--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
13:00 | 09/06/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Cột cờ Hà Nội được xây dựng thời vua nào?

Di tích lịch sử cột cờ Hà Nội đã chứng kiến bao thăng trầm của Thủ đô, trở thành biểu tượng của Hà Nội và không nhiều người biết được thời vua xây dựng nó.
Tên gọi Buôn Ma Thuột có ý nghĩa gì? Biển Hồ là tên gọi khác của thắng cảnh nào ở Pleiku? Nhà thờ nào ở Đà Lạt (Lâm Đồng) thường được gọi là nhà thờ Con Gà?

Thời vua xây dựng cột cờ Hà Nội

Hỏi:

Cột cờ Hà Nội được xây dựng thời vua nào?

A. Vua triều Nguyễn

B. Vua triều Trần

C. Vua triều Lê

D. Vua triều Đinh

Đáp án:

A. Vua triều Nguyễn

Di tích cột cờ Hà Nội (còn gọi là Kỳ đài) nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội. Cột cờ được xây dựng dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn, trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long.

Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: "Từ đời Lê về trước, kinh đô đều đặt ở đây, lại có tên là Thành Phụng Thiên ở trong thành Đại La. Thành lâu năm sụp đổ, đến đời Tây Sơn theo nền cũ đắp thành quanh từ cửa Đông Hoa đến cửa Đại Hưng. Bản triều đầu đời Gia Long lấy làm sở lỵ Bắc thành. Năm thứ 3, triều thần bàn rằng thể chế Tây Sơn không hợp quy củ, tâu xin sửa đổi. Năm thứ 4 sai quan đốc sức việc đắp thành và xây dựng kỳ đài".

Kỳ đài thành Hà Nội được xây dựng vào năm thứ tư của triều Gia Long, tức là vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812. Đây là một trong số ít công trình hiếm hoi của Hà Nội, thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894-1897.

cot co ha noi duoc xay dung thoi vua nao
Vua Gia Long triều Nguyễn (Ảnh: TL).

Chức năng của cột cờ thành Hà Nội dưới triều vua Gia Long

Hỏi:

Cột cờ thành Hà Nội dưới triều vua Gia Long còn có chức năng gì?

A. Nơi vua uống trà ngắm cảnh

B. Nơi Hoàng hậu uống trà ngắm cảnh

C. Vọng gác khu vực thành Thăng Long

D. Không có chức năng gì

Đáp án:

C. Vọng gác khu vực thành Thăng Long

Cột cờ Hà Nội cao hơn 33m, gồm ba tầng: đế, thân cột và vọng canh. Ở phần chân đế, mỗi cấp là một hình tứ diện vuông, thu nhỏ và cao dần từ dưới lên trên. Tại cấp thứ 3 có bố trí 4 cửa theo các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, trên mỗi cửa có biển đề tên: cửa đông là Nghinh Húc (đón sáng ban mai); cửa Tây là Hồi Quang (nhìn về hoàng hôn); cửa Nam là Hướng Ninh (trông theo ánh mặt trời), riêng cửa Bắc không thấy đề tên.

Phần thân cột cờ là hình trụ tám cạnh, thu nhỏ dần từ dưới lên trên. Trong thân cột có 54 bậc thang xoáy chôn ốc lên đến tận đỉnh. Toàn thân cột cờ được soi sáng và thông hơi bằng 39 cửa nhỏ hình hoa thị và sáu cửa hình dẻ quạt. Đỉnh cột cờ (vọng canh) có cấu trúc như một gác lầu hình bát giác với 8 cửa sổ, mỗi cửa rộng 1m, trên có mái che.

