--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
07:10 | 19/07/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

CLB thổ cẩm của chị em phụ nữ Ia Mơ Nông

Thổ cẩm của làng sau một thời gian dài dường như đã “ngủ quên” sau ngọn nương, con rẫy nhiều năm qua, thế nhưng vẫn có những bàn tay tài hoa đang ngày ngày âm thầm đánh thức khung cửi truyền thống của dân tộc mình.
Đặt thùng rác và lắp biển cảnh báo tại khu vực Suối đá đĩa triệu năm tuổi ở Gia Lai Đặt thùng rác và lắp biển cảnh báo tại khu vực Suối đá đĩa triệu năm tuổi ở Gia Lai
Hạn chế nhếch nhác tại điểm du lịch mới nổi, chính quyền địa phương đặt thùng rác và lắp biển cảnh báo tại khu vực Suối đá đĩa ở TT Yaly (Chư Păh, Gia Lai).
Ông Hồ Văn Niên vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Ông Hồ Văn Niên vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai
Trong khi đó, ông Võ Ngọc Thành cũng tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh này.
CLB thổ cẩm của chị em phụ nữ Ia Mơ Nông

Người dân tại xã Ia Mơ Nông tham gia câu lạc bộ thổ cẩm.

Khởi nguồn từ gian khó

Về làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) những ngày này, nhiều người sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các cô, các chị say mê với khung cửi để dệt ra những tấm vải thổ cẩm hoa văn bắt mắt. Họ đều là thành viên của Câu lạc bộ dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng Ia Mơ Nông.

Thổ cẩm của làng sau một thời gian dài dường như đã “ngủ quên” sau ngọn nương, con rẫy nhiều năm qua, vì người làng bỏ quên, vì chẳng còn mấy người thích, vì nhiều lý do khác nữa. Thế nhưng, vẫn có những bàn tay tài hoa đang ngày ngày âm thầm đánh thức khung cửi truyền thống của dân tộc mình, giữ màu cho nghề dệt truyền thống của người Jrai trên mảnh đất này. Bà Rơ Châm Mir (69 tuổi) vừa ngồi bên khung cửi, vừa hướng dẫn cho mấy đứa trẻ Jrai về thổ cẩm của làng mình, thi thoảng lại xoa đầu từng đứa như tâm đắc với nghề dệt thổ cẩm của làng.

Người làng Kép 2 này, và cả những làng xung quanh nữa chẳng ai nhớ nghề dệt thổ cẩm này có từ khi nào. Như bà Rơ Châm Mir cũng vậy, chỉ biết từ khi còn nhỏ xíu bà đã thấy các bà, các mẹ, các dì dệt vải ở mọi lúc, mọi nơi… Rồi bà cũng lần mò, cũng được các bà các dì dạy cho từng đường mũi, từng nét hoa văn, từng cách bện chỉ xe sợi. Rồi những tấm thổ cầm cứ thế lần lượt hoàn thành qua tay bà, đưa tới những người làng sử dụng.

CLB thổ cẩm của chị em phụ nữ Ia Mơ Nông
Nghề dệt thổ cẩm của người Jrai tại Ia Mơ Nông đã khởi sắc.

Bà Rơ Châm Mir bảo, theo thời gian và những biến thiên của lịch sử, nghề dệt thổ cẩm của bà con nơi đây đã bị mai một rất nhiều. Nhiều khung cửi ngày xưa đã bị hư hỏng, hay được bà con cất giữ lâu ngày mối một không dùng được nữa. Trong khi đó nguồn nguyên liệu đặc trưng để dệt thổ cẩm của người Jrai bây giờ không còn nữa. Ngày xưa, để có tấm thổ cẩm, đồng bào phải tận dụng bãi bồi ven sông, trồng cây vải lấy bông se sợi, rồi vào núi tìm rễ cây nhiều màu về nhuộm vải. Còn bây giờ, cây bông vải đã nhường chỗ cho một số loại cây kinh tế như mì, bắp, đậu, mía nên bà con muốn dệt vải phải mua chỉ sợi, không hợp với thổ cẩm truyền thống nữa, điều đó khiến nhiều người muốn dệt cũng khó tìm nguyên liệu.

Nghề dệt của làng có được như ngày hôm nay, đó là nhờ vào sự góp sức của bà con trong buôn, nhưng người khởi xướng lại là một người phụ nữ từ nơi khác đến. Đó là chị H’uyên Niê – Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Ia Mơ Nông. chị H’uyên Niê vốn không phải là người làng Kép, không phải là người Jrai của làng. Chị ở bên Đăk Lăk, nhưng những ngày theo học tại trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật quân đội tại Hà Nội, chị gặp và kết duyên cũng với một người con của làng, cũng là một bác sỹ. Sau khi học xong, chị H’uyên Niê tham gia vào Đoàn Ca múa nhạc Đam San ở TP Pleiku. Nhưng rồi, chị theo chồng về làng và sau đó hoạt động phấn đấu để giữ chức Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Ia Mơ Nông.

CLB thổ cẩm của chị em phụ nữ Ia Mơ Nông
Nhiều người cũng học nghề dệt để có thể cải thiện kinh tế gia đình.

Mang thổ cẩm vào du lịch cộng đồng

Từ ngày làm công tác phụ nữ, chị H’uyên Niê đi các buôn làng nơi đây, thấy nghề dệt của làng vẫn còn, vẫn có nhiều người tranh thủ lúc nông nhàn để làm. Nhưng vì không có đầu ra, lại thiếu sự liên kết nên sản phẩm chỉ để sử dụng chứ không đưa ra thị trường được. Quá trình đô thị hóa, nhiều ngành nghề mới ra đời, nhiều sản phẩm dệt may công nghiệp phổ biến với mọi người dân, trong đó có đồng bào Jrai, thì hình ảnh những người phụ nữ dệt vải thổ cẩm cũng vắng dần. Nhìn thấy nguy cơ mai một nghề truyền thống, nét văn hóa của dân tộc, cuối năm 2018, chị H’uyên Niê và một số phụ nữ trong xã đã cùng nhau vận động những phụ nữ biết dệt vải để thành lập Câu lạc bộ dệt thổ cẩm.

Câu lạc bộ đã đến từng nhà vận động bà con tham gia để cùng nhau khôi phục và giữ nghề truyền thống của dân tộc gắn với du lịch cộng đồng tại xã Ia Mơ Nông. Chị H’uyên Niê chia sẻ: “Ở Làng Kép 2 này vẫn còn một số người phụ nữ đêm ngày cặm cụi bên khung dệt. Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào vẫn còn ở làng này, cứ từ mờ sáng là những người phụ nữ, con gái trở dậy ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm. Mình muốn làm một điều gì đó cho địa phương, để những người phụ nữ trong làng làm sản phẩm ra để bán được, nên mình đã đề xuất ý tưởng thành lập câu lạc bộ thổ cẩm, hỗ trợ cho bà con!”. Đề xuất của chị H’uyên Niê đã nhanh chóng được chính quyền các cấp đồng ý, tạo điều kiện để hoạt động.

CLB thổ cẩm của chị em phụ nữ Ia Mơ Nông

Những sản phẩm thổ cẩm của địa phương được giới thiệu.

Sau gần 2 năm thành lập, đến nay câu lạc bộ đã có hơn 30 người đăng ký tham gia với thành viên tuổi từ 19 đến 60. Như chị H’hoan, hơn 30 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm dường như đã trở thành một thói quen của chị H’hoan ở làng này, ngày nào không đụng đến khung cửi là chị cảm thấy như thiếu một thứ gì đó. Những tấm thổ cẩm làm áo choàng, khố, túi xách, váy được chị dệt một cách cẩn thận, tỉ mỉ đến từng họa tiết. Sản phẩm chị H’hoan làm ra ngoài việc để phục vụ trong gia đình, chị còn dệt bán cho những ai có nhu cầu mua để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình.

Vì thổ cẩm là mặt hàng rất khó để tiêu thụ, nên nhiều người trong làng khi dệt xong một tấm thổ cẩm phải dùng đôi chân của mình đưa thổ cẩm tới từng bản làng để bán. Ban ngày mọi người đi làm nên phải đi bán vào buổi tối, trời sáng mới trở về nhà, vất vả vô cùng. Chị H’uyên Niê, hạn chế của sản phẩm thổ cẩm truyền thống đó là khâu thương mại hóa – tiêu thụ sản phẩm đã dệt. Một phần là vì giá thành sản phẩm khá cao do dệt thủ công hoàn toàn, mỗi tấm vải khổ lớn với hoa văn phức tạp có thể mất tới 1 tháng để hoàn thành, có giá bán ra 1,5 triệu đồng/tấm. Trước những khó khăn, những thành viên trong câu lạc bộ cùng chính quyền các cấp đã đưa ra ý tưởng khôi phục nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng, đồng thời giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để sản phẩm dễ đến tay người tiêu dùng hơn. Khi du khách đến đây, chúng tôi sẽ giúp du khách trải nghiệm việc dệt thổ cẩm để biết thêm về truyền thống của phụ nữ Jrai. Bên cạnh đó, chúng tôi làm ra những sản phẩm lưu niệm du lịch nhỏ gọn bằng thổ cẩm như túi, mũ, ví cầm tay, giỏ, đồ trang sức…

Vừa luôn tay luồn chỉ sợi vào khung cửi, bà Rơ Châm Mir vui mừng cho biết: “Hồi ấy mới dệt trở lại, để bán được một tấm thổ cẩm thì cái chân phải đi nhiều nhưng mình vui vì nhiều đồng bào mình vẫn còn yêu thổ cẩm lắm. Họ còn thích mặc đồ truyền thống của dân tộc nhất là khi lên rừng lên rẫy hay đến mùa lễ hội. Bán thổ cẩm cũng có tiền nên mình mua được nhiều bò và nhiều heo nhờ thổ cẩm đấy. Yàng cho mình cái chân khỏe, cái tay khéo và cái bụng tốt nên mới dệt đẹp và đưa thổ cẩm làng mình đi khắp nơi, cái bụng mình lúc nào cũng chỉ có thổ cẩm thôi. Nhưng người làng khác cũng thích thổ cẩm lắm đấy!”.

CLB thổ cẩm của chị em phụ nữ Ia Mơ Nông

Câu lạc bộ phụ nữ Jrai không rác thải nhựa cũng được thành lập mới đây.

Chia sẻ với PV, chị H’uyên Niê cho biết, trong năm 2021, câu lạc bộ thổ cẩm sẽ vận động các thành viên, người dân trồng bông lấy sợi, để sợi tơ mềm mại có độ đàn hồi chịu nhiệt tốt để thổ cẩm đúng chất hơn. Cùng với đó, sẽ kiến nghị chính quyền địa phương sẽ xây dựng một không gian trưng bày sản phẩm, dệt những sản phẩm lưu niệm để đưa đi giới thiệu tại các trung tâm thương mại, các kênh xúc tiến thương mại và tạo ra sản phẩm du lịch mới. Ðồng thời, kết hợp du lịch trải nghiệm dệt thổ cẩm, vừa gìn giữ văn hóa truyền thống, vừa phát triển kinh tế”.

Không chỉ thành lập câu lạc bộ thổ cẩm, chị H'Uyên cùng chính quyền địa phương còn vận động và thành lập câu lạc bộ phụ nữ “nói không với rác thải nhựa”, để thay đổi thói quen sử dụng các loại rác thải nhựa trong đời sống. Chưa hết, sắp tới địa phương cũng sẽ ra mắt CLB đan lát gồm 6 thành viên nhằm duy trì nghề truyền thống với các mặt hàng như gùi, giỏ, các loại đồ lưu niệm. Nếu có thể, về lâu dài địa phương cũng sẽ phát triển các loại hình Homestay để du khách có nơi nghỉ qua đêm, tìm hiểu thêm về văn hóa bản địa đặc sắc ở vùng đất này.

Đà Nẵng – Quảng Nam lên kế hoạch đón người dân gặp khó khăn trong dịch bệnh tại TPHCM trở về Đà Nẵng – Quảng Nam lên kế hoạch đón người dân gặp khó khăn trong dịch bệnh tại TPHCM trở về
Lãnh đạo Đà Nẵng và Quảng Nam đã quyết định chi hàng chục tỉ đồng để giúp người dân gặp khó khăn ở TP HCM. Ngoài ra, các địa phương này cũng vận động nguồn kinh phí xã hội hóa để giúp bà con vượt qua đại dịch.
Thu mua đồ cũ 'hốt bạc' trong mùa dịch ở Đà Nẵng Thu mua đồ cũ 'hốt bạc' trong mùa dịch ở Đà Nẵng
Đà Nẵng thời gian gầy đây phát triển mạnh những cơ sở thu mua đồ đã qua sử dụng, đồ thanh lý của những nhà hàng quán ăn, văn phòng… để bán lại.
Phát hiện thêm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, Đà Nẵng hạn chế thêm hoạt động Phát hiện thêm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, Đà Nẵng hạn chế thêm hoạt động
Từ 12h ngày 15/7, TP Đà Nẵng sẽ tạm dừng hoạt động các nhà hàng, cửa hàng, quán ăn, uống, dừng hoạt động tắm biển, các hoạt động thể thao trong nhà và ngoài trời.
Tiêu Dao
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đặt thùng rác và lắp biển cảnh báo tại khu vực Suối đá đĩa triệu năm tuổi ở Gia Lai

