--> -->
Trang chủ Văn hóa - Du lịch Điểm đến
06:00 | 12/08/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Chuyện đời, chuyện nghề của cặp nghệ nhân cuối cùng làm mặt nạ giấy bồi ở Hà Nội

Gần 50 năm gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi, cặp vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan trở thành hai nghệ nhân duy nhất còn sót lại tại Hà Thành làm món đồ chơi truyền thống này.
Về Quảng Trị ngắm làng sen Phương Sơn nở bừng trong nắng hạ Vẻ đẹp hoang sơ của làng chài Bãi Xếp ở Quy Nhơn Những làng chài "âm dương nghịch chiều", chạy đua xây lăng mộ

Căn gác nhỏ chưa đầy 15m2 ở góc cuối phố Hàng Than (Ba Đình, Hà Nội) - nơi thủ đô xa hoa và phồn vinh vẫn còn gìn giữ nguyên vẹn những giá trị xưa cũ. Đi men theo con ngõ nhỏ với nhiều căn nhà chật hẹp được sắp xếp lộn xộn, để tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan không phải điều dễ dàng như bao người vẫn tưởng, dù nằm gọn ngay góc phố cổ của Hà Thành.

Song, khi đến nơi, cảnh tượng được vẽ ra trước mặt mới là điều khiến bao người ngạc nhiên, bởi từ lan can, mái tôn, cầu thang chỉ cao chừng vài bậc cho đến khoảng hành lang rộng hơn 1m2 đều trở thành nơi làm việc, và cặp đôi nghệ nhân làm mặt nạ giấy bồi nổi tiếng đất Hà Thành cứ miệt mài tạo khuôn, sơn vẽ để sáng tạo ra những chiếc mặt nạ thỏa mãn nhu cầu của các em nhỏ, đặc biệt trong dịp trung thu.

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Con đường nhỏ dẫn lối lên căn nhà của ông bà Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan.

Chuyện đời, chuyện nghề trên căn gác nhỏ

Bước đến căn nhà nhỏ nằm trên tầng thượng, khi còn đang ngỡ ngàng trước những vật phẩm để tạo thành chiếc mặt nạ như: sơn màu, giấy vụn, hồ keo,... thì góc phòng với đầy ắp những chiếc mặt nạ còn dang dở và cả những chiếc đã thành phẩm, chỉ đợi phơi khô để mang đến tận tay người mua đã hiện ra, khiến người ta choáng ngợp. Và một dòng kí ức xưa cũ như chỉ chực chờ ùa về.

Không phải những thứ đồ chơi hiện đại, lấp lánh, mà đối với nhiều người, những chiếc mặt nạ với đủ các hình dáng ngộ nghĩnh cùng màu sắc rực rỡ như thế này mới là điều khiến người ta có thể định nghĩa được tròn vành, rõ chữ hai tiếng "trung thu".

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Giữa muôn vàn những đổi thay của thời gian, xu hướng thị trường, ông bà Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương lan vẫn quyết giữ niềm đam mê và tình yêu dành cho món nghề truyền thống giản đơn này.

Vừa tô những chiếc mặt nạ đang vẽ dở, bà Đặng Lan Hương vừa từ tốn kể, ngay từ ngày còn nhỏ đã được gia đình truyền dạy cho nghề làm mặt nạ giấy bồi. Đến sau này, khi lấy chồng, bà vẫn tiếp tục làm công việc này chỉ đơn giản vì một chữ 'đam mê'. Tính đến nay, bà đã làm nghề này được khoảng gần 50 năm. Một nửa cuộc đời, bà Lan vẫn chưa từng nghĩ đến chuyện bỏ nghề dù không ít lần cuộc sống gặp khó khăn vì câu chuyện mưu sinh.

Bà Lan tâm sự, năm lên 10 tuổi, bà được bố mẹ truyền nghề. Thời điểm đó, bà học nghề vì thích, vì yêu mến những chiếc mặt nạ có hình thù hài hước và đủ thứ sắc màu rực rỡ. Mỗi lần đi dọc con phố cổ Hà Nội lúc bấy giờ, hình ảnh các loại mặt nạ chú Tễu, ông Địa, Thị Nở… được treo đầy trên nóc nhà luôn là điều cuốn hút bà hơn tất thảy mọi thứ khác. Cũng trong lúc đó, những nghệ nhân làm nghề này luôn coi nghề tạo hình nhân vật dân gian bằng giấy báo là "cần câu cơm" nuôi cả gia đình.

