--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo
19:03 | 05/08/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam qua ký ức hào hùng của một vị tướng

Nhận định về chiến thắng trận đầu đã mở đầu trang sử chiến đấu và chiến thắng hào hùng của bộ đội Hải quân, Phó Đô đốc Đỗ Xuân Công cho rằng có nhiều yếu tố, quan trọng nhất là sức mạnh chính trị tinh thần của bộ đội Hải quân mà đỉnh cao là tư tưởng, ý chí của một dân tộc không chịu khuất phục sự áp đặt, xâm lược của kẻ thù.
Tàu Hộ vệ tên lửa 016 Hải quân Việt Nam cập cảng Vladivostok, Nga Bộ 3 tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam Việt Nam dự Triển lãm Hải quân quốc tế tại Nga
ky uc hao hung cua mot vi tuong ve chien thang tran dau cua hai quan viet nam
Phó Đô đốc Đỗ Xuân Công, nguyên Tư lệnh Hải quân hồi tưởng lại ngày đánh máy bay Mỹ trên cửa sông Gianh – Quảng Bình. Ảnh: QUANG HUY

Người chiến sĩ hải quân ưu tú trực tiếp chiến đấu trên con tàu T-161 tại sông Gianh - Quảng Bình cách đây 55 năm (5-8-1964 – 5-8-2019) giờ đây đã trở thành “vị tướng già”, nhưng ký ức về trận đấu vang dội thì như mới hôm qua. Ông là Phó Đô đốc Đỗ Xuân Công, nguyên Tư lệnh Hải quân, hiện đang sống tại TPHCM.

Một thời quyết tử

Tôi đến gặp Phó Đô đốc Đỗ Xuân Công tại nhà riêng của ông ở TPHCM vào một ngày cuối tháng 7-2019. Ở tuổi 76, vị Tư lệnh của Hải quân Việt Nam giai đoạn 2000-2004 vẫn còn rất khỏe khoắn, minh mẫn.

Được hỏi về trận đánh lịch sử ngày 5-8-1964 của Hải quân Việt Nam, trong phút giây xúc động, Phó Đô đốc Đỗ Xuân Công kể: hồi đó ông là Binh nhất, Tiểu Đội trưởng hàng hải (lái chính) của con tàu Tuần tiễu T-161, thuộc Phân đội 5, Khu tuần phòng 2 Hải quân đang có mặt tại cảng Gianh - Quảng Bình làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ ven bờ, tiếp tế vận tải cho đảo Cồn Cỏ, chống biệt kích xâm nhập, đánh đuổi tàu nước ngoài xâm nhập trái phép…

Đầu năm 1964, nhận định đế quốc Mỹ có thể mở rộng chiến tranh, leo thang bắn phá miền Bắc bằng không quân, Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo mọi đơn vị chuyển sang trạng thái thời chiến. Từ ngày 6-7-1964, lực lượng hải quân cũng chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

Phó Đô đốc Đỗ Xuân Công nhớ lại: Sáng 5-8-1964, tàu T-161 đang neo đậu tại cảng sông Gianh để tiếp nhận nhiên liệu, đạn dược và lương thực thực phẩm. Khoảng 12 giờ 15 phút, bỗng tiếng kẻng báo động vang lên. Các tàu đồng loạt kéo còi báo động phòng không làm rung động cả một dòng sông. Ông Công đang vác quả bom chìm nặng khoảng 30kg, chạy vội về tàu đặt vào giá cố định thì vừa đúng lúc nghe tiếng hô đanh gọn của Thuyền trưởng Nguyễn Duy Khiêm:

- Rời bến khẩn cấp.

Vội nhảy vọt lên đài chỉ huy, Binh nhất Đỗ Xuân Công cùng anh em chặt đứt neo xích nhanh chóng lái tàu rời cảng theo lệnh của thuyền trưởng.

