--> -->
Trang chủ Hữu nghị Thân gửi Việt Nam
16:18 | 23/01/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Chuyện về một người Nhật yêu tam giác mạch Việt Nam

Không ngẫu nhiên khi Matsuo Tomoyuki được chọn là đại sứ của chương trình Festival Phở 2023 được tổ chức tại Nhật hồi tháng Chín năm qua. Bởi lẽ, Matsuo không chỉ am hiểu mà ở ông lúc nào cũng toát ra năng lượng từ tình yêu đặc biệt dành cho ẩm thực Việt nói riêng và nông sản Việt nói chung.
Cộng đồng người Việt hỗ trợ đợt 3 cho các nạn nhân động đất ở Nhật Bản
Người Việt tại Nhật cần gìn giữ và phát huy những giá trị, bản sắc Việt Nam

Chỉ yêu thôi thì chưa đủ. Matsuo đã biến tình yêu đó thành những hành động thiết thực, vừa giúp người nông dân cải thiện đời sống, vừa thiết lập mạng lưới kết nối các nhà buôn 2 nước, góp phần quảng bá nông sản đặc hữu của Việt Nam. Tình yêu của Matsuo với Việt Nam bắt đầu từ tam giác mạch - loài cây vốn ít giá trị kinh tế - và mì soba - món ăn trứ danh trong ẩm thực Nhật.

Chuyện về một người Nhật yêu tam giác mạch Việt Nam
Ông Vũ Hoàng Đức - Chủ tịch Hiệp hội VJBA - và ông Matsuo Tomoyuki (phải) - Chủ tịch Hiệp hội JVGA - ký kết thỏa thuận hợp tác.

Đưa tam giác mạch Việt Nam thành đặc sản Nhật

Sau khi đặt chân đến Mỹ và Singapore để tìm kiếm cơ hội đầu tư, năm 2013, Matsuo chọn lập nghiệp tại Bình Dương, Việt Nam. Tốt nghiệp chuyên ngành khoa học máy tính tại Mỹ, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, thế nhưng Matsuo đã bỏ lại tất cả sở trường đó để dấn thân với ẩm thực - đam mê thuở nhỏ của ông. Bài toán đặt ra cho Matsuo lúc bấy giờ là mở một khu ẩm thực mang phong cách Nhật phục vụ người Việt với quy mô khoảng 1.200 người với mức giá mỗi khẩu phần khoảng 30.000 đồng. Matsuo nghĩ ngay đến món mì soba của quê hương ông vì chúng có thể dễ dàng kết hợp cùng nguyên liệu bản địa.

Thoạt đầu, Matsuo nghĩ sẽ nhập mì soba từ Trung Quốc để tối ưu chi phí nhưng trong quá trình đặt hàng, ông tình cờ xem được hình ảnh những cánh đồng hoa tam giác mạch bạt ngàn ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam. Vẻ đẹp nao lòng của chúng đã kéo Matsuo ra khỏi thành phố. Cho đến khi được nhìn tận mắt những cánh đồng hoa ở Đồng Văn (Hà Giang), Matsuo vỡ òa sung sướng. Kinh nghiệm từ những ngày thơ ấu sống cùng bà tại Nagano - thủ phủ tam giác mạch hàng đầu tại Nhật - giúp Matsuo nhận ra tam giác mạch tại Hà Giang là giống thuần chủng.

Theo Matsuo, nhiều tỉnh, thành khác của Việt Nam như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai đều có tam giác mạch nhưng chỉ tam giác mạch ở Hà Giang với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc trưng mới cho ra loạt hạt chất lượng nhất. Matsuo nhẩm tính, nếu Hà Giang có thể trồng được 500-600 tấn hạt để xuất sang Nhật, đời sống người dân nơi đây sẽ ổn định và thay đổi rất nhiều.

Chuyện về một người Nhật yêu tam giác mạch Việt Nam
Ông Matsuo (thứ ba từ phải qua) cùng đội ngũ nhân viên và chính quyền địa phương khảo sát cánh đồng tam giác mạch.

Luôn mang thôi thúc làm được điều gì đó có ý nghĩa cho xã hội từ truyền thống gia đình, Matsuo thay vì chỉ thu mua tam giác mạch để làm mì cho cửa hàng ẩm thực, đã chọn hướng đi khó hơn nhưng bền vững hơn. Ông dành nhiều tháng lưu lại Hà Giang, cưỡi xe máy băng qua những ngọn đá tai mèo lởm chởm đến gặp chính quyền địa phương, gợi ý việc xuất khẩu tam giác mạch sang Nhật. So với ngô, với lúa, đề nghị của Matsuo ở thời điểm đó quá mới mẻ. Chẳng ai tin loại cây làm thức ăn cho gia súc hoặc nấu rượu lại có thể giúp cải thiện đời sống.