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Những chiếc mặt nạ đủ màu sắc rực được coi là niềm đam mê, là tình yêu đặc biệt nhất đời của cuộc đời bà Đặng Hương Lan.

Sau này khi lấy chồng, bố mẹ bà Hương Lan thấy ông xã của bà là Nguyễn Văn Hòa khéo léo, tỉ mỉ và yêu nghề này nên đã truyền lại cho ông những kinh nghiệm cần thiết.

Chia sẻ thêm về nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống, bà Lan tâm sự: “Nó là nghiệp chứ không còn là nghề kiếm tiền. Nghề này gian truân và vất vả lắm. Làm ra chiếc mặt nạ vừa đẹp, vừa có hồn không chỉ làm bằng tay nữa mà phải dùng cả tình yêu, cái tâm với nghề thì mới có sản phẩm đẹp nhất. Cũng bởi thế mà đã có rất nhiều người muốn tôi truyền lại nghề, dù bản thân tôi cũng mong muốn gìn giữ nghề này nhưng đấu tranh nội tâm rất nhiều lần, tôi vẫn không thể làm điều đó. Chỉ bởi vì, tôi muốn người nối tiếp nghề này cũng là người yêu chúng - giống như tôi."

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Những chiếc mặt nạ sau khi được bồi sẽ đem phơi khô rồi mới sơn vẽ thành mặt nạ hoàn chỉnh.

Theo chia sẻ của bà Lan, bà từng là công nhân xí nghiệp nhà máy giấy còn ông Hòa từng là cán bộ Nhà nước, về hưu hơn 10 năm nay.

Nếu như ngày trước, làm mặt nạ giấy bồi chỉ là nghề phụ của cặp 2 vợ chồng thì nay, khi đã nghỉ hưu, 2 ông bà quyết dành trọn thời gian và tình yêu với từng mảnh giấy bồi, con mực và nét vẽ trong từng khuôn hình. Bất kể mưa hay nắng, dịp trung thu hay chỉ đơn giản là ngày thường, ông bà vẫn miệt mài trên căn gác nhỏ để sáng tạo ra từng chiếc mặt nạ.

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Lớp sơn màu được dùng để vẽ lên từng chiếc mặt nạ.
chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Người nghệ nhân có hàng chục năm trong nghề khẳng định mặt nạ giấy bồi là sản phẩm an toàn, thân thiện nhất hiện nay bởi toàn bộ khuôn đúc đều được đúc bằng xi-măng, cùng giấy vở đã qua sử dụng, giấy bìa và bột sắn, màu vẽ...

Nhắc chuyện giữ nghề, bà Đặng Thị Hương Lan – vợ ông Hòa kể lại: “Năm 1974 tôi đã bắt đầu kế nghiệp và làm nghề này. Cho đến nay cũng đã làm nghề được gần 50 năm. Nghề này chẳng khó làm, nhưng để giữ được thì thực sự khó. Vì giữa muôn vàn những xoay đổi thế thời, đây không phải nghề có thể đem lại số tiền thỏa mãn nhu cầu trong nhịp sống hiện đại của mọi người."

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm làm nghề, bà cho biết, bà cũng không hẳn là có năng khiếu, nhưng tình yêu dành cho nghề này thì khó ai có thể sánh bằng bà Đặng Hương Lan. Còn ông xã được học lại nghề này là do sự miệt mài, chăm chỉ nên bố mẹ của bà đã truyền lại cho.

"Những khuôn mặt nạ ấy đều gắn liền với một câu chuyện cổ tích, gắn liền với truyền thống của dân tộc mà dường như cho đến bây giờ các thế hệ trẻ đang dần quên lãng đi”. Đây cũng chính là lý do mà cho đến tận nay, ông bà vẫn sống được bằng nghề này.

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Bà Đặng Hương Lan miệt mài tô vẽ cho từng chiếc mặt nạ. Bà cho biết, để làm ra mỗi chiếc mặt nạ, trung bình bà sẽ mất khoảng thời gian là 30 phút. Song, mỗi ngày cũng không thể làm được quá nhiều.

Theo lời ông Hòa, để làm nên một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi thành công là cả một quá trình nghệ thuật. Với các loại giấy cũ, những người làm nghề như vợ chồng ông Hòa sẽ đi thu mua rồi xé nhỏ chúng thành từng mẩu. Sau khi xé giấy sẽ lót một lớp giấy trắng vào khuôn rồi dán từng lớp chồng lên nhau và kết dính chúng bằng hồ được đun từ bột sắn.

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Công đoạn tô màu và vẽ khuôn mặt sẽ quyết định sự thành công của sản phẩm. Mặt nạ bằng giấy bồi thông thường sẽ được phủ lên bề mặt một lớp sơn tổng hợp, phơi khô rồi mới bắt đầu đem ra vẽ.
chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi
Hiện tại, gia đình ông đã làm thêm nhiều loại mặt nạ có kiểu dáng hợp với xu thế hiện nay như mặt nạ giấy bồi siêu nhân và các nhân vật thiếu nhi yêu thích chứ không chỉ có các nhân vật truyền thống như trước kia nữa.
chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi

Mỗi chiếc mặt nạ được bán ra với giá từ 25 - 35.000 đồng tùy kích cỡ, dù có được làm tỉ mỉ đến như thế nào.

Bằng tâm huyết và tất cả tình yêu dành cho nghề làm mặt nạ giấy bồi, ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan đang góp phần giữ gìn một giá trị văn hóa đẹp của Việt Nam đang có nguy cơ mai một theo thời gian. Tuy nhiên, dù rất lo lắng về điều đó nhưng ông bà chưa từng một lần có ý định truyền lại nghề cho những người chỉ đơn thuần muốn làm để kiếm tiền, để kinh doanh. Bởi, cặp nghệ nhân này biết, làm vì tiền sẽ khác hoàn toàn so với làm vì đam mê.

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi Làng nghề tăm hương Việt Nam đẹp rực rỡ dưới nắng hè

Đến với làng nghề tăm hương truyền thống, bạn sẽ được tận mắt tìm hiểu những công đoạn làm tăm hương ở đây và chiêm ...

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi Hành trình 700 năm lịch sử của một làng nghề đóng tàu ở Nghệ An

Làng Trung Kiên (xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) được biết đến là một làng nghề đóng thuyền có truyền thống lâu ...

chuyen doi chuyen nghe cua cap nghe nhan cuoi cung lam mat na giay boi o ha noi Làng lụa Vạn Phúc - từ làng nghề truyền thống đến điểm chụp ảnh "check in" của giới trẻ

Làng lụa Vạn Phúc không chỉ mang vẻ đẹp của một làng nghề truyền thống nghìn năm tuổi mà còn là điểm du lịch hấp ...

Như Ý
Nguồn:

Tin bài liên quan

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Hà Nội đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Hà Nội đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Ngày 7/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND về kích cầu du lịch năm 2025, đặt mục tiêu đón 31 triệu lượt du khách, trong đó có 7,5 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch dự kiến đạt khoảng 130.000 tỷ đồng, đóng góp từ 8% trở lên vào GRDP của Thủ đô.
Lâm Đồng tổ chức “Ngày Văn hóa tại Hà Nội 2025” - Kết nối tiềm năng, thúc đẩy hợp tác

Lâm Đồng tổ chức “Ngày Văn hóa tại Hà Nội 2025” - Kết nối tiềm năng, thúc đẩy hợp tác

Chiều ngày 6/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025”. Đây là hoạt động văn hóa quan trọng nhằm quảng bá những giá trị đặc trưng về văn hóa, con người và du lịch của vùng đất Đà Lạt - Lâm Đồng đến với người dân Thủ đô cũng như du khách trong và ngoài nước.

Bình luận

Đọc nhiều

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan

Ngày 19/5, tại tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), Lễ kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức trang trọng tại Khu tưởng niệm Bác Hồ ở làng Nachok (Bản Mạy), nơi Người từng sống và hoạt động cách mạng từ năm 1928 đến 1930.
32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

32 đội tham gia Giải bóng đá của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 18/5, tại sân vận động Redsland TP Saitama, Nhật Bản đã diễn ra giải thi đấu bóng đá của cộng đồng người Việt đang học tập, làm việc và sinh sống tại đây. Giải đấu do Tổ chức giao quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức ra mắt chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (thuộc ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam).
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Quỹ Châu Á tại Việt Nam trao 101 suất học bổng cho nữ sinh nghèo vượt khó tại Cần Thơ

Quỹ Châu Á tại Việt Nam trao 101 suất học bổng cho nữ sinh nghèo vượt khó tại Cần Thơ

Ngày 17/5, tại thành phố Cần Thơ, Quỹ Châu Á tại Việt Nam đã trao tặng 101 suất học bổng (mỗi suất trị giá 2,2 triệu đồng) cho các nữ sinh trung học phổ thông nghèo vượt khó tại Cần Thơ.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới