--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
08:39 | 30/10/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Đại sứ Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam chủ động, tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu

Trước thềm chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long đã chia sẻ những thông điệp quan trọng của Việt Nam tại hội nghị.
Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào công việc chung của ASEAN Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào công việc chung của ASEAN
Tuyên truyền giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu tới sinh viên Việt Nam Tuyên truyền giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu tới sinh viên Việt Nam
Đại sứ Nguyễn Hoàng Long cùng các bộ Đại sứ quán thăm tiền trạm khu Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Glasgow nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh COP26. (Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Anh)
Đại sứ Nguyễn Hoàng Long cùng các bộ Đại sứ quán thăm tiền trạm khu Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Glasgow - nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh COP26. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Anh)

Xin Đại sứ chia sẻ ý nghĩa của việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự COP26 lần này?

Nhận lời mời của Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có chuyến thăm và dự COP26 tại Glasgow từ ngày 31/10-3/11.

Sau gần hai năm gián đoạn bởi dịch Covid-19, chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều mục tiêu và ý nghĩa quan trọng với rất nhiều hoạt động cả trên diễn đàn đa phương và tiếp xúc song phương, kết hợp gặp gỡ cộng đồng người Việt và doanh nghiệp.

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo COP26 với các nhà lãnh đạo cao nhất của các nước và Liên hợp quốc cho thấy quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy, thực thi các cam kết quốc tế, nhất là trong các vấn đề toàn cầu, đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, thể hiện Việt Nam là một thành viên tích cực, một đối tác tin cậy và có trách nhiệm.

Việt Nam tham dự Hội nghị ở cấp cao thể hiện vai trò chủ động và tích cực của ta trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Nhân dịp này, Việt Nam sẽ truyền đạt tới cộng đồng quốc tế thông điệp về những thách thức và tác động tiêu cực của BĐKH đối với Việt Nam và những nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH.

Bên cạnh đó, với rất nhiều hoạt động bên lề Hội nghị, đây là dịp để Việt Nam thúc đẩy hợp tác với các đối tác song phương, các tổ chức quốc tế và các đối tác đa phương khác, tìm kiếm cơ hội tiếp nhận hỗ trợ tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực cho công tác ứng phó với BĐKH tại Việt Nam.

Về tiếp xúc song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ gặp ăn sáng với Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ hiến ba vùng nước Anh (xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland).

Đại sứ đánh giá như thế nào về vai trò của Anh, Chủ tịch COP26?

Năm nay, ngoài các phiên họp theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), nước chủ nhà là Vương quốc Anh đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu vào các ngày 1-2/11 để khởi động cho Hội nghị COP26.

Điều này cho thấy quyết tâm và nỗ lực của Anh trong việc tạo ra những thay đổi thực chất với cam kết ở cấp cao nhất tại COP26. Bản thân Anh đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về chống BĐKH và tích cực thúc đẩy các nước đưa ra cam kết ở mức cao.

Việt Nam chủ động, tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu
Đại sứ Nguyễn Hoàng Long gặp ông Nigel Adams, Bộ trưởng, Văn phòng Nội các Anh, chuẩn bị cho chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Vương quốc Anh và dự Hội nghị COP 26.

“Ngoại giao BĐKH” trở thành một trọng tâm, nội dung chống BĐKH được đưa vào hầu hết các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương của Anh trong hơn một năm qua. Đến nay, đã có hơn 120 người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ khẳng định tham dự và đưa ra tuyên bố quốc gia tại Hội nghị. Đây là thành công bước đầu của nước chủ nhà.

Anh cũng đã lựa chọn Glasgow chứ không phải là London hay các thành phố lớn khác để tổ chức Hội nghị cũng có những hàm ý riêng bởi đây được coi là thủ phủ của năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió. Tại Hội nghị, các quy định về giao thông nhằm giảm phát thải, sử dụng nhiên liệu sạch cũng được Ban tổ chức rất chú ý.

Trong lĩnh vực chống BĐKH, Anh là quốc gia có công nghệ hiện đại và đang dẫn đầu các nỗ lực đạt các mục tiêu giảm phát khí thải. Hợp tác chống BĐKH với Anh được Đại sứ ưu tiên thúc đẩy như thế nào thời gian tới?

Vương quốc Anh đang dẫn đầu thế giới về những nỗ lực và cam kết chống BĐKH. Nước Anh có những tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới, sở hữu công nghệ hiện đại, nhất là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo lớn. Anh cũng là trung tâm tài chính thế giới và hiện đang hướng đến là một trung tâm tài chính xanh.

Trong thỏa thuận quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Vương quốc Anh được ký kết năm 2010, hai bên đặt phát triển bền vững, trong đó có chống BĐKH, là một lĩnh vực hợp tác trọng tâm.

Theo đó, hai nước sẽ cùng phối hợp, cả về song phương và trên đa phương, để ứng phó các thách thức cấp bách do BĐKH tạo ra, thông qua các hành động cụ thể phù hợp với các nguyên tắc UNFCCC và Thỏa thuận Paris.

Trong thời gian qua, hai nước có nhiều chương trình, dự án hợp tác trong vấn đề BĐKH, như các hoạt động đối thoại, trao đổi chính sách, nghiên cứu cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.

Anh cam kết hỗ trợ chiến lược tăng trưởng kinh tế thích ứng với BĐKH và ít phát thải carbon của Việt Nam, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, chuyển giao khoa học - công nghệ và tài chính xanh, đồng thời giúp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn quốc tế về ứng phó BĐKH.

Đối với Anh, Việt Nam được biết đến là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, nhưng cũng là một nước có tiềm năng lớn để chuyển đổi sang năng lượng sạch thông qua loại bỏ dần điện than và tăng cường sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và năng lượng mặt trời.