Phó Đô đốc Đỗ Xuân Công hồi tưởng: “Vì trực tiếp lái tàu trên đài chỉ huy, nên tôi có tầm nhìn rất tốt. Đó cũng là lần đầu tiên tôi nhìn thấy máy bay Mỹ nhiều và gần đến thế. Trong suốt hơn 20 phút của đợt tấn công đầu tiên, liên tục các tốp máy bay tiêm kích, cường kích của Mỹ thay nhau chúi đầu cắt bom, bắn pháo vào các tàu và các mục tiêu trong cảng. Những làn đạn 20 ly của máy bay địch cày tung mặt nước, những quả bom nổ dưới nước làm nước bắn lên tới cả chục mét. Có quả bom địch ném nổ chỉ cách tàu T-161 khoảng 40-50m làm nước văng rơi rào rào trùm lên bong và đài chỉ huy của tàu”.

ky uc hao hung cua mot vi tuong ve chien thang tran dau cua hai quan viet nam
Chiến sĩ hàng hải Đỗ Xuân Công, chiến đấu trên con tàu T-161 thuộc Phân đội 5, Lữ đoàn 171 ngày 5-8-1964. Ảnh nhân vật cung cấp.

Trong vùng cảng sông Gianh, các tàu hải quân thuộc Phân đội 5, 6, 7 của Khu tuần phòng 2 di chuyển cách xa nhau khoảng 400-500m, vừa né tránh sự tấn công của máy bay địch vừa bắn trả bằng các vũ khí được trang bị. Sau khoảng 25 phút giao tranh, tàu T-161 và các tàu hải quân khác đã phối hợp với lực lượng phòng không, dân quân tự vệ anh dũng đánh trả các đợt công kích của máy bay địch; bắn cháy 1 máy bay rơi xuống biển phía Đông Nam cửa sông Gianh và bắn bị thương 1 chiếc khác.

Đến khoảng hơn 4 giờ chiều cùng ngày, địch tiếp tục không kích lần hai bằng một nhóm máy bay, nhưng lúc này yếu tố bất ngờ của địch không còn nữa và các lực lượng hải quân, phòng không mặt đất đã có thêm kinh nghiệm nên đồng loạt nổ súng bắn rơi 1 máy bay địch ngay trong loạt đạn đầu. Đợt tấn công thứ hai kết thúc nhanh hơn đợt một, địch phải tháo chạy ra phía biển sau khi bị rơi thêm chiếc máy bay thứ hai.

55 năm đã trôi qua, nhưng ký ức cuộc chiến đấu hào hùng ngày đó vẫn vẹn nguyên trong tâm trí vị tướng già. Hướng ánh mắt nhìn lên tấm ảnh chụp thời khoác áo chiến sĩ, giọng nguyên Tư lệnh Hải quân Đỗ Xuân Công đầy vẻ tự hào: “Tấm ảnh này chụp lúc tôi mang quân hàm Hạ sĩ lái tàu T-161. Đó là những hình ảnh đẹp đẽ nhất của đời lính biển. Thời hoa lửa qua rồi, nhưng khí thế chiến đấu thì vẫn nguyên vẹn như mới hôm qua”.

Dấu son trong lịch sử chiến tranh cách mạng

55 năm trước, vào 13 giờ 10 ngày 2-8, tàu khu trục Maddox mang số hiệu 731 thuộc Biên đội xung kích 77, Hạm đội 7 của Mỹ đã xâm phạm vùng biển giữa Hòn Mê, Lạch Trường (Thanh Hóa), cách Đông Nam Hòn Nẹ 10 hải lý nhưng bị tàu Hải quân Việt Nam quyết liệt đánh trả, khiến tàu Maddox 731 bị trúng đạn 14,5 mm vào mạn, một số thiết bị trên boong hư hỏng.

Ngay sau khi tàu Maddox bị đánh đuổi khỏi vùng biển nước ta, đêm 4-8-1964 Mỹ dựng lên cái gọi là “Sự kiện vịnh Bắc bộ”, lấy cớ để mở chiến dịch “trả đũa” mang tên “Mũi tên xuyên”...

Từ giữa trưa đến chiều 5-8-1964, Mỹ huy động gần 100 lượt máy bay, tiến công làm 3 đợt, mỗi đợt đánh phá 2 địa điểm gần như cùng một lúc, với ý định tiêu diệt lực lượng tàu thuyền chiến đấu của Hải quân ta.