Matsuo thầm nghĩ: “Muốn người khác tin, mình cần phải chứng minh cho họ thấy hiệu quả từ những gì mình đang làm”. Nghĩ là làm, ông quyết định đưa tiệm mì soba kiểu Nhật giá Việt vươn khỏi Bình Dương theo mô hình chuỗi và bắt đầu gặt hái thành công ở các thành phố lớn như: TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Khi mọi thứ dần ổn định, Matsuo mở ngay một tiệm mì soba tại Hà Giang. Ông cho in 1.000 tờ rơi, vừa để giới thiệu bản thân, giới thiệu về tam giác mạch, về mì soba, vừa đăng tải nhu cầu tuyển dụng. Matsuo mang tờ rơi rải khắp những điểm công cộng ở Hà Giang như trường học, nhà văn hóa… Tuyệt nhiên không một phản hồi. Matsuo lại in tiếp 1.000 tờ rơi, rồi thêm 1.000 tờ nữa... Đáp lời ông chỉ có vài ba email, hai ba cuộc điện thoại gọi đến rồi mọi thứ rơi vào im lặng.

Chuyện về một người Nhật yêu tam giác mạch Việt Nam
Ông Matsuo và một người dân bên cây trà cổ thụ tại vùng núi cao xã Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang, năm 2022. Nhưng rồi người dân Hà Giang khi ấy bắt đầu quen với hình ảnh một người đàn ông vóc dáng cao lớn, giọng nói sang sảng, không rành tiếng Việt, hễ gặp ai cũng chỉ trỏ vào tờ rơi và hỏi có muốn vào làm cho tiệm mì không. Sau nhiều tháng kiên trì, Matsuo tuyển được nhân viên. Ở tiệm, ông trực tiếp vào bếp, vừa nấu nướng vừa hướng dẫn và truyền công thức cho đầu bếp.

Bên cạnh đó, để hiện thực hóa “tham vọng” xuất khẩu tam giác mạch, Matsuo tiến hành thuê đất của người dân Hà Giang khoảng 3-5 tháng mỗi năm, đồng thời thuê dân địa phương trồng và chăm sóc tam giác mạch từ ngày gieo đến ngày thu hoạch. Xong công đoạn nào, Matsuo trả tiền đoạn đó. Nỗ lực của 200 nhân viên và nông dân địa phương đã mang về vụ tam giác mạch đầu tiên bội thu. Năm 2021, toàn bộ 50 tấn hạt đã được xuất sang Nhật. Matsuo nói, đây chỉ là bước khởi đầu bởi mục tiêu của ông là 300 tấn và làm sao để những tỉnh, thành có điều kiện phù hợp trồng tam giác mạch có thể nhân rộng mô hình của ông nhằm cải thiện đời sống người dân.

Lan tỏa vẻ đẹp của sản vật Việt

Matsuo nói, Việt Nam là quê hương thứ hai của ông. Tình yêu Việt Nam và các loại nông sản đất Việt trong Matsuo càng được củng cố sau mỗi chuyến rong ruổi. Theo ông, điểm mạnh của món Việt nằm ở gia vị. “Việt Nam có quá nhiều nguyên liệu quý hiếm, độc đáo. Chỉ riêng Hà Giang, bên cạnh tam giác mạch còn có mắc khén, hoa hồi, hạt dổi… Trong lịch sử phát triển của loài người, những cuộc chiến tranh đầu tiên là tranh giành gia vị. Việt Nam đang sở hữu nhiều báu vật như thế…” - Matsuo khẳng định. Ông cũng nói thêm, đặc trưng khác trong ẩm thực của người Việt là dùng nhiều trái cây, rau củ. Chỉ cần kết hợp trái này với hương vị kia là đã cho ra một món ăn mới. Khi thế giới ngày càng quan tâm đến việc ăn lành, sống khỏe thì nguyên liệu tự nhiên, ngon lành như của Việt Nam chính là ưu thế. “Không chỉ có bún, phở, miến mà món cơm cháy của Việt Nam cũng là một khám phá thú vị” - Matsuo tự hào như thể ông là người Việt đang thao thao bất tuyệt về đặc sản quê hương.

Chuyện về một người Nhật yêu tam giác mạch Việt Nam
Ông Matsuo giới thiệu đến du khách Nhật món mì soba làm từ tam giác mạch của Hà Giang, Việt Nam trong một nhà hàng Nhật vào năm 2022.

Mất 8 năm để mì soba từ tam giác mạch Việt xuất đi Nhật, Matsuo hiểu việc đưa các sản vật, nông sản Việt đi khắp thế giới dù tiềm năng nhưng không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không bắt đầu thì sẽ chẳng bao giờ thực hiện được ước vọng cải thiện cuộc sống người nông dân vùng sâu vùng xa và cho thế giới thấy được vẻ đẹp cũng như giá trị của đặc sản Việt. Vì thế, đầu năm 2020, Matsuo thành lập Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam (JVGA) nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn về nông nghiệp, sản xuất sản phẩm, thương mại và bán hàng, giao lưu văn hóa ẩm thực giữa 2 nước Việt - Nhật.

Tháng 12/2023, hiệp hội vừa triển khai dự án 110VJ.LOVE (110 là kết hợp 63 tỉnh, thành Việt Nam với 47 tỉnh, thành của Nhật Bản), chọn 1 sản phẩm ở mỗi tỉnh, thành Việt - Nhật, lập chuỗi bán hàng trên mạng. Mỗi sản phẩm được giới thiệu kèm câu chuyện phía sau, từ chất lượng, nuôi trồng đến quá trình chế biến, văn hóa và danh thắng địa phương. Số lượng 110 sản phẩm sẽ thay đổi định kỳ 6 tháng hoặc ngắn hơn.

Matsuo nói, cách làm này không chỉ thúc đẩy giao thương, giao lưu văn hóa ẩm thực giữa 2 nước mà còn khẳng định với người tiêu dùng, sản phẩm Việt hoàn toàn đủ khả năng sánh với hàng Nhật. Matsuo kỳ vọng thời gian tới, ông có thể kết nối nhiều hơn các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản. Hào sảng, vui nhộn, chạy xe máy thạo như người Việt, thậm chí rành rẽ những con đường ở Hà Giang hơn bất kỳ người Việt nào, câu chuyện của Matsuo về tam giác mạch, về các sản vật Việt cứ thế tuôn dài bất tận.

Đoàn thiện nguyện chùa Đại Ân hỗ trợ nạn nhân động đất tại Nhật Bản Đoàn thiện nguyện chùa Đại Ân hỗ trợ nạn nhân động đất tại Nhật Bản
Từ ngày 15-17/1, Đoàn tăng ni, phật tử Việt Nam tại Nhật Bản do sư cô Thích Tâm Trí dẫn đầu đã có chuyến thiện nguyện cứu trợ tới bán đảo Noto, tỉnh Ishikawa nơi xảy ra động đất, sóng thần.
Việt Nam - Nhật Bản gắn bó mật thiết nhờ sự đồng cảm và chia sẻ Việt Nam - Nhật Bản gắn bó mật thiết nhờ sự đồng cảm và chia sẻ
Đây là tinh thần của các phát biểu và tham luận tại Hội thảo quốc tế “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: 50 năm nhìn lại và tầm nhìn, định hướng phát triển mới” diễn ra vào ngày 18/1. Hội thảo do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức.

Theo Tạp chí điện tử Nông thôn Việt

https://nongthonviet.com.vn/chuyen-ve-mot-nguoi-nhat-yeu-tam-giac-mach-viet-nam.ngn

Theo Tạp chí điện tử Nông thôn Việt
Nguồn: nongthonviet.com.vn

Tin bài liên quan

Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất tổ chức Lễ hội Việt - Nhật 2026 đa dạng, đậm bản sắc biển Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất tổ chức Lễ hội Việt - Nhật 2026 đa dạng, đậm bản sắc biển Việt Nam

Ngày 21/7, trong buổi tiếp ông Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đề xuất tổ chức Lễ hội Việt - Nhật năm 2026 tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) - địa bàn mới sáp nhập vào thành phố. Ông cũng gợi ý lựa chọn chủ đề về biển nhằm làm nổi bật nét đặc trưng văn hóa địa phương, góp phần đa dạng hóa nội dung và hình thức lễ hội, tăng sức hấp dẫn đối với người dân và du khách.
Khám phá Việt Nam qua góc nhìn học giả Nhật Bản Furuta Motoo

Khám phá Việt Nam qua góc nhìn học giả Nhật Bản Furuta Motoo

Gần nửa thế kỷ gắn bó và nghiên cứu về Việt Nam, GS.TS Furuta Motoo, Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật - Việt, Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật, đã cho ra đời cuốn sách "Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản". Công trình hơn 400 trang không chỉ là tư liệu học thuật đồ sộ mà còn là câu chuyện sinh động về lịch sử, văn hóa và đời sống Việt Nam qua lăng kính của một học giả đầy tâm huyết.
Hà Nội và Tottori (Nhật Bản) thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao và giao lưu nhân dân

Hà Nội và Tottori (Nhật Bản) thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao và giao lưu nhân dân

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Kỳ đã tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu thành phố Tottori (Nhật Bản) do ông Ono Masami, Giám đốc Sở Kinh tế và Du lịch thành phố Tottori làm Trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về các lĩnh vực tiềm năng hợp tác, đặc biệt trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giao lưu nhân dân và xúc tiến ký kết biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hiểu biết, kết nối giữa hai địa phương.

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Singapore

Sáng ngày 22/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì lễ đón ông Chan Chun Sing, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore sang thăm Việt Nam.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.