Hiện nay, nhiều tập đoàn năng lượng của Anh đã và đang quan tâm đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Vì vậy, bên cạnh những ưu tiên hợp tác về chính sách, tôi sẽ để ưu tiên thúc đẩy đầu tư của Anh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, hợp tác về chuyển giao công nghệ và tài chính xanh bởi đây là hai yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi xanh.

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo COP26 với các nhà lãnh đạo cao nhất của các nước và LHQ cho thấy quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy, thực thi các cam kết quốc tế, nhất là trong các vấn đề toàn cầu, đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, thể hiện Việt Nam là thành viên tích cực, một đối tác tin cậy và có trách nhiệm.

Đại sứ đánh giá như thế nào về triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới tại các diễn đàn đa phương và trong khuôn khổ ASEAN, đặc biệt khi Anh vừa trở thành đối tác đối thoại của ASEAN?

Hợp tác tại các diễn đàn đa phương là một nội dung quan trọng trong khuôn khổ đối tác chiến lược Việt - Anh. Hai bên cam kết phối hợp chặt chẽ thông qua các diễn đàn đa phương, bao gồm Liên hợp quốc và trong khuôn khổ ASEAN.

Trên thực tế, Việt Nam và Anh đã có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trong thời gian Việt Nam là thành viên không thường trực HĐBA LHQ khóa 2008-2009, khóa 2020-2021. Hai bên cùng là thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.

Vương quốc Anh đã nộp đơn xin trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN năm 2020 khi Việt Nam đang giữ cương vị Chủ tịch ASEAN.

Đây là một phần trong chính sách “Hướng tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, với mục tiêu hiện diện sâu rộng và liên kết ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cả về song phương và đa phương.

Việt Nam và Anh có nhiều tiềm năng hợp tác trong khuôn khổ ASEAN trên nhiều lĩnh vực ở cả ba cộng đồng: Chính trị - An ninh, Kinh tế và Văn hóa và Xã hội. Rất nhiều lĩnh vực hợp tác song phương giữa hai nước cũng là ưu tiên chung của ASEAN như thúc đẩy hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ; an ninh hàng hải; phòng ngừa xung đột; mua bán người; phụ nữ đối với hòa bình và an ninh; vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh; BĐKH; và bảo vệ môi trường.

Về kinh tế, thúc đẩy thương mại tự do, xây dựng các khuôn khổ về hợp tác đầu tư, bảo đảm chuỗi cung ứng bền bỉ sẽ là những nội dung quan trọng trong bối cảnh Anh mới ra khỏi Liên minh châu Âu và dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Hiện Anh đã đề nghị gia nhập CPTPP (2/2021), trong đó có Việt Nam và ba nước ASEAN khác là thành viên. Hợp tác giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ cũng là những thế mạnh và tiềm năng mà hai bên cần tiếp tục thúc đẩy khi Anh trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Lãnh đạo TP. Cần Thơ, Tổng Lãnh sự Đức tại TP. Hồ Chí Minh trao đổi về thích ứng với biến đổi khí hậu Lãnh đạo TP. Cần Thơ, Tổng Lãnh sự Đức tại TP. Hồ Chí Minh trao đổi về thích ứng với biến đổi khí hậu
ActionAid Việt Nam triển khai dự án chuyển đổi năng lượng và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL ActionAid Việt Nam triển khai dự án chuyển đổi năng lượng và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Theo Phạm Hằng/Báo Quốc tế
Nguồn:

Tin bài liên quan

CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững

CARE hỗ trợ người dân Hòa Bình phát triển cây gai xanh bền vững

Nhờ sự hỗ trợ từ tổ chức CARE International tại Việt Nam (CARE), dự án “Tiến về phía trước” đang mang lại những thay đổi rõ rệt trong sinh kế của người dân xóm Lạng (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), thông qua việc phát triển mô hình trồng và chế biến cây gai xanh - loại cây trồng chủ lực tại địa phương.
Thúc đẩy ứng dụng khoa học – công nghệ vào phòng chống thiên tai

Thúc đẩy ứng dụng khoa học – công nghệ vào phòng chống thiên tai

Ngày 13/05, tại Hà Nam, hưởng ứng tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam”.
Australia hỗ trợ 2 triệu đô la Úc cho các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Australia hỗ trợ 2 triệu đô la Úc cho các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Ngày 13/5, chương trình Aus4Innovation của chính phủ Australia đã chính thức công bố Vòng tài trợ thứ 5 của Quỹ tài trợ Đối tác Đổi mới sáng tạo với tổng ngân sách hỗ trợ 2 triệu đô la Úc.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, không chờ động thái từ Mỹ; Israel đối mặt nguy cơ bị cô lập vì chiến dịch ở Gaza; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 21/5.
Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sáng 21/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Hải Phòng thúc đẩy hợp tác Việt - Hàn trong công nghệ và nhân lực chất lượng cao

Hải Phòng thúc đẩy hợp tác Việt - Hàn trong công nghệ và nhân lực chất lượng cao

Ngày 20/5, Sở Ngoại vụ Hải Phòng phối hợp Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng và Hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng (KOCHAM Hải Phòng) tổ chức tọa đàm “Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại thành phố Hải Phòng”. Sự kiện nhằm tăng cường kết nối, tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao và phát triển nguồn nhân lực.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Ngày 19/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam để khảo sát tình hình phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông đã đến làm việc tại Công ty TNHH Tập đoàn Vòng bi Lạc Dương, Chùa Bạch Mã và Hang đá Long Môn – những địa danh tiêu biểu cho cả “sức mạnh cứng” trong sản xuất chế tạo và “sức mạnh mềm” của di sản văn hóa Trung Hoa.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sắp thăm Việt Nam

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sắp thăm Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25 đến ngày 27/5/2025.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới