--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
08:10 | 06/12/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Có 6 nhà máy trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19

Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã điều trị khỏi hơn 1 triệu ca mắc COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị có 860 ca thở máy, ECMO; 6 nhà máy trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19 với năng lực sản xuất 1 triệu viên/ngày.
Đến sáng 5/12, còn gần 6.800 ca COVID-19 nặng đang điều trị Đến sáng 5/12, còn gần 6.800 ca COVID-19 nặng đang điều trị
Bộ Y tế cho biết, đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 1 triệu ca mắc COVID-19, trong khi đó còn 6.788 ca nặng đang điều trị,...
Cách ly F0 tại nhà: Điều trị sớm nhất, nhanh nhất Cách ly F0 tại nhà: Điều trị sớm nhất, nhanh nhất
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Phương án số 276/PA-UBND ngày 2/12/2021 về cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

6 nhà máy trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19

Liên quan đến thuốc điều trị vaccine phòng COVID-19, theo Bộ Y tế, tính đến ngày 2/12, Bộ Y tế đã tổng hợp nhu cầu sử dụng và tiến hành phân bổ theo đề xuất của các đơn vị, địa phương các loại thuốc gồm Remdesivir (đã phân bổ hơn 514.000 lọ); Favipiravir (có quyết định phân bổ 2 triệu viên); Casirimab + Imdevimab (170 lọ thuốc); thuốc Molnupiravir đang được sử dụng theo đề cương thử nghiệm lâm sàng được Bộ Y tế phê duyệt…

Bộ Y tế cũng cho biết , việc nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19 đã được tiến hành từ năm 2020, cả các nghiên cứu thuốc điều trị đặc hiệu và điều trị triệu chứng. Đáng chú ý, hiện có 6 nhà máy trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19 với năng lực sản xuất ít nhất 1 triệu liều/ngày, nếu được cấp phép đáp ứng nhu cầu thuốc Molnupiravir cho công tác phòng, chống dịch của cả nước.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19, tính đến nay, tổng số ca được điều trị khỏi: 1.009.277 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.854 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.618 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.376 ca; Thở máy không xâm lấn: 162 ca; Thở máy xâm lấn: 683 ca; ECMO: 15 ca

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 197 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.260 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 26.887.231 mẫu cho 69.737.261 lượt người.

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 127.353.020 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.251.913 liều, tiêm mũi 2 là 54.101.107 liều.

Có 6 nhà máy trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.854 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.309.092 ca mắc COVID-19, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.280 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.303.823 ca, trong đó có 1.006.460 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (478.309), Bình Dương (284.263), Đồng Nai (89.514), Long An (38.697), Tây Ninh (32.483).

Tiếp tục giám sát chặt chẽ biến chủng mới Omicron

Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các Bộ, ngành và các địa phương tiếp tục chỉ đạo giám sát chặt chẽ biến chủng mới Omicron; Chỉ đạo quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, đặc biệt người đến/đi về từ các quốc gia khu vực Nam châu Phi;

Xét nghiệm cho người nhập cảnh theo quy định, tuyệt đối không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng, đặc biệt khi thực hiện cách ly tại các cơ sở lưu trú, khách sạn hay các đơn vị cách ly ngoài quân đội.

Xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực, không thực hiện cách ly theo quy định.

Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực cần tiếp tục thực hiện phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo nguyên tắc "4 tại chỗ": 5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của nhân dân, với các trụ cột chính: giám sát chặt, nhanh, phong tỏa hẹp và giải tỏa cách ly nhanh nhất có thể;

xét nghiệm thần tốc, khoa học, hiệu quả và nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch nhằm phát hiện sớm, xử trí kịp thời.

Chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trong tình hình mới, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bao phủ vaccine cho người dân.

Cần Thơ tiếp tục ghi nhận hơn 1.000 ca mắc COVID-19/ ngày

Ngày 5/12, Cần Thơ ghi nhận 1.163 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới nâng số ca mắc lên 31.957 ca, đã điều trị khỏi 14.506 người; 240 ca tử vong

Sóc Trăng có 789 ca mắc COVID-19, trong đó có 520 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn là 21.835, ca; đã điều trị khỏi 14.050; tổng số ca tử vong là 127.

Bến Tre ghi nhận thêm 692 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 674 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 10.757, ca điều trị khỏi 4.845, số ca tử vong 70.

Đồng Tháp ghi nhận thêm 690 ca mắc COVID-19, trong đó, 205 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn là 25.220 ca, đã điều trị khỏi 17.376; tổng số ca tử vong là 304.

Vĩnh Long ghi nhận 544 trường hợp nghi nhiễm, trong đó có 219 ca cộng đồng.

Bạc Liêu có 398 ca có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó 227 ca cộng đồng. Số ca tử vong là 138 trường hợp.

An Giang ghi nhận 345 trường hợp mắc COVID-19, điều trị khỏi bệnh 138 trường hợp. Tổng số ca COVID-19 của tỉnh từ ngày 15/4 đến nay là 25.098 trường hợp; 483 ca tử vong.