Hầu hết các căn cứ, khu trú đậu và lực lượng tàu thuyền của Hải quân nhân dân Việt Nam bị máy bay Mỹ đánh phá. Với tinh thần cảnh giác cao và quyết tâm chiến đấu anh dũng, cán bộ, chiến sĩ Hải quân cùng quân dân các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh đã đánh bại cuộc tiến công của không quân Mỹ, bắn rơi 8 máy bay phản lực và cánh quạt, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt 1 giặc lái.

Nhận định về chiến thắng trận đầu đã mở đầu trang sử chiến đấu và chiến thắng hào hùng của bộ đội Hải quân, Phó Đô đốc Đỗ Xuân Công cho rằng có nhiều yếu tố, quan trọng nhất là sức mạnh chính trị tinh thần của bộ đội Hải quân mà đỉnh cao là tư tưởng, ý chí của một dân tộc không chịu khuất phục sự áp đặt, xâm lược của kẻ thù.

Từ đó nguyên Tư lệnh Hải quân Đỗ Xuân Công nhấn mạnh, trận đối đầu lịch sử ngày 2 và 5-8-1964 của bộ đội Hải quân với lực lượng không quân, hải quân Mỹ sẽ mãi được ghi nhớ như một dấu son trong lịch sử chiến tranh cách mạng.

Ông tin tưởng lớp cán bộ, chiến sĩ Hải quân hôm nay tiếp tục kế thừa xứng đáng truyền thống vẻ vang, tư tưởng của thế hệ cha anh “dám đánh, quyết đánh và quyết thắng kẻ thù trong mọi tình huống”.

Đồng thời luôn nêu cao vai trò nòng cốt cùng với các lực lượng khác ngăn chặn có hiệu quả những âm mưu, hành động lấn chiếm, xâm phạm chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

ky uc hao hung cua mot vi tuong ve chien thang tran dau cua hai quan viet nam
Nguyên Tư lệnh Hải quân Đỗ Xuân Công tin tưởng lớp cán bộ, chiến sĩ Hải quân hôm nay tiếp tục kế thừa xứng đáng truyền thống vẻ vang, tư tưởng của thế hệ cha anh “dám đánh, quyết đánh và quyết thắng kẻ thù trong mọi tình huống”. Ảnh: QUANG HUY
Với chiến công vẻ vang ngày 2 và 5-8-1964, bộ đội Hải quân đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng Nhì, 5 Huân chương Quân công hạng Ba, 142 Huân chương Chiến công các hạng cho các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ lập công xuất sắc. Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam tặng tuổi trẻ Hải quân 20 lá cờ “Chiến công oanh liệt - Truyền thống vẻ vang”. Ngày 5-8 trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là ngày đánh thắng trận đầu của quân và dân miền Bắc.
ky uc hao hung cua mot vi tuong ve chien thang tran dau cua hai quan viet nam Bộ 3 tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Lực lượng tàu chiến bảo vệ chủ quyền của Việt Nam bao gồm nhiều loại tàu ngầm, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tra, ...

ky uc hao hung cua mot vi tuong ve chien thang tran dau cua hai quan viet nam Ấn tượng từ một chuyến đi của những người lính tình nguyện Việt Nam

Cái bắt tay hồ hởi khi được gặp lại những người bạn thuở nào đã làm họ như trở về những ngày xưa bom đạn ...

ky uc hao hung cua mot vi tuong ve chien thang tran dau cua hai quan viet nam Tọa đàm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc

Để có được thành công trong cuộc kháng chiến, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế vô ...

ky uc hao hung cua mot vi tuong ve chien thang tran dau cua hai quan viet nam Điện Biên - nơi lưu giữ di tích lịch sử của trận đánh hào hùng

Đến với Điện Biên là đến với thiên nhiên, trở về thăm lại một miền lịch sử, hào hùng với những chiến công vang dội. ...

Quang Huy
Nguồn: www.sggp.org.vn

Tin bài liên quan

Cà Mau: ấm áp nghĩa tình hậu phương với biển đảo

Cà Mau: ấm áp nghĩa tình hậu phương với biển đảo

Chiều 31/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu, tặng quà các cháu học sinh con cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân. Những món quà chứa đựng tình cảm và là lời động viên từ hậu phương gửi tới những người lính đang ngày đêm góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.