Dưới triều nhà Nguyễn, trong các dịp lễ Tết, cờ vàng của triều đình thường được treo trên đỉnh cột. Cột cờ còn là nơi vua quan xem duyệt quân ngũ, đấu võ. Đây cũng là vọng gác cho khu vực thành Thăng Long. Công trình này chỉ cách cửa thành phía nam - Đoan Môn khoảng 300m, cách điện Kính Thiên 500m và cách cửa Bắc chừng gần 1.000m. Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát cả vùng rộng lớn trong và ngoài khu hoàng thành.

cot co ha noi duoc xay dung thoi vua nao
Cột cờ Hà Nội xưa (Ảnh: TL).

Hỏi:

Sau khi chiếm được Hà Nội, người Pháp đã sử dụng cột cờ để làm gì?

A. Ụ pháo trên cao

B. Trạm thông tin liên lạc

C. Vọng gác

D. Không làm gì

Đáp án:

B. Trạm thông tin liên lạc

Với âm mưu chiếm đóng thành Hà Nội, năm 1873 và 1882 Pháp đã cho quân tấn công vào đây. Một trong những địa điểm bị pháo kích nhiều là kỳ đài Hà Nội.

Theo tài liệu của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cột cờ Hà Nội được sử dụng như một pháo đài kiên cố, nơi phát hỏa pháo chiến đấu. Tại đây diễn ra trận quyết tử bảo vệ thành của tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu và đại thần Nguyễn Tri Phương.

Sau khi chiếm được Thủ đô, từ năm 1894 đến năm 1897, thực dân Pháp đã lợi dụng chiều cao của cột cờ làm đài quan sát, đặt trạm thông tin liên lạc giữa ban chỉ huy với các đơn vị xung quanh bằng cờ và đèn tín hiệu.

cot co ha noi duoc xay dung thoi vua nao
Cột cờ Hà Nội được sử dụng như một pháo đài kiên cố, nơi phát hỏa pháo chiến đấu (Ảnh: KTĐT).

Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ Hà Nội

Hỏi:

Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ Hà Nội là khi nào?

A. Cách mạng tháng 8 năm 1945

B. Quốc khánh 2/9/1945

C. Ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5

D. Giải phóng Thủ đô năm 1954

Đáp án:

D. Giải phóng Thủ đô năm 1954

Tài liệu của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ghi: "Cách mạng tháng Tám thành công, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên đỉnh cột cờ. Hình ảnh cột cờ Hà Nội được in trang trọng trên đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong lần phát hành đầu tiên".

Ngày 10/10/1954 khi Hà Nội hoàn toàn được giải phóng, hàng trăm nghìn người dân Thủ đô và các đơn vị quân đội đã dự lễ chào cờ Tổ quốc bay trên cột cờ Hà Nội, tại sân vận động Cột Cờ. Trong buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội - Thiếu tướng Vương Thừa Vũ đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng.

cot co ha noi duoc xay dung thoi vua nao
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ (Ảnh: TL).

Vị trí cột cờ Hà Nội trong 'bản đồ' di sản của Việt Nam

Hỏi:

Cột cờ Hà Nội có vị trí như thế nào trong 'bản đồ' di sản của Việt Nam?

A. Là di tích lịch sử quốc gia

B. Là di tích cấp thành phố

C. Là di tích cấp quận

D. Không có vị trí nào

Đáp án:

A. Là di tích lịch sử quốc gia

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt, năm 1989 cột cờ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Kỳ đài hơn 200 năm tuổi ngày nay vẫn đứng hiên ngang bên đường Điện Biên Phủ, trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Cùng với lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cầu Long Biên, hồ Hoàn Kiếm... cột cờ Hà Nội là một điểm đến khi du khách tới Thủ đô.

cot co ha noi duoc xay dung thoi vua nao
Cột cờ Hà Nội (Ảnh: Vnexpress).

Xem thêm

cot co ha noi duoc xay dung thoi vua nao Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động. Khi thì là cửa ngõ ...

cot co ha noi duoc xay dung thoi vua nao Chủ đề ngày Môi trường thế giới năm 2019 là gì?

Ngày 5/6 hàng năm được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc chọn là ngày Môi trường thế giới.

cot co ha noi duoc xay dung thoi vua nao Bảo tàng rắn đầu tiên ở Việt Nam nằm tại tỉnh nào?

Chắc hẳn nhiều người không biết tại Việt Nam có một bảo tàng rắn và nơi đây sở hữu rất nhiều tiêu bản của các ...

Nguyễn Trang
Nguồn:

Tin bài liên quan

BĐBP Thanh Hóa: “3 bám, 4 cùng” nhân dân

BĐBP Thanh Hóa: “3 bám, 4 cùng” nhân dân

Xây dựng “thế trận lòng dân”, dựa vào dân để bảo vệ biên giới, vùng biển; tạo cơ sở vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia... đó là những hoạt động của chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thanh Hóa.
Quảng Nam phân bổ kinh phí xây dựng 100 nhà Đại đoàn kết do Đà Nẵng hỗ trợ

Quảng Nam phân bổ kinh phí xây dựng 100 nhà Đại đoàn kết do Đà Nẵng hỗ trợ

Đây là nguồn ngân sách Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ cho tỉnh Quảng Nam 6 tỷ đồng để xây dựng 100 nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình có công cách mạng, hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong vùng căn cứ cách mạng của Quảng Nam – Đà Nẵng thời kháng chiến.
KFHI hỗ trợ Quảng Nam xây dựng mới 3 phòng chức năng ở điểm trường xã Phước Hoà

KFHI hỗ trợ Quảng Nam xây dựng mới 3 phòng chức năng ở điểm trường xã Phước Hoà

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 10/1/2025 phê duyệt khoản viện trợ dự án xây dựng mới 03 phòng chức năng điểm lẻ Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phước Hoà tại Thôn 2 (xã Phước Hoà, huyện Phước Sơn) do tổ chức Korea Food For The Hungry International (KFHI) tài trợ.

Đọc nhiều

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình khảo sát tại tỉnh Sơn Tây

Từ ngày 07 - 08/7, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm và khảo sát tại thành phố Dương Tuyền và thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).
Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 cùng thời tiết thuận lợi, vụ vải năm 2025 tại Trung Quốc đã đạt sản lượng kỷ lục. Các vùng trồng vải trọng điểm như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây đều ghi nhận sản lượng tăng mạnh. Nhờ được mùa và hệ thống logistics phát triển, giá vải giảm sâu, giúp người tiêu dùng Trung Quốc có thể dễ dàng thưởng thức loại trái cây yêu thích này với mức giá phải chăng.
Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Tin quốc tế ngày 12/7: Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước

Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân viên trong nước; Tổng thống Trump cân nhắc áp thuế 500% với dầu Nga; chính phủ Thái Lan mời ông Thaksin cố vấn ứng phó thuế quan Mỹ... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 12/7.
Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil: Dấu ấn sáng tạo trong giai đoạn 2016-2025

Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil: Dấu ấn sáng tạo trong giai đoạn 2016-2025

Trong giai đoạn 2016-2025, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Brazil (Hội) đã phát huy vai trò cầu nối nhân dân bằng nhiều sáng kiến thiết thực, từ hoàn thành Từ điển chủ đề Bồ - Việt đến thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp, quảng bá văn hóa và hỗ trợ ngoại giao Nhà nước. Những nỗ lực đó góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Brazil trên nhiều phương diện.
30 năm ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ: Vượt qua quá khứ, hướng tới tương lai bền vững

30 năm ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ: Vượt qua quá khứ, hướng tới tương lai bền vững

Ngày 11/7/1995 không chỉ là cột mốc lịch sử của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mà còn là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia từng là đối thủ trong chiến tranh thể hiện tinh thần vượt lên trên quá khứ, lựa chọn đối thoại và hợp tác vì lợi ích quốc gia và hòa bình khu vực. Ba thập kỷ qua, mối quan hệ này đã trải qua nhiều giai đoạn thử thách và phát triển, từ những bước đi thận trọng đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024