Kiên Giang ghi nhận 364 ca mắc COVID-19, trong đó 151 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 22.205, ca điều trị khỏi 18.490.

Trà Vinh phát hiện 212 ca COVID-19, trong đó có 166 ca cộng đồng. Đến nay, Trà Vinh đã ghi nhận 9.246 ca mắc COIVD19 (có 42 ca nhập cảnh), đã điều trị khỏi 3.478 trường hợp; Ca tử vong cộng dồn 55.

Tiền Giang có 257 ca mắc COVID-19, trong đó 33 ca cộng đồng, 224 ca trong khu cách ly. Đến nay, tỉnh đã ghi nhận tổng cộng 25.788 ca COVID-19, đã điều trị khỏi 20.457 trường hợp; 585 ca tử vong.

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 6/12 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 266.098.048 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.270.351 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 407.528 và 3.815 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân khỏi là 239.678.676 người, 21.149.021 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 86.773 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới về số mắc mới với 43.992 ca; Pháp đứng thứ hai với 42.252 ca; tiếp theo là Đức (35.983 ca). Nước Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.205 người chết trong ngày; tiếp theo là Ukraine (278 ca) và Mexico (251 ca tử vong).

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 49.959.112 người, trong đó có 808.748 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.641.406 ca nhiễm, bao gồm 473.326 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.143.091 ca bệnh và 615.636 ca tử vong.

Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 82,54 triệu ca mắc, tiếp đến là châu Âu với trên 75,57 triệu ca. Bắc Mỹ ghi nhận gần 59,7 triệu ca, Nam Mỹ là trên 39,08 triệu ca, tiếp đến là châu Phi gần 8,82 triệu ca và châu Đại Dương trên 382.000 ca.

Khánh An
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bộ Y tế đề nghị chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly ca bệnh COVID-19

Bộ Y tế đề nghị chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly ca bệnh COVID-19

Trước diễn biến gia tăng ca mắc COVID-19 tại một số quốc gia và sự xuất hiện rải rác các ca bệnh trong nước, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị y tế trên cả nước chủ động rà soát, cập nhật kế hoạch phòng dịch, đồng thời chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, khu vực cách ly để sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 khi cần thiết.
Các nước Đông Nam Á tăng cường biện pháp phòng chống dịch Covid-19

Các nước Đông Nam Á tăng cường biện pháp phòng chống dịch Covid-19

Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 đang có chiều hướng gia tăng, các nước Đông Nam Á đã tăng cường biện pháp phòng chống dịch.
Quân y Vùng 5 Hải quân đạt nhiều kết quả tích cực trong cứu nạn, cứu chữa người bệnh

Quân y Vùng 5 Hải quân đạt nhiều kết quả tích cực trong cứu nạn, cứu chữa người bệnh

Đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên quân y Vùng 5 Hải quân đã ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học, thành tựu y khoa tiên tiến vào chuẩn đoán, cấp cứu, điều trị cho người bệnh.

Đọc nhiều

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Từ ngày 07 - 08/7, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm và khảo sát tại thành phố Dương Tuyền và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 cùng thời tiết thuận lợi, vụ vải năm 2025 tại Trung Quốc đã đạt sản lượng kỷ lục. Các vùng trồng vải trọng điểm như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây đều ghi nhận sản lượng tăng mạnh. Nhờ được mùa và hệ thống logistics phát triển, giá vải giảm sâu, giúp người tiêu dùng Trung Quốc có thể dễ dàng thưởng thức loại trái cây yêu thích này với mức giá phải chăng.
Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước; Tổng thống Trump cân nhắc áp thuế 500% với dầu Nga; chính phủ Thái Lan mời ông Thaksin cố vấn ứng phó thuế quan Mỹ... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 12/7.
Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil: Dấu ấn sáng tạo trong giai đoạn 2016-2025

Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil: Dấu ấn sáng tạo trong giai đoạn 2016-2025

Trong giai đoạn 2016-2025, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil (Hội) đã phát huy vai trò cầu nối nhân dân bằng nhiều sáng kiến thiết thực, từ hoàn thành Từ điển chủ đề Bồ - Việt đến thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp, quảng bá văn hóa và hỗ trợ ngoại giao Nhà nước. Những nỗ lực đó góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Brazil trên nhiều phương diện.
30 năm ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ: Vượt qua quá khứ, hướng tới tương lai bền vững

30 năm ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ: Vượt qua quá khứ, hướng tới tương lai bền vững

Ngày 11/7/1995 không chỉ là cột mốc lịch sử của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mà còn là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia từng là đối thủ trong chiến tranh thể hiện tinh thần vượt lên trên quá khứ, lựa chọn đối thoại và hợp tác vì lợi ích quốc gia và hòa bình khu vực. Ba thập kỷ qua, mối quan hệ này đã trải qua nhiều giai đoạn thử thách và phát triển, từ những bước đi thận trọng đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới