Người Việt tại Ba Lan: cộng đồng đoàn kết, hệ thống tổ chức hội đoàn đầy đủ trên các lĩnh vực

Người Việt tại Ba Lan: cộng đồng đoàn kết, hệ thống tổ chức hội đoàn đầy đủ trên các lĩnh vực

Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Ba Lan từ ngày 05-08/7/2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã thăm, tìm hiểu tình hình cộng đồng người Việt tại Ba Lan.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Chiều 9/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, ông Nakata Takahiro, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Hokkaido cho biết: tỉnh Hokkaido, công ty Hokkaido Airlines và Tổng công ty Vietnam Airlines đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM của Việt Nam xếp hạng Top 12 thế giới và số 1 Việt Nam tại cuộc thi RRC tháng 6/2025, nâng cao chuyển đổi số bằng AI.
Hỗ trợ khẩn cấp 450 hộ gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ bất thường trong tháng 6/2025

Hỗ trợ khẩn cấp 450 hộ gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ bất thường trong tháng 6/2025

Sáng nay 9/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Trị phối hợp với tổ chức Samaritan’s Purse (Hoa Kỳ), UBND xã Mỹ Thủy tổ chức trao quà hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nặng do đợt mưa lũ bất thường xảy ra trung tuần tháng 6/2025.
Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 08/7.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.