
Cụ bà cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 118
![]() Đó là tinh thần chính của Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022-2025 được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết ngày 9/9 tại Hà Nội. |
![]() Bốn bệnh viện tại Hà Nội được lựa chọn gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Phục hồi Chức năng Hà Nội. |
Người phát ngôn David Tavella của nhà dưỡng lão Sainte-Catherine-Laboure cho biết, cụ Randon đã qua đời trong khi ngủ tại nhà dưỡng lão ở Toulon: "Thật sự đau buồn, nhưng đó là mong muốn của bà ấy để được đoàn tụ với người anh trai yêu quý. Đối với bà, đó là sự giải thoát".
Sau khi ông Kane Tanaka ở Nhật Bản qua đời ở tuổi 119 vào năm ngoái, bà trở thành người sống lâu nhất trên Trái đất. Kỷ lục Guinness Thế giới chính thức công nhận điều này vào tháng 4/2022.
Nữ tu sĩ Lucile Randon, hay Sơ Andre, sinh ngày 11/2/1904 tại Ales, miền nam nước Pháp. Bà lớn lên trong một gia đình theo đạo Tin lành, là con gái duy nhất trong số ba anh em. Trong một cuộc phỏng vấn nhân dịp sinh nhật lần thứ 116, bà chia sẻ rằng một trong những kỷ niệm đẹp nhất của mình là khi hai người anh trở về, thời điểm Thế chiến thứ nhất kết thúc. “Hiếm lắm, trong các gia đình thường có hai người chết hơn là hai người còn sống. Nhưng nhà tôi cả hai đều quay lại", bà nói.
![]() |
Nữ tu sĩ Lucile Randon qua đời ở tuổi 118 (Ảnh: AP). |
Bà theo Công giáo và được rửa tội ở tuổi 26, sau đó gia nhập dòng của nữ tu ở tuổi tương đối muộn khi ở tuổi 41. Sơ Andre sau đó được chỉ định đến một bệnh viện ở Vichy, nơi bà đã làm việc trong 31 năm. Sau này, bà chuyển đến Toulon ở bờ biển Địa Trung Hải. Trong quãng thời gian ở viện dưỡng lão, bà tham gia những buổi cầu nguyện, giờ ăn và được người dân và nhân viên chăm sóc đến thăm.
Năm 2021, bà đã sống sót sau khi mắc phải COVID-19, căn bệnh đã lây nhiễm cho 81 cư dân trong viện dưỡng lão. Dù bị mù và phải ngồi xe lăn, bà Andrea vẫn luôn quan tâm những người già khác.
Chuyên gia tuổi thọ Laurent Toussaint cho biết, có khả năng người cao tuổi nhất mới của Pháp hiện nay là bà Marie-Rose Tessier, 112 tuổi, đến từ Vendee.
![]() Chiều 22/3, làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tăng cường bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ, phát huy cao nhất đóng góp của người cao tuổi với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
![]() Bí quyết sống trường thọ của cụ bà 107 tuổi chính là tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh, luôn giữ cho bản thân mình bận rộn cả ngày, và... duy trì cuộc sống độc thân. |
Tin bài liên quan

Quảng bá ẩm thực cung đình Huế và du lịch Việt Nam tại Pháp

Ý kiến tâm huyết của chuyên gia Việt kiều về điện hạt nhân Việt Nam

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới
Đọc nhiều

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

110 thanh thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam 2025

Phát huy tinh thần “chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả” trong đối ngoại nhân dân Thủ đô
Multimedia
Xem trên
[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm

[Infographics] Cảnh báo giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ
