--> -->
Trang chủ Việt Nam hôm nay
10:37 | 04/05/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Cố vấn Trung Quốc phối hợp, hỗ trợ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ thể hiện tình hữu nghị sâu đậm "vừa là đồng chí vừa là anh em", là mốc son lịch sử góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam - Trung Quốc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một kỳ tích của thời đại Hồ Chí Minh
Ứng dụng công nghệ 3D Mapping tái hiện bức tranh Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng

Theo tham luận của Thượng tá, TS Phan Sỹ Phúc (Viện Lịch sử quân sự) tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” diễn ra tháng 4/2024 tại tỉnh Điện Biên: Những năm 1950-1954, thực hiện thỏa thuận giữa Trung ương Đảng, Quân ủy và Bộ Quốc phòng hai nước, cùng với sự chi viện về vật chất, Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã sang công tác bên cạnh Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cố vấn Trung Quốc đã tham gia nhiều ý kiến đối với các hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực Việt Nam trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với một số lượng vật chất, vũ khí, phương tiện, Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã tham mưu các chủ trương, biện pháp điều hành tác chiến, phối hợp, giúp đỡ và cùng các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy của ta xây dựng kế hoạch, góp phần vào thắng lợi.

Cố vấn Trung Quốc phối hợp, hỗ trợ trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng, bên trái) và các cố vấn Trung Quốc: Trần Canh (giữa), Vi Quốc Thanh (phải), những người đồng chí chân tình luôn ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu: KT)

Đoàn Cố vấn Trung Quốc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ có nhiều cấp, đi cùng Bộ chỉ huy Chiến dịch và các đơn vị của ta. Cấp Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh có: Vi Quốc Thanh - Trưởng đoàn cố vấn quân sự, Mai Gia Sinh – Phó đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Đoàn; Đặng Dật Phàm, Trưởng nhóm Cố vấn chính trị Đoàn cố vấn quân sự - cố vấn công tác chính trị; Nhữ Phu Nhất - cố vấn Cục Tác chiến. Cùng với đó là cố vấn cho các đại đoàn và các lực lượng binh chủng, ngành, cố vấn cấp trung đoàn, cán bộ giúp việc, cảnh vệ, phiên dịch cho các lãnh đạo Đoàn.

Quá trình phối hợp, giúp đỡ của Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc với lãnh đạo, chỉ huy và các đơn vị ta có thể khái quát ba nội dung sau: Cố vấn quân sự phối hợp với cán bộ tham mưu tác chiến của ta khảo sát, chuẩn bị chiến trường, xây dựng phương án tác chiến chiến dịch; tham mưu triển khai công tác chuẩn bị; trao đổi, ủng hộ thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc, thắng chắc”; cố vấn tham mưu, phối hợp với các lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch và chỉ huy các đơn vị ta trong quá trình tiến hành chiến dịch.

Theo tham luận, trong quá trình chuẩn bị chiến dịch theo phương châm mới " đánh chắc, thắng chắc", ở cơ quan chỉ huy chiến dịch cũng như ở các đại đoàn, các cố vấn Trung Quốc đã giúp đỡ ta một cách tích cực, nhiệt tình. Trưởng đoàn Vi Quốc Thanh đã trực tiếp giới thiệu cách xây dựng trận địa tấn công và bao vây cho cán bộ Việt Nam, trên cơ sở kinh nghiệm của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc… Phó đoàn trưởng Mai Gia sinh đã hướng dẫn công binh Việt Nam xây dựng trận địa mẫu để cán bộ các đơn vị tham quan học tập. Bạn gọi đây là biện pháp “Cận bách tác nghiệp” – tiếp cận địch bằng các hào chia cắt, tổ chức một bộ phận ra sức đào giao thông hào để chia cắt, bao vây, áp sát cứ điểm địch, sau đó bất ngờ công kích, như vậy vừa giảm được thương vong lại vừa thêm phần chắc thắng.

