--> -->
Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
09:01 | 28/07/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Chế độ khoa cử của người Trung Quốc thời phong kiến

Chế độ khoa cử của Trung Quốc xưa tạo điều kiện giúp các đời vua chúa tuyển chọn công thần xây dựng non sông đất nước. Vì thế mà các kỳ thi đều diễn ra khắt khe, giám khảo sẽ quan sát từng thí sinh bằng ống nhòm, thậm chí, có trường còn yêu cầu học sinh đội mũ có vành che rộng lên đầu để chống “nhìn ngang liếc dọc”.
Độc lạ cách thức hái và chế biến trà Trinh nữ của Trung Quốc Độc lạ cách thức hái và chế biến trà Trinh nữ của Trung Quốc
Trà Trinh nữ được biết đến là một trong những đệ nhất danh trà của Trung Quốc. Tương truyền từ thời xa xưa, những lá trà để làm trà Trinh nữ phải được hái bởi những cô gái đồng trinh đã qua tuyển chọn nghiêm ngặt. Giá thành của loại trà cũng rất cao, lên đến 20 triệu đồng/cân.
Xu hướng dùng đồ cũ, săn rác tái chế trong giới trẻ Trung Quốc Xu hướng dùng đồ cũ, săn rác tái chế trong giới trẻ Trung Quốc
Ý thức về môi trường nhưng kinh tế hạn hẹp, nhiều thanh niên Trung Quốc dần chấp nhận dùng đồ cũ và tái chế, trang trí nhà cửa bằng những vật dụng bỏ đi trên đường phố.

Khoa cử Trung Quốc phân thành ba cấp chính: Hương thí (thi Hương), Hội thí (thi Hội) và Điện thí (thi Điện). Các kỳ thi không giới hạn độ tuổi thí sinh, nhưng nữ giới không được ứng thí. Ngoài ra còn có một số quy định khác, nếu thí sinh vi phạm sẽ phải chịu hình phạt răn đe.

Các kỳ thi thường được tổ chức ngoài trời, thí sinh thường phải “lều chõng đi thi”. Giám khảo quan sát từng thí sinh bằng ống nhòm, thậm chí, có trường còn yêu cầu học sinh đội mũ có vành che rộng lên để chống “liếc ngang liếc dọc”.

Chế độ khoa cử của người Trung Quốc xưa
Ảnh minh hoạ.

Thi Hương: Thi Hương là kỳ thi tại bản quán, được tổ chức ba năm một lần.

Trước khi thi Hương, sinh viên ở các trường phủ, huyện sẽ được dự một kỳ túc khảo để xác định khả năng. Kết quả của kỳ thi chia làm sáu bậc, từ bậc một đến bậc bốn mới được phép dự thi Hương. Riêng cống sinh và giám sinh của Quốc tử giám (cơ quan đào tạo giáo dục cấp trung ương tại các nước Á Đông thời phong kiến Nho giáo) thì đương nhiên được dự thi Hương, không cần túc khảo. Người tham gia thi Hương gọi là Tú tài.

Danh sách những người thi đỗ ở kì thi Hương được chia làm hai bảng: chính bảng và phó bảng. Loại đỗ lấy thêm được ghi tên phó bảng; còn những người trúng cách (đỗ chính thức) thì tên ghi ở chính bảng. Người đỗ đạt gọi là Hương cống hay Cử nhân, người đứng đầu là Giải nguyên.

Thi Hội: Kỳ thi tiếp theo là thi Hội, gom vài tỉnh lại thành một trường cho sĩ tử tiện đi lại, các thủ tục dự thi, chi tiết chấm thi… tương tự thi Hương.

Danh sách người thi đỗ được yết bảng vào rằm tháng 4 là mùa hoa hạnh nở nên còn được gọi là hạnh bảng. Người thi đỗ gọi là Cống sĩ, người đỗ đầu gọi là Hội nguyên.

Thi Điện: Kỳ thi cuối cùng - kỳ thi cao nhất là thi Điện, được tổ chức ở kinh kỳ, những người có tên trong hạnh bảng đều được phép dự thi.