Đặt thùng rác và lắp biển cảnh báo tại khu vực Suối đá đĩa triệu năm tuổi ở Gia Lai

Hạn chế nhếch nhác tại điểm du lịch mới nổi, chính quyền địa phương đặt thùng rác và lắp biển cảnh báo tại khu vực Suối đá đĩa ở TT Yaly (Chư Păh, Gia Lai).
Ông Hồ Văn Niên vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai

Ông Hồ Văn Niên vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai

Trong khi đó, ông Võ Ngọc Thành cũng tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh này.
Suối Đá Đĩa ở Gia Lai ngập rác vì ý thức kém của du khách

Suối Đá Đĩa ở Gia Lai ngập rác vì ý thức kém của du khách

Trước mắt, chính quyền địa phương sẽ tiến hành đặt khoảng 10 thùng thu gom rác, bên cạnh đó sẽ cắm các bảng hiệu nhắc nhở về vấn đề bảo vệ môi trường, cắm các bảng hiệu cảnh báo những khu vực nguy hiểm, cũng như phòng chống dịch bệnh.
Phiên chợ biên giới 2025: Giao thương sản vật, vun đắp nghĩa tình

Phiên chợ biên giới 2025: Giao thương sản vật, vun đắp nghĩa tình

Ngày 18/4, tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Đức Cơ và Sở Thương mại tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) tổ chức phiên chợ biên giới Việt Nam - Campuchia năm 2025.
Trao tặng 400 suất quà cho đồng bào dân tộc thiểu số ở 3 xã của Gia Lai

Trao tặng 400 suất quà cho đồng bào dân tộc thiểu số ở 3 xã của Gia Lai

Ngày 27 và 28/7, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với các nhà thiện nguyện cùng chính quyền địa phương các xã Chư Don, xã Ia Le (huyện Chư Pưh) và xã Ia O (huyện Ia Grai) tổ chức chương trình tặng quà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người già bệnh tật neo đơn, bệnh nhân phong và người khuyết tật tại 3 xã này.
Đưa thổ cẩm Xí Thoại tới gần hơn với người dân Thủ đô

Đưa thổ cẩm Xí Thoại tới gần hơn với người dân Thủ đô

Với nguồn hỗ trợ từ Dự án “Nâng cao thu nhập và điều kiện làm việc cho phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn” do MCNV thực hiện, nghề dệt thổ cẩm tại thôn Xí Thoại đã và đang được bảo tồn và phát huy, thông qua các hoạt động truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ, đầu tư vào trang thiết bị, marketing, quảng bá sản phẩm.

Đọc nhiều

Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Tổng kết 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 10 biểu đồ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để lại nhiều dấu ấn sau 100 ngày đầu tiên tại nhiệm. Tổng kết những số liệu nổi bật trong 100 ngày này, tờ The Washington Post đăng tải bài "100 ngày đầu tiên của Trump trong 10 biểu đồ" của các tác giả Chris Alcantara, Nick Mourtoupalas, Azi Paybarah và Clara Ence Mors. Tạp chí Thời Đại lược dịch và trân trọng giới thiệu đến độc giả.
Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, với ý chí, lòng quả cảm và tình yêu tổ quốc, nhân dân Xô viết đã giữ vững nền độc lập và chặn đứng quân phát xít xâm lược thế giới.
Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là sự kiện văn hóa – tâm linh vì hòa bình quan trọng của cộng đồng Phật giáo toàn cầu. Việt Nam đã 4 lần đăng cai Vesak, để lại dấu ấn sâu sắc cả về tổ chức và nội dung.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng khi lần đầu tiên đến thăm Kazakhstan trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Kazakhstan.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024