Cố vấn ở các đơn vị đã hướng dẫn cụ thể cho cán bộ Việt Nam ở thực địa, nên việc làm đường và xây dựng trận địa cho bộ binh, pháo binh, cao xạ được tiến hành thuận lợi. Bạn đã giới thiệu cho ta kinh nghiệm chiến đấu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong chiến dịch vây hãm quân Tưởng ở Hoài Hải, của Chí nguyện quân Trung Quốc ở Triều Tiên... Bộ đội ta đã vận dụng những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo.

Giai đoạn hai chiến dịch, các cuộc tiến công khu Trung tâm của ta gặp nhiều khó khăn. Hai bên giao tranh vô cùng quyết liệt. “Đứng trước tình hình mới xuất hiện, những người bạn chiến đấu Việt - Trung cùng nhau nghiên cứu tiếp tục áp dụng cách đánh đào chiến hào ngang dọc, đánh dũi đánh lấn, chia cắt bao vây, tiêu diệt từng lô cốt quân địch, khi đó gọi cách đánh này là chiến thuật “Bóc măng tre”.

“Để có thể vây hãm dài ngày và lần lượt tiến công từng bộ phận quân địch, theo kinh nghiệm của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc do các cố vấn Trung Quốc trực tiếp giới thiệu, ta đã xây dựng thành công hệ thống trận địa tiến công và bao vây chiến dịch”, Thượng tá, Tiến sĩ Phan Sỹ Phúc cho biết.

Trong đợt cuối của chiến dịch, được sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc, ngày 22/4/1954, ta thành lập tiểu đoàn hỏa tiễn H.6 (Tiểu đoàn 224) để kịp thời phát huy hỏa lực. Hỏa tiễn 6 nòng do Trung Quốc cải tiến theo công thức Ka-chiu-sa của Liên Xô. Tiểu đoàn có 2 đại đội, mỗi đại đội có 6 khẩu, tổng 12 khẩu, 72 nòng. Ban chỉ huy Tiểu đoàn 224 đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn cố vấn Trung Quốc 7 người và 2 phiên dịch triển khai luyện tập.

Trong 7 ngày luyện tập, các cố vấn nhiệt tình truyền đạt kỹ thuật bắn và kinh nghiệm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn. 12 giờ ngày 2/5/1954, Tham mưu trưởng Đại đoàn và đoàn cố vấn đến kiểm tra các trận địa pháo và công tác chuẩn bị. Chiều 6/5/1954 ta tiến hành tổng công kích toàn mặt trận. Tiểu đoàn khai hỏa lúc 19 giờ 30, bắn vào Sở chỉ huy địch, một số trận địa pháo và lực lượng địch phản kích ở hai đầu cầu Mường Thanh. Từ đêm 6/5 đến khoảng 9 giờ sáng 7/5, Tiểu đoàn bắn cấp tập 3 lượt chính xác vào các mục tiêu, khiến cho quân Pháp thêm phần hoảng loạn.

Tại Sở chỉ huy chiến dịch và các đơn vị trực tiếp chiến đấu, các chỉ huy của ta và bạn luôn trao đổi, rút kinh nghiệm, thống nhất các biện pháp khắc phục khó khăn, xử lý các tình huống đưa chiến dịch phát triển. 14 giờ 30 phút ngày 6/5/1954, nắm vững thời cơ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hội ý với cố vấn Vi Quốc Thanh và quyết định: tranh thủ lúc địch đang rối loạn, ra lệnh ngay cho các đơn vị đồng loạt mở cuộc tổng công kích vào Mường Thanh.

Chiều 7/5/1954, giờ phút chiến dịch toàn thắng, cố vấn Vi Quốc Thanh gọi điện: “Chúc mừng Võ Tổng và các đồng chí Việt Nam!”. Đại tướng trả lời: “Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí Vi, các đồng chí cố vấn và nhân dân Trung Quốc!”