Địa điểm thi Điện thường có bàn viết cho thí sinh, không phải dựng lều chõng như các kỳ thi Hương, thi Hội. Đề thi thường về thời sự chính trị (lễ, hình, nông, công, tài chính,…), bài thi viết khoảng 1000 chữ, nộp trong ngày. Mười bài tốt nhất được các quan duyệt quyển trình lên Hoàng đế, chính tay nhà vua chấm điểm và xếp thứ bậc.

Người đỗ đạt được gọi Tiến sĩ, ba người đứng cao nhất trong lần lượt là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, tất cả đều được bổ làm quan tùy năng lực. Những trường hợp từ khước về quê vẫn rất được kính trọng, có rất đông học trò theo học. Người trượt vẫn có thể được bổ làm chức dịch ở địa phương.

Chế độ khoa cử của người Trung Quốc xưa
Chế độ khoa cử và chính sách sử dụng nhân tài của các triều đại phong kiến Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Nho giáo. (Ảnh: Internet)

Chế độ khoa cử và chính sách sử dụng nhân tài của các triều đại phong kiến Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Nho giáo. Ban đầu, thời Đường, khoa cử được đánh giá là công bằng, nghiêm túc, nội dung thi bao quát gồm cả các môn như toán, luật, lịch sử và thư pháp. Tuy nhiên từ đời Tống về sau, khoa cử hoàn toàn nghiêng về coi trọng văn từ.

Chế độ khoa cử của Trung Quốc xưa tạo điều kiện cho các đời vua chúa giữ gìn và xây dựng non sông đất nước. Triều đình nhờ đó mà có nhiều danh sĩ, công thần tận trung với vua, với nước. Nhiều văn gia, thi sĩ lỗi lạc để lại những tác phẩm lớn có giá trị được người đời truyền tụng.

Tuy nhiên, chế độ khoa cử cũng có một số tác động tiêu cực. Việc quá thiên về bình luận văn từ ở các triều đại sau này đã khiến chế độ khoa cử trở thành gông cùm tư tưởng và tri thức. Việc khoa cử là con đường duy nhất để trở thành quan chức cũng dẫn tới những tiêu cực trong thi cử.

Mai Thuỳ (Lược dịch từ Baidu)

Người Trung Quốc đổ tiền mua hàng xa xỉ Người Trung Quốc đổ tiền mua hàng xa xỉ
Điều này đã làm giảm đi những lo lắng về khả năng nhiều người tiêu dùng Trung Quốc giàu có đã mất đi sự quan tâm với túi xách và trang sức đắt tiền sau thời kỳ đại dịch COVID-19.
Đại Địa Chi Tử - Bức tượng sinh động giữa sa mạc Gobi hoang vắng Đại Địa Chi Tử - Bức tượng sinh động giữa sa mạc Gobi hoang vắng
Nằm giữa sa mạc Gobi hoang vắng và rộng lớn, "Đại địa chi tử” (Đứa con của đất) là bức tượng đứa trẻ cô đơn nhất Trung Quốc. "Đứa con của đất" đã lấy trời làm bạn, lấy đất làm giường, ngày qua ngày chìm trong giấc ngủ say…
Mai Thuỳ
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tứ đại mỹ nam Trung Hoa: Tài hoa bạc mệnh

Tứ đại mỹ nam Trung Hoa: Tài hoa bạc mệnh

Phan An, Lan Lăng Vương, Vệ Vương Giới, Tống Ngọc là những mỹ nam tài mạo song toàn, rất giỏi văn học, thơ ca… khiến không ít người đời phải ngưỡng mộ, tuy nhiên số phận của họ lại rất hẩm hiu...
Hai chú mèo được hoàng đế  "sủng ái" nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc

Hai chú mèo được hoàng đế "sủng ái" nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc

Hoàng đế thứ 12 của triều Minh là Minh Thế Tông rất yêu hai chú mèo Tuyết Mi và Sư Mao. Cả ngày ông gắn bó với hai chú mèo như hình với bóng, bỏ mặc chuyện triều chính và hậu cung.
Những trường hợp "Một nhà có ba nhân tài" trong văn học và lịch sử Trung Quốc

Những trường hợp "Một nhà có ba nhân tài" trong văn học và lịch sử Trung Quốc

Người Trung Quốc vốn rất xem trọng giáo dục, ở Trung Quốc cổ đại, một nhà có ba nhân tài đã được người đời xem như một niềm vinh dự đặc biệt. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những trường hợp này trong lịch sử Trung Quốc.