Về sự giúp đỡ của Trung Quốc nói chung, cố vấn Trung Quốc nói riêng trong kháng chiến chống Pháp, cũng như trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Giáo sư Hoàng Tranh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, Trung Quốc tại một hội thảo tại do Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây và Viện nghiên cứu Đông Nam Á Quảng Tây tổ chức hồi tháng 5/2014, cho biết: Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam với tinh thần quốc tế, cũng như nhiều bạn bè quốc đã tham gia giúp đỡ trong cuộc đấu tranh cách mạng của Trung Quốc. Với tinh thần đó, đoàn cố vấn Trung Quốc đã cùng với lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp thiết lập mối quan hệ tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau, đoàn kết một lòng.

Phó Giáo sư Nông Lập Phu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, Trung Quốc khẳng định: Chiến thắng vĩ đại của Chiến dịch Điện Biên Phủ thể hiện tình hữu nghị sâu đậm “vừa là đồng chí vừa là anh em”, là mốc son lịch sử góp phần tăng cường hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Về giúp đỡ vật chất, “Trung Quốc quyết định toàn lực chi viện, chiến trường cần thứ gì, cần bao nhiêu, đều cố gắng cung cấp nhanh nhất”. Trong 8 tuần diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc cung cấp hơn 8.200 tấn vật tư.

Lưu ý thêm rằng, Trung Quốc viện trợ 1.700 tấn gạo; 3.600 viên đạn pháo 105mm ta được chi viện (cơ số đạn đi theo 24 khẩu pháo viện trợ đưa về Việt Nam từ cuối năm 1953) chiếm 18% tổng số đạn pháo được sử dụng. Sau đó, Trung Quốc còn chuyển thêm cho Quân đội nhân dân Việt Nam 7.400 viên đạn pháo 105mm, dù đạn pháo 105mm của Trung Quốc đã trở nên khan hiếm sau chiến tranh Triều Tiên...

Đại tá, PGS.TS Hồ Khang, Nguyên phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự

Những đường hào siết chặt Những đường hào siết chặt "con nhím thép" ở Điện Biên Phủ
Lãnh đạo Lào đánh giá ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ đối với cách mạng Việt Nam - Lào Lãnh đạo Lào đánh giá ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ đối với cách mạng Việt Nam - Lào
Minh Thái (t/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chiến thắng Điện Biên Phủ - cầu nối giúp Việt Nam và Algeria chia sẻ quá khứ, hướng tới tương lai

Chiến thắng Điện Biên Phủ - cầu nối giúp Việt Nam và Algeria chia sẻ quá khứ, hướng tới tương lai

Sáng ngày 4/11, tại Bảo tàng quốc gia Cựu chiến binh ở thủ đô Algiers, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria phối hợp cùng Bộ Cựu chiến binh và Người có công Algeria đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến cách mạng Algeria: ý nghĩa lịch sử và triển vọng tương lai”.
70 năm Hiệp định Geneve: Hiệp định mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới

70 năm Hiệp định Geneve: Hiệp định mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới

Theo Tổng biên tập tờ Resumen Latinoamericano của Argentina, ông Carlos Aznarez, cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, việc đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954, cách đây 70 năm, là một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam và có ý nghĩa thời đại sâu sắc.
Manana Shimsilashvili: Việt Nam là một nguồn cảm hứng cho các dân tộc

Manana Shimsilashvili: Việt Nam là một nguồn cảm hứng cho các dân tộc

Ngày 9/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel phối hợp với Đại học Hebrew of Jerusalem đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (1954 - 2024).

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

1.000 du học sinh Việt Nam tham gia Đại hội thể thao tại Hàn Quốc

Từ ngày 19-20/7, Đại hội Thể dục thể thao sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ 15 đã diễn ra sôi động tại Đại học Hannam (Daejeon, Hàn Quốc), với sự tham gia của hơn 1.000 du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.
Mở rộng tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Pháp

Mở rộng tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Pháp

Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cùng đoàn công tác của Đại sứ quán vừa có chuyến thăm và làm việc tại vùng Normandie, miền Bắc nước Pháp, nhằm thúc đẩy và mở rộng hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực tiềm năng.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt trí thức trẻ kiều bào

Sáng 21/7 tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.