Đọc nhiều

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Cảm xúc và suy ngẫm về 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Ngày 28/7/1995, tại Bandar Seri Begawan, thủ đô của Brunei Darussalam, đã diễn ra một sự kiện quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn với toàn khu vực Đông Nam Á: Lễ thượng cờ đánh dấu việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức. Tôi vinh dự và may mắn là một trong những người trực tiếp tham gia chuẩn bị và chứng kiến thời khắc lịch sử ấy.
Tri thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản hiến kế xây dựng Tổ quốc

Tri thức trẻ Việt Nam tại Nhật Bản hiến kế xây dựng Tổ quốc

Từ ngày 19 - 21/7/2025, 10 trí thức trẻ Việt Nam đại diện cho cộng đồng tri thức người Việt tại Nhật Bản sẽ về nước tham dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, diễn ra tại Hà Nội với chủ đề: “Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới". Trước thềm sự kiện, nhiều đại biểu đã chia sẻ với Tạp chí Thời Đại những đề xuất thiết thực nhằm đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 15/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
Doanh nghiệp Thái Lan tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Việt Nam

Doanh nghiệp Thái Lan tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Việt Nam

Ngày 16/7, chương trình “Kết nối Thái Lan” tại Hưng Yên (Thai Connect in Hung Yen 2025) đã khai mạc với sự góp mặt của hơn 20 gian hàng đến từ các doanh nghiệp Thái Lan, thu hút đông đảo người dân địa phương tham quan, trải nghiệm sản phẩm tiêu dùng, đồng thời mở ra cơ hội tăng cường kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Gặp gỡ "đại sứ hữu nghị": Lưu học sinh Việt Nam tại Quảng Tây hiến kế kết nối hợp tác

Gặp gỡ "đại sứ hữu nghị": Lưu học sinh Việt Nam tại Quảng Tây hiến kế kết nối hợp tác

Tại chương trình giao lưu do Hội hữu nghị nhân dân đối ngoại Quảng Tây (Trung Quốc) phối hợp Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức ngày 16/7, nhiều lưu học sinh Việt Nam từng học tập tại Quảng Tây đã chia sẻ trải nghiệm, đồng thời hiến kế mở rộng học bổng, tăng cường kết nối mạng lưới cựu lưu học sinh và thúc đẩy hợp tác thực chất giữa các địa phương Việt Nam và Quảng Tây.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi: Vinmec Phú Quốc khẳng định năng lực điều trị chuyên sâu

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
BVĐK Tâm Anh dẫn đầu chất lượng ở khối tư nhân tại Hà Nội và TP.HCM

BVĐK Tâm Anh dẫn đầu chất lượng ở khối tư nhân tại Hà Nội và TP.HCM

Chiều 09/7/2025, Sở Y tế Hà Nội và TP.HCM công bố kết quả đánh giá chất lượng các bệnh viện trên địa bàn. Trong đó, BVĐK Tâm Anh Hà Nội đứng đầu chất lượng trong bảng xếp hạng toàn bộ các bệnh viện công lập và tư nhân, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.
Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Chiều 9/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, ông Nakata Takahiro, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Hokkaido cho biết: tỉnh Hokkaido, công ty Hokkaido Airlines và Tổng công ty Vietnam Airlines đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM của Việt Nam xếp hạng Top 12 thế giới và số 1 Việt Nam tại cuộc thi RRC tháng 6/2025, nâng cao chuyển đổi số bằng AI.